Made in USA: Tham quan nhà máy sản xuất Moto X của Motorola

Vietfones

New Member
Ðề: Made in USA: Tham quan nhà máy sản xuất Moto X của Motorola

Công nhận Samsung đem lại nhiều thay đổi rõ rệt cho bà con Bắc ninh, nhà máy ở Phổ Yên mà hoàn thành chắc cũng sẽ cải thiện đời sống bà con Thái nguyên như vậy. Nước mình còn nghèo, công việc lao động tay chân dư thừa nhiều, ai mở nhà máy ở VN mà hỗ trợ đời sống tạo công ăn việc làm đều ủng hộ cả chứ ko nói gì riêng Samsung.
P/S: Lần đầu tiên nhìn cận cảnh nhà máy sx điện thoại như vầy. Cảm ơn chủ thớt nhá.
 
Ðề: Re: Made in USA: Tham quan nhà máy sản xuất Moto X của Motorola

Chào bác Gameone: cám ơn bác đã trả lời trong topic này
1. Đúng là Samsung sử dụng rất nhiều lao động chân tay giản đơn, nhưng lương cho công nhân không phải là 2-3 triệu đâu. Thấp nhất cũng 4-5 triệu rồi, công nhân làm việc cho Samsung không phải ở trọ vì hàng ngày có xe bus của Samsung đến đón họ từ nhà tới chỗ làm việc. Bác có thể tham quan bãi đỗ xe của Samsung, số lượng xe bus trong nhà máy của họ còn nhiều hơn bến xe Lương Yên- Hà Nội. 4-5 triệu nói không đủ sống thì không phải, công nhân không phải thuê nhà trọ, họ ăn cơm ở nhà họ do họ tự nấu, và giờ có rất nhiều các em công nhân đang mong muốn được samsung bóc lột đó.

Hiện tại trình độ người lao động nước ta chưa thể nâng cao để làm các công việc có nhiều giá trị gia tăng ngay được (nhìn xem intel khi đầu từ vào tp Hồ Chí Minh họ có tuyển đủ lao động không?). Và trước khi họ đạt đến trình độ tay nghề tạo ra nhiêu giá trị thặng dư hơn nhà nước cần tạo việc làm cho họ. Trong bối cảnh kinh tế ảm đạm và nhiều doanh nghiệp phá sản như hiện nay, cần bao nhiêu công ty để tạo việc làm cho 60.000 lao động?
(30k tại nhà máy Bắc Ninh +30k tại nhà máy Thái Nguyên).
Bất kì chính phủ nào cũng lo lắng về con số thất nghiệp, thất nghiệp sẽ tạo ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm như trộm cướp ma túy, đĩ điếm (đọc báo sẽ hiểu khi kinh tế ảm đạm nạn cướp giật, đâm chém gia tăng khó kiểm soát). Nên chính phủ đã giành rất nhiều ưu đãi cho Samsung!

Không biết bạn đã đi làm chưa nhưng viễn cảnh bạn phân tích thật sự rất khách quan. Nếu bạn biết, con số 4-5 triệu là mức lương mơ ước của sinh viên mới ra trường và của nhân viên viên hành chính là nước. Làm công nhân mà được với mức lương đó công với ưu đãi mà bạn nói thì chắc sẽ có nhiều người bỏ việc về đó làm lắm.

"Ngoài ra, ông Vũ Mạnh Phú, Giám đốc sở Tài chính Thái Nguyên thông tin thêm khi công ty Samsung đi vào sản xuất sẽ giải quyết được 20.000 lao động địa phương với mức lương bình quân mỗi người khoảng 3 triệu đồng/tháng."

3 triệu đó là phải làm tăng ca buổi tối chủ nhật công thêm với việc chịu sự đánh đập nhục mạ bỏ phải bỏ đi lòng tự trọng của con người mà có.

