Lượm lặt tin tức năm châu.

cdl

Member
Ðề: Lượm lặt tin tức năm châu.

Phải chi có thêm luật tử hình những ai cố tình lây bệnh hoặc doạ lây bệnh aids cho người khác
 

delldell

Well-Known Member
Ðề: Lượm lặt tin tức năm châu.

Chuyện chỉ có ở chế độ ta:

Cộng điểm cho mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học

Theo quy định tại Thông tư mới của Bộ GD&ĐT, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 nếu thi đại học sẽ được cộng 2 điểm.


Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư 24 sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, thông tư 24 là cụ thể hóa pháp lệnh người công và Nghị định số 31 của Chính phủ đã có hiệu lực từ tháng 4/2013, bổ sung một số đối tượng được ưu tiên.

Theo đó, sẽ bổ sung đối tượng 03 (được cộng 2 điểm) đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, người có công giúp đỡ cách mạng.


"Cần hiểu rằng bà mẹ Việt Nam anh hùng không phải chỉ là những bà cụ 80, 90 tuổi mà những bà mẹ có con đi bộ đội đã hi sinh cũng được xem xét phong tặng. Điều này rất phù hợp để đảm bảo học tập suốt đời. Quy chế tuyển sinh cũng không quy định tuổi dự thi đại học", ông Khôi nói.

Con của Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế và con của người có công giúp đỡ cách mạng được bổ sung vào đối tượng ưu tiên 04, được cộng 2 điểm khi thi đại học.

Thông tư cũng sửa đổi đối tượng ưu tiên “con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945” thuộc đối tượng 04 thành “con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945”.

Thông tư sửa đổi này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/8/2013. Theo ông Khôi, đây cũng là điều mà Bộ đã tính toán để đảm bảo các thí sinh dự thi năm nay, thuộc đối tượng được bổ sung có thể hưởng ngay chính sách, đúng thời điểm các trường công bố điểm trúng tuyển.

Hoàng Thùy (vnexpress)
 

l0ngb0ng

Active Member
Ðề: Lượm lặt tin tức năm châu.

Lại đề nghị tăng giá xăng dầu

Sau lần tăng giá gần đây nhất (ngày 28/6), hiện các doanh nghiệp (DN) xăng dầu đầu mối lại kêu lỗ và xin liên Bộ Tài chính - Công Thương cho phép tăng giá bán.

Cuối tháng 6, một số DN xăng dầu đầu mối lại phát tin vẫn đang lỗ 200 đồng/lít xăng, dầu dù đang được bù lỗ 300 đồng từ Quỹ Bình ổn giá. Đại diện một số DN đầu mối phía Nam cho biết, chiếu theo giá bình quân 30 ngày tính đến 23/6, DN đang lỗ 500 đồng/lít xăng, dầu bán ra.

Tuy nhiên, do đang được bù lỗ 300 đồng từ Quỹ Bình ổn giá nên mức lỗ thực là 200 đồng/lít. Mới đây nhất, Bộ Tài chính đã công bố, số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu đã giảm xuống chỉ còn 55 tỷ đồng từ 756 tỷ đồng tại ngày 30/6/2013, và đây là mức rất thấp. Trong khi đó, tổng lượng xăng tiêu thụ trên thị trường của ta là khoảng 1 tỷ lít/tháng.

Theo chuyên gia Ngô Trí Long, nếu giá xăng tăng dưới 400 đồng/lít sẽ tác động 0,25% vào tốc độ tăng CPI theo tháng của tháng 8 và cộng thêm gián tiếp 0,23% vào tốc độ tăng CPI theo tháng của 2 tháng kế tiếp.

Các chuyên gia cho rằng, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu sẽ chỉ có thể đủ trợ giá tối đa 55 đồng/lít để giảm lỗ cho các đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu trong tháng 7 này. Thêm vào đó, tiền từ Quỹ Bình ổn chắc chắn là không đủ bù lỗ cho các DN xăng dầu đầu mối.

Trong khi đó, trong báo cáo gửi các bô, ngành, các DN xăng dầu đều đồng loạt kêu giá xăng dầu thế giới từ thời điểm tăng giá gần đây nhất (28/6) vẫn liên tục có xu hướng tăng lên. Cụ thể, giá xăng giao tháng 8 trên sàn hàng hóa New York đã tăng mạnh 9 cent, tương ứng với mức 3%, lên 3,02 USD/gallon.

Bản tin chứng khoán ngày 10/7 của công ty chứng khoán TP.HCM cũng cho biết, giá bán buôn Platt bình quân động 30 ngày tại Singapore gần đây cũng cao hơn 1,14-1,95% so với giá trong nước.

