Thật lạ là trong sự kiện CES hồi đầu năm vừa rồi, Sony không hề có bất cứ một sản phẩm mới về smartphone hay bất kì động thái "nhấn nhá" nào ngoại trừ bài phát biểu của COO Mike Fasulo.
Công ty Nhật Bản góp phần định hướng chiến lược sản xuất các thiết bị điện tử những năm 90 dường nhu đang có xu hướng phát triển chậm lại và có kế hoạch tập trung vào sản phẩm của mình nhiều hơn. Nếu như trong vài năm trước, chiến lược của Sony là đầu tư mạnh trải dài từ phân khúc điện thoại cao cấp cho đến bình dân thì với năm nay, suy nghĩ của hãng đang có sự thay đổi lớn.
Một phần lý do có thể kể đến là nhiều sản phẩm không đạt được thành công như mong đợi. Bởi mỗi kì CES, các sản phẩm được Sony giới thiệu không đạt được những gì mà hãng kì vọng, thậm chí đến đến hết kì mùa xuân, nhiều dòng Xperia mới hay máy nghe nhạc Hi-res vẫn chưa tạo được sức hút trên thị trường. Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2014, Sony đánh dấu mức thua lỗ 2,14 tỷ USD, gấp 5 lần dự đoán và phải sa thải 1000 nhân viên, bán mảng máy tính xách tay VAIO nhằm thực thi các chính sách cải tổ, tập trung nguồn lực vào các mảng có lợi nhuận cao hơn. Chính điều này đã làm cho hãng e dè nếu như tiếp tục phải ra sức lên kệ những mẫu smartphone mới trong năm tới. Kết quả kinh doanh trong Q3/FY2015 cũng cho thấy tầm nhìn của Sony là đúng đắn khi mức lãi đạt 201 triệu USD do giảm các hoạt động marketing và dồn nhiều nguồn lực vào phân khúc flagship Z5 series hơn.
Tuy nhiên, không hẳn là Sony chỉ toàn gặp trắc trở. Trong năm tài chính gần đây nhất, mảng sản xuất bán dẫn và thiết bị chơi game PS4 mang lại doanh thu khá lớn cho hãng, đang là tấm nền khá vững chắc để công ty tiếp tục triển khai các dự án mới sau này, phục hồi nhiều mảng sản xuất khác. Nhiều chuyên gia đánh giá cao việc phát triển mạnh mảng cảm biến hình ảnh nhưng cũng đồng thời cân nhắc rằng các mảng khác sẽ ít được quan tâm hơn. Hiện tại, trong Q3/2015, bộ phận sensor đã mang lại lợi nhuận 272 triệu USD trên tổng doanh thu 2,2 tỉ USD trong khi tổng doanh số của máy PS4 trên toàn cầu là 35 triệu máy, nhấn chìm 2 đối thủ là Microsoft và Nintendo trên mảng thiết bị chơi game cầm tay.
Có vẻ như Sony càng giới thiệu nhiều sản phẩm thì hãng lại càng gặp rắc rối nhiều hơn. Liệu thay vì tung ra hàng loạt sản phẩm liên tục để bán hay chuyên môn hoá một nhóm sản phẩm sẽ có ích lợi hơn? Chắc chắn Sony đã có câu trả lời của mình. Mong rằng sắp tới đây, Sony sẽ khôn ngoan và tỉnh táo hơn trong các dự án mới tiếp theo để người dùng không phải thấp thỏm quá nhiều về sự tồn vong cho tượng đài công nghệ này nữa.
Công ty Nhật Bản góp phần định hướng chiến lược sản xuất các thiết bị điện tử những năm 90 dường nhu đang có xu hướng phát triển chậm lại và có kế hoạch tập trung vào sản phẩm của mình nhiều hơn. Nếu như trong vài năm trước, chiến lược của Sony là đầu tư mạnh trải dài từ phân khúc điện thoại cao cấp cho đến bình dân thì với năm nay, suy nghĩ của hãng đang có sự thay đổi lớn.

Một phần lý do có thể kể đến là nhiều sản phẩm không đạt được thành công như mong đợi. Bởi mỗi kì CES, các sản phẩm được Sony giới thiệu không đạt được những gì mà hãng kì vọng, thậm chí đến đến hết kì mùa xuân, nhiều dòng Xperia mới hay máy nghe nhạc Hi-res vẫn chưa tạo được sức hút trên thị trường. Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2014, Sony đánh dấu mức thua lỗ 2,14 tỷ USD, gấp 5 lần dự đoán và phải sa thải 1000 nhân viên, bán mảng máy tính xách tay VAIO nhằm thực thi các chính sách cải tổ, tập trung nguồn lực vào các mảng có lợi nhuận cao hơn. Chính điều này đã làm cho hãng e dè nếu như tiếp tục phải ra sức lên kệ những mẫu smartphone mới trong năm tới. Kết quả kinh doanh trong Q3/FY2015 cũng cho thấy tầm nhìn của Sony là đúng đắn khi mức lãi đạt 201 triệu USD do giảm các hoạt động marketing và dồn nhiều nguồn lực vào phân khúc flagship Z5 series hơn.

Tuy nhiên, không hẳn là Sony chỉ toàn gặp trắc trở. Trong năm tài chính gần đây nhất, mảng sản xuất bán dẫn và thiết bị chơi game PS4 mang lại doanh thu khá lớn cho hãng, đang là tấm nền khá vững chắc để công ty tiếp tục triển khai các dự án mới sau này, phục hồi nhiều mảng sản xuất khác. Nhiều chuyên gia đánh giá cao việc phát triển mạnh mảng cảm biến hình ảnh nhưng cũng đồng thời cân nhắc rằng các mảng khác sẽ ít được quan tâm hơn. Hiện tại, trong Q3/2015, bộ phận sensor đã mang lại lợi nhuận 272 triệu USD trên tổng doanh thu 2,2 tỉ USD trong khi tổng doanh số của máy PS4 trên toàn cầu là 35 triệu máy, nhấn chìm 2 đối thủ là Microsoft và Nintendo trên mảng thiết bị chơi game cầm tay.

Có vẻ như Sony càng giới thiệu nhiều sản phẩm thì hãng lại càng gặp rắc rối nhiều hơn. Liệu thay vì tung ra hàng loạt sản phẩm liên tục để bán hay chuyên môn hoá một nhóm sản phẩm sẽ có ích lợi hơn? Chắc chắn Sony đã có câu trả lời của mình. Mong rằng sắp tới đây, Sony sẽ khôn ngoan và tỉnh táo hơn trong các dự án mới tiếp theo để người dùng không phải thấp thỏm quá nhiều về sự tồn vong cho tượng đài công nghệ này nữa.
Tham khảo: TheVerge