Thái Nguyên giải trình ưu đãi dành cho dự án tỷ đô Samsung - VnExpress Kinh Doanh

Còn việc bạn nói không tốn tiền ăn, tiền trọ và có xe đưa rước là sai lầm. Bởi mật độ dân số Thái Nguyên rất thấp nên khu dân cư gần nhất cũng không thể cung cấp đủ lượng nhân viên. Điều đó thúc đẩy người dân phải thuê chỗ ở gần nơi làm việc. Còn việc cơm nước thì bạn khỏi lo bởi nhà máy nào cũng cung cấp đồ ăn ăn cho công nhân hết rồi. Còn xe buýt đưa đón nhân viên thì ở đâu mà không có nhưng vấn đề là nó chẳng thấm tháp bao nhiêu so với số thực thôi. Thứ nhất là không đủ bao quát hết thành phố, thứ 2 không đủ số lượng. Với 35k người đi xe 50 chỗ thì phải mất 700 lược. Về hoạch định mà nói không ai đầu tư nhiều như vậy chỉ để đưa đi đón về cả.

Còn việc không có Samsung thì vẫn có nhà đầu tư khác vào Việt Nam. Điển như không phải vào Thái Nguyên mà vào TP.HCM, tuy quy mô không lớn nhưng số lượng lại rất đông đảo. Như hàng năm hơn 200k người vào HCM để làm việc. Thêm nữa nhà máy của Samsung chẳng cải thiện được tình hình xã hội đâu, bởi hầu hết vấn đề xảy ra đối với dân nhập cư là công nhân tới làm việc hình thành nên các khu ổ chuột. Mà tệ nạn xã hội chỉ xảy ra ở những nơi dân cư đông đúc sống trong điều kiện thiếu thốn thôi. Và Samsung có lẽ đang sẽ thể hiện điều đó.

Đúng là nhiều người kinh doanh apple giàu lên, nhưng bác bảo cái đó tạo ra giá trị gia tăng thì phải xem lại. Tiền đó chỉ chảy từ túi người Việt này sang túi người Việt khác mà thôi. Mà điều khó chịu ở chỗ nó chảy 1 đồng từ túi người Việt này sang túi người Việt khác kinh doanh Appple, thì nó chảy 10 đồng sang nước Tư bản Mỹ

Cái ý này là sao đây, giá trị gia tăng VAT là một loại thuế hay bạn muốn nói về giá trị thăng dư. Và hình như bạn không hiểu lắm giá trị thặng dư. Nói đơn giản bạn có biết tại sau Iphone giá chỉ 500$ tương đương 10tr nhưng khi về Vn bán 17-18tr cho bản quốc tế không. Cái 7-8tr đó dùng để trả những khoảng như vận chuyển, tiền thuê để mở nơi bày bán, tiền thuê lao động. Còn dư đó chính là giá trị thặng dư. Bạn sẽ thấy ngoài 500$ ban đầu thì còn lại hoàn toàn là của Việt Nam. Còn bạn nói 10 đồng qua Mỹ 1 đồng Việt Nam thì điều đó dùng để miêu ta chi phí nhân công của 1 sản phẩm, mà trên thực tế làm gì được 1 đồng. Mà đó chỉ là bán máy thôi chưa nói đến kinh doanh phụ kiện hay dịch vụ cài đặt.

2. Còn công nhân Samsung họ làm ra sản phẩm để Samsung xuất khẩu, và mỗi tháng 60k nhân viên đó LÀM RA ít nhất 240 tỉ (lương thấp nhất 4 triệu/người/tháng)=22 triệu USD đó. Một năm là 22 x 12=$264Triệu và nhiều dịch vụ khác nhà máy của samsung phải mua của người Việt. Con số này sẽ còn gia tăng và kéo dài khi Samsung chiến thắng các đối thủ khác.

3. Nhà máy samsung tại Thái Nguyên em không biết có hiện đại hay không, nhưng trị giá đầu tư của nó tới 2 tỉ USD. Một bên là Apple chỉ chăm chăm mang tiền của người Việt về nước (đến bảng quảng cáo nó còn in ở Singapore thì biết rồi đấy) một bên là Samsung bác là thủ tướng bác chọn ai? và mong cho ai chiến thắng trong cuộc đua này?