Theo giá này, các DN đầu mối lỗ từ 439-480 đồng/lít đối với xăng A92 và 366-395 đồng/lít đối với dầu DO. Còn giá bán buôn Platt bình quân động 10 ngày gần đây cao hơn 1,46-2,39% so với giá trong nước. Theo đó, các DN đầu mối lỗ 419-446 đồng/lít đối với xăng A92 và 523-549 đồng/lít đối với dầu DO.

Như vậy, rất có thể giá xăng dầu sẽ lại phải tăng thêm một lần nữa trong thời gian ngắn. Nhiều khả năng giá xăng dầu sẽ lại được điều chỉnh tăng từ 350-400 đồng/lít xăng.

Nguồn tin từ Tổ điều hành giá xăng dầu hôm qua (12/7) cho biết, việc các DN xăng dầu kêu lỗ gần đây là có thật. Tuy nhiên, điều chỉnh giá xăng dầu hay không chưa thể nói trước thời điểm nào, bởi tăng giá xăng dầu sẽ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chưa kể, các bộ ngành can thiệp bằng công cụ nào cũng cần phải cân nhắc, có thể là giảm thuế, tăng giá hay tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn vẫn chưa thể công bố trước.

Theo phân tích của chuyên gia kinh tế PGS-TS Ngô Trí Long, việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu thêm lần nữa là khó tránh, bởi 70% xăng dầu trong nước phụ thuộc thế giới.

Trong khi đó, số dư của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn quá ít, nếu giá thế giới tiếp tục tăng thì việc tăng giá trong nước là khó tránh. Tuy nhiên, ông Long cũng cảnh báo, mặt hàng xăng dầu đang còn độc quyền, nếu DN cứ xin tăng giá là cho tăng khi mới chỉ có biến động nhẹ sẽ khiến người tiêu dùng chịu thiệt.
THeo Dân Việt​
 

l0ngb0ng

Active Member
Ðề: Lượm lặt tin tức năm châu.

Mặc quần bò Trung Quốc dễ nhiễm bệnh nan y

Có ít nhất 5 nhà máy ở miền Nam Trung Quốc sử dụng công nghệ phun cát để mài quần jean (quần bò). Công nghệ này có liên quan đến một loại bệnh nguy hiểm chết người mang tên silicosis.

Nhu cầu đối với dòng quần jean bụi, mài, rách đang vô tình tạo ra một thực trạng đáng buồn trong ngành công nghiệp may mặc. Có ít nhất 5 nhà máy ở miền Nam Trung Quốc vẫn sử dụng công nghệ phun cát - vốn đã bị cấm tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo báo cáo mới đây của nhóm hoạt động vì quyền công nhân có trụ sở tại Hong Kong, công nghệ này có liên quan đến một căn bệnh phổi nan y trong trường hợp sử dụng quá nhiều quần jean.

Phun cát là biện pháp tăng tốc quá trình mài mòn vải được các nhà sản xuất đồ Jean sử dụng. Nó đã trở thành xu hướng vào những năm 1990, 2000. Nhiều thương hiệu trong đó có Armani, Levi Strauss, Benetton, Mango và Burberry đã cấm sử dụng hình thức này vào năm 2004 sau khi một bác sĩ Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra mối liên quan giữa việc phun cát và bệnh silicosis - căn bệnh phổi chết người với nguyên nhân là hít phải silica - một khoáng chất có trong cát.

Năm 2009, Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia sản xuất quần áo lớn của thế giới đã ban hành lệnh cấm sử dụng phương pháp phun cát nhưng các nhà hoạt động thì cho rằng, giới sản xuất đã chuyển công nghệ này tới các quốc gia khác như Bangladesh, Pakistan hoặc Trung Quốc và một số khu vực thuộc Bắc Mỹ.

Các giải pháp thay thế như làm mòn thủ công bằng giấy ráp cũng đang được sử dụng, nhưng chúng có vẻ tốn kém hơn.

Báo cáo trên được thực hiện với 170 cuộc phỏng vấn các công nhân người Trung Quốc vào năm 2011, 2012 tại 6 cơ sở sản xuất quần áo tại Quảng Châu - khu vực sản xuất đồ jean hàng đầu Trung Quốc. Công nhân cho biết, họ mài mòn quần jean bằng súng hơi có chứa cát mài. Những người này thường phải làm việc 12 giờ mỗi ngày với mức lương khoảng 330-1.140 USD mỗi tháng để phun cát cho khoảng 500-600 đôi quần jean.

Điều đặc biệt là một số cơ sở này lại là nhà cung ứng cho các thương hiệu thời trang phương Tây đình đám. Một công nhân đến từ nhà máy may Zhongshan Yida khẳng định vào tháng 11 năm ngoái, công nghệ phun cát vẫn tiếp diễn tại đây mặc dù trước đó, họ đã cam kết dừng lại.

Zhongshan cho biết, họ cung cấp 4% lượng quần Jean được bán trên đất Mỹ đồng thời còn là đối tác cung ứng của cho cả H&M, Levi (theo doanh sách các nhà cung ứng mới nhất của Levi). Năm 2010, Levi và H&M đã cấm việc sử dụng công nghệ phun cát đối với tất cả các sản phẩm của họ.