Cái này mình chịu thua không biết bạn tính sao được con số đó. với 4tr như bạn nói và cho luôn tỉ giá mơ ước USD là 20k thì cũng khoảng 12 triệu USD 1 năm 144 triệu chứ làm gì 264tr. Mà cho dù có như vậy đi nữa thì điều đó nói lên đc việc gì. 60k dân Việt Nam chỉ tạo đc bấy nhiêu lợi nhuận thôi sao. Và nếu có điều kiện bác có thể mua sách "Dạy con làm giàu" về đọc , trong đó có khái niệm ông chủ chỉ trả lương đủ cho nhân viên khỏi nghĩ việc thôi chứ không hề hào phóng đâu, nếu nó mà độc quyền có khi giảm lương chứ không tăng đâu.

Vâng nếu mình là thủ tướng mình sẽ chọn hãng nào mang lại chất lượng chứ không phải số lượng. Bạn sẽ thấy ngoài ông chủ chẳng có nước nào người dân giàu nhờ vào gia công sản phẩm đâu. Điển hình như TQ hầu như ai cũng có mức sống dưới trung bình. Và thay vào đó những nước như Thụy Sĩ, Singapore chẳng cần gia công gì mà vẫn giàu. Nên trong ngắn hạn thì việc này có vẻ hay lắm nhưng dài lâu sẽ suy thoái cả 1 thế hệ.
 

bandc

New Member
Bác gameone: rất vui khi nhận được trả lời của bác. Không hiểu việc em đi làm hay chưa thì ảnh hưởng gì đến những gì em nói trong topic này không? em đi làm hơn 10 năm rồi. Bắt đầu từ trồng lúa, rồi xe ôm, massage dạo, công nhân khu công nghiệp, rảnh rỗi vào hdvietnam chơi có cái đầu ztv xem youporn và HDviet quả là một thú vui tao nhã.

Mức lương 3 triệu đó là mức lương cơ bản, ngoài ra công nhân họ còn nhiều khoản tiền thưởng nữa, cộng lại không dưới 4 triệu đâu. Em làm xe ôm tại khu công nghiệp quen nhiều em công nhân ở đó nên em biết. Họ cũng không bị đối sử tệ đâu hôm nào bác về Bắc Ninh chơi, em dẫn đi gặp các em công nhân làm việc ở đó cho biết link tham khảo bên dưới
công nhân Lao Động Cho SAMSUNG VIỆT NAM | Các tỉnh lân cận Hà Nội | Chợ Tốt Việt Nam | chotot.vn

Để biết mức lương 3 triệu nó cao thấp ra sao thì em nông dân tính thế này nhé. 3 triệu x 12thang=36 triệu=1500 USD/năm cao hơn GDP bình quân nước nam ta đấy.

Một trong những thước đo sức mạnh nền kinh tế đó là dự trữ ngoại tệ, nước Tàu có dự trữ USD nhiều nhất vì vậy nền kinh tế của nó cũng rất mạnh. Người Việt khi buôn bán cái điện thoại apple đành rằng có lãi, nhưng nếu không có điện thoại apple họ sẽ buôn bán điện thoại samsung chẳng hạn, vẫn có lãi thôi. Nhưng cái lãi đó em nói rồi nó như buôn bán bất động sản vậy, tiền nó chỉ chảy từ túi người này sang túi người khác, giá trị gia tăng rất rất ít.

Việc buôn bán điện thoại apple cũng như bất kì điện thoại nào khác không làm tăng dự trữ ngoại tệ của nước Nam ta ngược lại Đô la chảy ra nước ngoài. Trong khi đó công nhân samsung cũng như nhiều công nhân may mặc khác họ đang làm ra sản phẩm xuất khẩu và họ được trả lương từ tiền xuất khẩu đó (dù là phần nhỏ so với lợi nhuận chủ xưởng có được). Họ đều đáng được trân trọng và là nguồn lực quý mà Samsung giúp chính phủ khai thác để tăng nguồn dự trữ ngoại tệ.


Còn em nói rồi, nước ta thừa nhiều lao động trình độ lại không cao không có việc làm thì chính phủ quả là đau đầu. Thôi em đi xem youporn đã, lát nữa nói tiếp nhỉ. Rất vui được nghe ý kiến của bác!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: Made in USA: Tham quan nhà máy sản xuất Moto X của Motorola

Đi làm hay chưa và làm việc gì sẽ thể hiện tầm nhìn, hiểu biết và chiến lược của bạn đối với thị trường lao động Việt Nam như thế nào. Và tin tuyển dụng của bạn, không lẽ bạn thật sự tin mức lương đó có thật hay sao. Dựa vào bảng lương, mình không thể tính ra được con số thấp nhất là 4 triệu mà người lao động nhận được diễn biến liên tục cả 12 tháng sau khi trừ đi những chi phí bắc buộc cả. Ngoại trừ ngày nào cũng tăng ca và làm cả ngày nghĩ, nhưng trên thực tế điều này chỉ có thể diễn ra với số lượng ít và chỉ 1-2 tháng thôi.

GDP bình quân thể hiện tổng sản phẩm quốc gia trên đầu người. Nên nếu làm ít thì chỉ số ít thôi đó là điều hiển nhiên. Nhưng vấn đề đó là mức lương đó chỉ giúp con người ta tồn tại chứ không phải là sống. Và trong tương lai con số này có thể tăng lên không. Chắc chắn là không điều này đã được chứng minh, khi chi phí lao động tăng cao họ sẽ chuyển sang nơi khác sản xuất. Bởi nguyên tắc cơ bản của nhà sản xuất là chi phí đầu vô nhỏ nhất tạo ra đầu ra lớn nhất.

Một trong những thước đo sức mạnh nền kinh tế đó là dự trữ ngoại tệ, nước Tàu có dự trữ USD nhiều nhất vì vậy nền kinh tế của nó cũng rất mạnh.

Mình không thấy liên quan gì cả, dự trữ ngoại hối nhằm mục đích điều chỉnh giá nội tệ thôi. Và dù nó giàu nhưng dân nó không giàu, điều đó ai cần chứ. Nên xếp hạng những nơi đáng sống nhất trên thế giới thì lúc nào nó cũng nằm dưới 50.

Người Việt khi buôn bán cái điện thoại apple đành rằng có lãi, nhưng nếu không có điện thoại apple họ sẽ buôn bán điện thoại samsung chẳng hạn, vẫn có lãi thôi.

Hình như bạn quên một điều chính Apple tạo ra xu hướng như smartphone. Người tiêu dùng không phải đơn giản không có cái này thì mua cái khác đâu. Nếu như theo bạn thì tại sao bây giờ người ta không mở cửa hàng chuyên về Samsung mà cùng lắm chỉ chuyên về Andriod thôi. Nhứ thất nói về kinh doanh phụ kiện đó là lĩnh vực được hợp thức hóa đối với Apple từ lâu, nên có thể dễ thấy rất nhiều sản phẩm cao cấp tích hợp dock cắm của Apple, thứ 2 về phần mêm không bổng dưng dù chỉ chiếm khoảng 20% thị phần nhưng lại chiếm hơn 1/2 lợi nhuận. Bởi vì sản phẩm Android dễ bị hack và người ta không muốn trả tiền để mua sản phẩm miễn phí cả. Hệ quả cho thấy, lúc nào nhà phát triển cũng ưu tiên phát triển cho Apple thậm chí không làm trên Android. Và điều này ở Vn cũng vậy, bạn có thể mở cửa hàng cài App bản quyền cho Iphone nhưng nếu là Android thì hoàn toàn không nên.

Thêm nữa những sản phẩm của Apple là duy nhất, nên mấy Apple là mất hết. Còn ngược lại đối với Samsung dễ tìm các sản phẩm thay thế của nhà sản xuất khác chất lượng tương đương và cao hơn rất nhiều.
Nhưng cái lãi đó em nói rồi nó như buôn bán bất động sản vậy, tiền nó chỉ chảy từ túi người này sang túi người khác, giá trị gia tăng rất rất ít.