Yida hiện vẫn chưa đưa ra bình luận gì sau báo cáo, nhưng một nhà phát ngôn của Levi cho biết trên hãng tin Quartz rằng họ đã xác nhận việc Yida dừng sử dụng công nghệ này vào năm 2009 và loại bỏ thiết bị phun cát vào tháng 2/2012.

Hãng này cho hay, vào hồi tháng Giêng năm ngoái, ban quản lý một nhà cung ứng khác của Levi đã gửi ảnh tới để chứng minh rằng tất cả các thiết bị phun cát đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, báo cáo này cho hay, nhà máy đã yêu cầu công nhân giấu máy móc khi thanh tra đến kiểm tra. H&M khẳng định với Quartz rằng họ đã làm việc với Yida nhưng không hề đặt quần áo sử dụng công nghệ phun cát từ bất cứ nhà cung cấp nào kể từ năm 2010.

Theo Huffingtonpost​
 

l0ngb0ng

Active Member
Ðề: Lượm lặt tin tức năm châu.

Giò chả dai giòn nhờ phụ gia

Không dùng hàn the vì sợ người tiêu dùng tẩy chay, các cơ sở sản xuất giò chả chuyển sang sử dụng một loại phụ gia 'an toàn' hơn, giúp giò chả dai giòn và thơm ngon.

ImageHandler.ashx


Mua nửa kg chả lụa từ một sạp quen trong chợ, chị Lâm Thị Thanh Thủy (quận Tân Phú, TP HCM) ăn thử thấy đắng. Chị Thủy mời những người hàng xóm ăn thử, tất cả đều có cảm giác đắng miệng. Miếng chả còn mới tinh tại sao lại đắng, những người này nghi ngờ có hàn the hoặc một 'thứ gì khác'.

Những người bán hàng cho biết nguyên nhân đắng là do một loại bột phụ gia màu trắng có tác dụng làm 'dai giòn' giò chả. Loại bột này được bán tràn lan tại các ngôi chợ và trên mạng với mức giá 20.000 đồng cho 100g. Những người bán hàng cho biết tên của phụ gia này là di-tri polyphosphate, được sử dụng trong việc chế biến giò chả, xúc xích, nem... có tác dụng tăng độ kết dính, giữ nước, giảm hao hụt trọng lượng và trên hết là tạo độ giòn, dai. Chỉ cần trộn 3g bột này trên 1kg thịt sẽ cho ra kết quả như ý.

Hiện nay các chất phụ gia chế biến giò chả được bán một cách tràn lan với đủ chủng loại như axit sorbic, potassium sorbate, sodium erythorebate... cùng các hương liệu tạo mùi để miếng chả 'đậm đà' mùi thịt. Trong danh sách các phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng, các chất có các chất nhũ hóa có gốc polyphosphate như sodium polyphosphate, trisodium diphosphate, có công dụng điều chỉnh độ axit, tạo xốp, ổn định màu, chống oxy hóa, làm rắn chắc...

Xem qua loại bột hóa chất không nhãn mác mua tại chợ Kim Biên quận 5, TP HCM, tiến sĩ Trần Bích Lam, giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm, trường ĐH Bách Khoa TP HCM cho biết, nhìn bên ngoài thì có thể là polyphosphate, tuy nhiên nếu có vị đắng thì có thể có thêm một chất phụ gia khác.

Theo tiến sĩ Lam, polyphosphate là phụ gia giúp giữ nước tốt dưới dạng liên kết, được sử dụng trong ngành thủy sản đông lạnh nhằm giảm thất thoát khối lượng. Trong quá trình chế biến giò chả, xúc xích, nem... polyphosphate được sử dụng giúp tăng khả năng nhũ hóa, tạo gel kết dính, tạo độ giòn dai không giống hàn the. Tuy nhiên, đây là một chất được khuyến cáo không nên lạm dụng nhiều.

Tiến sĩ Lam cũng giải thích thêm, trong cơ thể con người, lượng canxi và phospho cần có tỷ lệ cố định. Phospho nhiều sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, dẫn đến bệnh loãng xương, nhất là đối với người lớn tuổi. Vì vậy, mặc dù polyphosphate không bị đưa vào danh mục cấm nhưng khi lạm dụng sẽ gây tác hại lớn đối với sức khỏe.

Theo tiến sĩ Lam, người tiêu dùng cần cẩn trọng khi sử dụng các loại phụ gia thực phẩm, mua hàng phải có bao bì, nhãn mác. Những người kinh doanh thường chạy theo lợi nhuận nên không chú trọng đến an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần quản lý chặt việc mua bán hóa chất, kể cả những phụ gia được phép sử dụng trên thị trường.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị​
 
Bên trên