Không lẽ trước h bạn nghĩ là ở VN chỉ có 1 cục tiền và nó chỉ được chuyển qua chuyển lại thôi sao. Điều đó đúng nhưng chỉ đối với trong sòng bạt mà thôi. Để chứng minh điều này đã có chỉ số người ta gọi là lạm phát. Thêm nữa bạn phải biết khái niệm tài chính - tiền tệ như thế nào. Tiền tệ do được trao tay nhiều lần hình thành nên tài chính. Và tài chính tạo thêm tiền cho nền kinh tế mới hình thành nên lạm pháp. Và nhà nước lúc nào cũng in tiền liên tục cho phù hợp chỉ số đó. Điều này làm cho nền kinh tế quốc gia giàu mạnh.đó. Nói điều này cho dễ hiểu, người lao động đóng góp dưới 20$ cho sản phẩm nhưng nếu nhà buôn mua về thì giá cả thể tăng thêm giá trị khoảng 300$. Chính vì vậy mới hình thành nên những nhà phân phối mặc nhiên không sản xuất nhưng họ lại thu về rất nhiều.
Việc buôn bán điện thoại apple cũng như bất kì điện thoại nào khác không làm tăng dự trữ ngoại tệ của nước Nam ta ngược lại Đô la chảy ra nước ngoài. Trong khi đó công nhân samsung cũng như nhiều công nhân may mặc khác họ đang làm ra sản phẩm xuất khẩu và họ được trả lương từ tiền xuất khẩu đó (dù là phần nhỏ so với lợi nhuận chủ xưởng có được). Họ đều đáng được trân trọng và là nguồn lực quý mà Samsung giúp chính phủ khai thác để tăng nguồn dự trữ ngoại tệ.

Như tính ở trên, lương công nhân khoảng 300 triệu đô. Và đó là tất cả bởi họ sẽ xuất khẩu ngược sản phẩm ra nước ngoài, và Vn có nhận được gì không. Cỏn Apple mua 500 bán 800. Và 300$ yên tâm nó không ngồi một chỗ đâu bởi nói sẽ phân đều ra cho nền kinh tế. Chắc bạn cũng nghe là "phi tương bất phú" rồi chứ.

Nói tóm lại:

Bạn nên hiểu quan hệ giữa người lao động và ông chủ mình theo định nghĩa là stakeholder. Là người nắm giữ lợi ích của nhau. Chứ không phải Samsung là tổ chức từ thiện, nó thấy Vn nghèo vừa tạo công ăn việc làm vừa giúp phát triển kinh tế đâu. Thêm nữa bạn chỉ quan tâm Samsung giúp người Việt Nam thì họ là cha là mẹ là đấng sinh thành, còn mấy công ty khác thì nên chết hết không cần quan tâm đến quốc gia người lao động của họ sao. Có câu này bạn nên biết:

"Đức mọn mà ngồi ghế cao, tài hèn mà mưu việc lớn"

Những điều ở trên cho thấy bạn đúng với khái niệm đầu rồi, còn cái cái sau đúng hay không bạn phải tự kiểm chứng.
 

bandc

New Member
Vừa xem xong phim battleship xong, hdviet quả là một kho phim hay tiếc là em biết hdviet muộn quá. Định đi ngủ mà không ngủ được mò vào đây có bác gameone cùng nói chuyện thật là một niềm vui nho nhỏ đến giữa đêm khuya.
1. Em thấy bác gameone ở miền nam, hôm nào ra bắc chơi, ghé Bắc Ninh chơi thì vui quá. Em sẽ dần bác đi gặp các khách quen đi xe ôm của em. Họ đang làm việc cho Samsung và thu nhập khá tốt, bác nói chuyện với họ thì sẽ có phần nào hình dung thu nhập của công nhân samsung. Thu nhập đó thì không phải là cao, nhưng đủ trang trải cuộc sống của họ và nếu họ tiết kiệm cũng để giành ra được một chút phòng khi ốm đau, mà ốm nặng quá thì có bảo hiểm y tế rồi, còn ung thư không đủ tiền chữa thì đó là vận số rồi, đến tỉ phú như anh Steve Job mà gặp ung thư cũng như người nghèo Việt nam thôi.
2. Trừ những nước quá nhiều tài nguyên ra, thì với bất cứ nền kinh tế nào muốn người dân sung sướng, đất nước hùng mạnh, nền kinh tế đó phải sản xuất ra nhiều của cải (có thể là của cái vật chất, hoặc của cải trí tuệ, hoặc của cải nghệ thuật hoặc các loại của cải khác nữa). Ngắn gọn lại thì sản xuất luôn là cái gốc của nền kinh tế, nếu người Việt mua nhiều điện thoại iphone và máy tính bảng ipad rồi làm ra nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ trí tuệ đem xuất khẩu lấy USD về cho bản thân thì đó quả thật là một tin mừng cho nước nam ta. Nhưng rất tiếc em chưa thấy iphone và ipad giúp nước nam ta sản xuất ra của cải gì có thể xuất khẩu thu đô la về cả.
3. Bác nói rằng dự trữ ngoại chỉ làm cho quốc gia giàu mà không làm cho dân giàu thì cần xem xét lại. Chỉ cần nhìn vào khía cạnh quốc phòng thôi ta sẽ thấy rằng người dân muốn yên tâm làm giàu thì quốc gia đó phải có nền quốc phòng vững mạnh để bảo vệ lợi ích quốc gia và trong đó bao hàm luôn lợi ích của từng công dân của quốc gia đó. Thử hỏi không có dự trữ USD dồi dào thì chính phủ lấy đâu tiền mua tàu ngầm về phòng thủ? tiền đâu mua máy bay về giữ bầu trời bình yên cho bà con yên tâm làm kinh tế? tiền đâu mua tàu chiến về giữ biển cho bà con ngư dân yên tâm đi đánh cá? hoặc muốn sản suất súng ống cũng phải dùng USD đi mua công nghệ nguyên liệu về sản xuất chứ? hoặc nếu không muốn bỏ tiền ra mua thì phải có nền SẢN XUẤT thật mạnh để tự làm ra mọi thứ? một lần nữa SẢN XUẤT là cái gốc của nền kinh tế.
4. Samsung nó không đi làm từ thiện cho Việt nam đây là sự hợp tác hai bên cùng có lợi, nên làm quá đi chứ. Nó có rời đi em trong tương lai gần hay không em không biết, nhưng khi nó đầu tư gần 3 tỉ USD vào các nhà máy ở Việt nam thì đó không thể là một dự án ngắn hạn được. Ăn cây nào rào cây ấy, samsung nó làm lợi cho ta thì lợi ích của nó gắn với lợi ích của chúng ta rồi, ta mong nó phát triển là đương nhiên, nó mà phá sản nó giải tán nhà máy thì 60k công nhân kia chính phủ giải quyết kiểu gì ạ?
5. Lợi ích luôn là vấn đề quan trọng nhất trong mọi quan hệ giữa các quốc gia, chứ không phải chuyện đức mỏng, tài hèn gì ở đây. Hợp tác chỉ diễn ra nếu hai bên cùng có lợi, nếu không hợp tác được thì phải cạnh tranh, mà cạnh tranh thì ta được nó thua, nó được thì ta phải mất chứ? Apple và Samsung đang giành được miếng bánh thị phần to nhất và đang tiếp tục to ra thì thằng nokia, HTC, Blackberry phải ra đi chứ? Một ví dụ gần hơn là mấy thằng nuôi tôm với nuôi basa Mỹ cũng đâu có thương gì dân nghèo nuôi cá nuôi tôm Việt nam, nó tìm mọi cách ngăn không cho tôm và cá Việt nam xuất qua Mỹ đấy. Dù biết rằng làm vậy thì nông dân Việt nam gặp rất nhiều khó khăn mà có thể phá sản đấy chứ không phải chỉ thất nghiệp không đâu!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

VThanhgtvt

Well-Known Member
Ðề: Made in USA: Tham quan nhà máy sản xuất Moto X của Motorola

Made in USA ...
 
Ðề: Re: Made in USA: Tham quan nhà máy sản xuất Moto X của Motorola

2. Trừ những nước quá nhiều tài nguyên ra, thì với bất cứ nền kinh tế nào muốn người dân sung sướng, đất nước hùng mạnh, nền kinh tế đó phải sản xuất ra nhiều của cải (có thể là của cái vật chất, hoặc của cải trí tuệ, hoặc của cải nghệ thuật hoặc các loại của cải khác nữa). Ngắn gọn lại thì sản xuất luôn là cái gốc của nền kinh tế, nếu người Việt mua nhiều điện thoại iphone và máy tính bảng ipad rồi làm ra nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ trí tuệ đem xuất khẩu lấy USD về cho bản thân thì đó quả thật là một tin mừng cho nước nam ta. Nhưng rất tiếc em chưa thấy iphone và ipad giúp nước nam ta sản xuất ra của cải gì có thể xuất khẩu thu đô la về cả.
Hình như bạn không biết về tăng trưởng quốc gia dựa vào tiêu dùng nội địa. Đó mới là nền tản thực sự của quốc gia. Những công ty lớn nhất Việt Nam đều dựa trên lĩnh vực này, điển hình như Vincom, VNPT, Vinamilk, hay FPT. Và Nhật Bản cũng là chuyên gia trong việc làm này với những cty chỉ phục vụ trong nước nhưng lại là nền xương sống của cả hệ thống kinh tết.
3. Bác nói rằng dự trữ ngoại chỉ làm cho quốc gia giàu mà không làm cho dân giàu thì cần xem xét lại. Chỉ cần nhìn vào khía cạnh quốc phòng thôi ta sẽ thấy rằng người dân muốn yên tâm làm giàu thì quốc gia đó phải có nền quốc phòng vững mạnh để bảo vệ lợi ích quốc gia và trong đó bao hàm luôn lợi ích của từng công dân của quốc gia đó. Thử hỏi không có dự trữ USD dồi dào thì chính phủ lấy đâu tiền mua tàu ngầm về phòng thủ? tiền đâu mua máy bay về giữ bầu trời bình yên cho bà con yên tâm làm kinh tế? tiền đâu mua tàu chiến về giữ biển cho bà con ngư dân yên tâm đi đánh cá? hoặc muốn sản suất súng ống cũng phải dùng USD đi mua công nghệ nguyên liệu về sản xuất chứ? hoặc nếu không muốn bỏ tiền ra mua thì phải có nền SẢN XUẤT thật mạnh để tự làm ra mọi thứ? một lần nữa SẢN XUẤT là cái gốc của nền kinh tế.

Lại USD, hình như bạn đang bị ám ảnh bởi vấn đề này. USD chỉ là một dạng tài sản chứ không phải tất cả tài sản. Như bác có 1 tỷ VNĐ và 1 người khác có 800 triệu và 10k đô. Và cả 2 đều giàu bằng nhau, mặc nhiên với USD thì dễ mua hơn nhưng không phải là VNĐ không mua được. Và vai trò chủ yếu của USD là dùng để bảo về trị giá đồng tiền quốc gia, bằng cách mua vô bán ra sẽ khiến tỉ giá đồng tiền tăng giảm. Mà dự trữ ngoại hối nhiều hay không là do bản chất của nền kinh tế phụ thuộc điều gì, giống như Hàn Quốc, Hồng Kong, Singapore hay Đài Loan đều có dự trữ lớn hơn Anh, Pháp, Đức nhưng về năng lực mọi thứ sản phẩm đến quốc phòng làm sau bằng mấy nước này được. An ninh quốc phòng có được bảo đảm hay không thì phụ thuộc vào ngành sản xuất vũ khí trong nước, mua thì cũng được đó nhưng vấn đề là ai bán và bán bao nhiêu. Giống như Nato sẽ không bán cho Việt Nam dù có đưa cả núi tiền, còn Trung Quốc hay Nga thì bán với số lượng hạn chế.

Có ví dụ vui thế này cho dù cả nước đi làm công nhân đề lắp ráp thì hàng năm chỉ thu về 60 tỉ đô. Với số tiền đó sau khi trừ các khoảng chi phi thì bạn nghĩ xem mua được cái gì. Cho nên lĩnh vực này không có thì làm, chứ bình thường chẳng nước nào muốn dân mình làm cái nghề này.

4. Samsung nó không đi làm từ thiện cho Việt nam đây là sự hợp tác hai bên cùng có lợi, nên làm quá đi chứ. Nó có rời đi em trong tương lai gần hay không em không biết, nhưng khi nó đầu tư gần 3 tỉ USD vào các nhà máy ở Việt nam thì đó không thể là một dự án ngắn hạn được. Ăn cây nào rào cây ấy, samsung nó làm lợi cho ta thì lợi ích của nó gắn với lợi ích của chúng ta rồi, ta mong nó phát triển là đương nhiên, nó mà phá sản nó giải tán nhà máy thì 60k công nhân kia chính phủ giải quyết kiểu gì ạ?

Cái đó bạn chẳng cần lo, một khi Samsung biến mất miến bánh thì phần sẽ được các công ty khác dành. Lợi ích của nó là ngắn hạng thì lợi ích của mình cũng vậy thôi. Với dân số vàng bạn nghĩ sẽ trụ được bao lâu, khoảng 30 - 40 năm nữa những người công nhân đó sẽ trở thành gánh nặng của xã hội. Thế hệ trẻ sẽ không đủ sức đế gánh vác nền kinh tế lúc đó khủng hoàng sẽ xảy ra. Như Nhật Bản dù ở thời đại dân số vàng họ đã tạo ra rất nhiều của cải nhưng chính phủ vẫn sợ không thể cung cấp an sinh cho họ trong vai chục năm nữa.

5. Lợi ích luôn là vấn đề quan trọng nhất trong mọi quan hệ giữa các quốc gia, chứ không phải chuyện đức mỏng, tài hèn gì ở đây. Hợp tác chỉ diễn ra nếu hai bên cùng có lợi, nếu không hợp tác được thì phải cạnh tranh, mà cạnh tranh thì ta được nó thua, nó được thì ta phải mất chứ? Apple và Samsung đang giành được miếng bánh thị phần to nhất và đang tiếp tục to ra thì thằng nokia, HTC, Blackberry phải ra đi chứ? Một ví dụ gần hơn là mấy thằng nuôi tôm với nuôi basa Mỹ cũng đâu có thương gì dân nghèo nuôi cá nuôi tôm Việt nam, nó tìm mọi cách ngăn không cho tôm và cá Việt nam xuất qua Mỹ đấy. Dù biết rằng làm vậy thì nông dân Việt nam gặp rất nhiều khó khăn mà có thể phá sản đấy chứ không phải chỉ thất nghiệp không đâu!

Họ cấm không phải ghét dân Việt mà bởi vì họ phải bảo về chính người dân của mình. Chi phí nuôi trồng ở Việt Nam rẽ nên bán sẽ rẻ hơn sản phẩm bản sứ như vậy khiến doanh nghiệp của họ phá sản và quốc gia nào cũng bảo hộ nền kinh tế của mình trước nước khác không riêng gì Mỹ đâu. Lợi ích đúng là quan trọng, nhưng phải dựa trên nền tảng đạo đức với pháp luật. Chứ với việc bất chấp người khác chỉ quan tâm mình có khác nào CƯỚP, với LÊ VĂN LUYỆN không.

Còn vấn đề này nữa, bạn nhấn mạnh vào sản xuất nhưng lại không biết rằng sản xuất chỉ là nền tảng quốc gia khi nó là của công ty quốc gia. Chứ nếu chỉ lắp ráp cho công ty nước ngoài thì sau khi nhận được lương thì sản phẩm vẫn là của họ và họ có thể đem bán bất cứ đâu. Giả sử viễn cảnh trong tương lai khi tất cả công ty trên thế giới loại bỏ dây truyền sản xuất tại Việt Nam chuyển sang nước khác, thì chúng ta chẳng còn gì cả. Còn nếu cty Việt Nam chuyển sang nước khác thì sản phẩm vẫn là của Việt Nam họ có thể bán và tạo lợi nhuận.

Cuối cùng mình khẳng định một điều. Ở đây mình không phải tranh luận quan điểm cá nhân, mà đó là vấn đề mà nhiều chuyên gia kinh tế nhà nước đã đề cập bấy lâu nay rồi. Nếu bạn chỉ quan tâm liệu có khách để đi xe hay không hay thu nhập hôm nay như thế nào thì mình không can thiệp. Nhưng mình khuyên bạn nên tham gia một lớp học kinh tế nào đó, chứ đừng đem suy nghĩ cá nhân trở thành đính hướng chuẩn mực cho nền kinh tế.
 

bandc

New Member
chào bác gameone
Vâng cám ơn bác đã có lời khuyên, khi nào rảnh em đi sẽ đi học một lớp kinh tế
Còn giờ phải tập trung kiếm tiền nuôi vợ con đã. Em xin dừng tranh luận trong topic này
 
Bên trên