songoku9x
Well-Known Member
Việc hầu hết người dùng hiện nay đều sử dụng chiếc smartphone của mình để chụp ảnh hay quay video để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống đã và đang trở thành một xu thế mới trong bối cảnh mạng xã hội và nhu cầu chia sẻ ngày càng tăng. Người dùng cũng đang muốn tìm kiếm cho mình một chiếc di động hỗ trợ chụp ảnh như ý. Tuy nhiên, Việc chọn mua một smartphone đơn thuần vốn dĩ đã khó và giờ càng khó hơn so với những chiếc smartphone hỗ trợ camera chụp ảnh tốt.

Thế nào là một chiếc camera phone?

Một chiếc điện thoại chụp ảnh dĩ nhiên sẽ hỗ trợ chụp ảnh và quay video. Nói chung, hầu hết tất cả các dòng điện thoại hiện nay đều có thể làm được hai việc này, ngoại trừ những sản phẩm giá rẻ, cấp thấp. Một trong những điểm hấp dẫn nhất ở điện thoại chụp ảnh là nó có thể giúp người dùng chụp ảnh và chia sẻ với bạn bè, dù đang ở bất cứ đâu trên thế giới. Quay trở lại một chút trong quá khứ, vào năm 1997, bức ảnh chụp bằng camera tích hợp trên điện thoại lần đầu tiên được Philippe Kahn chia sẻ cho bạn bè và gia đình của ông. Bức ảnh nhỏ chụp đứa bé gái mới sinh của ông đã đánh dấu một bước ngoặc lớn cho sự phát triển và dần phổ biến của một xu hướng: chụp và chia sẻ ảnh từ điện thoại.

Hiện tại, có rất nhiều chức năng khác tận dụng những công nghệ tiên tiến tích hợp trên camera của smartphone để đảm nhận các chức năng chuyên dụng như quét tài liệu, mã hàng hóa (barcode, QR code), tạo và biên tập video, hình ảnh chuyên nghiệp… Tóm lại, một chiếc điện thoại được xem là một chiếc camera phone khi tối thiểu nó có thể chụp hình, quay phim với các tính năng được cài sẵn hoặc người dùng có thể bổ sung thêm tính năng và cải thiện chất lượng ảnh. Bên cạnh đó, chiếc điện thoại này cũng có thể tích hợp một hoặc nhiều các chức năng khác giúp việc chia sẻ hình ảnh, video được ghi lại từ camera tích hợp với người thân, bạn bè hoặc tất cả mọi người trên khắp thế giới.
Lưu ý đầu tiên về thông số megapixel

Khi đi mua máy ảnh, người dùng thường quan tâm đến “số chấm”, tức thông số megapixel, thường được gọi là độ phân giải tối đa của ảnh chụp được từ camera đó. Camera trên điện thoại cũng vậy, thông số này đóng vai trò khá quan trọng để có được một bức ảnh đẹp, sắc nét nhưng không phải quyết định tất cả.
Một megapixel để chỉ 1 triệu điểm ảnh nhỏ (pixel). Điểm ảnh là nhân tố cấu tạo nên hình ảnh kỹ thuật số. Rất nhiều điểm ảnh hợp lại sẽ tạo nên một hình ảnh hoàn chỉnh. Để dễ hình dung, người dùng thử mở một file ảnh bất kỳ trên máy tính và phóng to nhiều lần thì sẽ thấy có nhiều ô vuông màu. Những khối màu này được gọi là điểm ảnh (pixel). Tất cả điểm ảnh trên hình ảnh này được gọi là độ phân giải hình ảnh. Một bức ảnh được chụp tùy vào camera tích hợp trên máy ảnh mà có thể có đến vài trăm hay thậm chí vài triệu pixel theo chiều rộng và chiều dài. Thông số megapixel trên camera của smartphone càng lớn thì kích thước và chi tiết của bức ảnh thực tế khi in ra càng lớn và đẹp.

Chẳng hạn, camera của những chiếc điện thoại feature phone (điện thoại chức năng) hoặc camera phụ ở các smartphone thường tích hợp máy ảnh khoảng 2 megapixel thì ảnh chụp được với 2 triệu điểm ảnh, ảnh in ra ở chất lượng tốt khi ở kích thước 4-6 inch. Nếu in ở kích thước cao hơn thì sẽ xảy ra hiện tượng “vỡ hạt”, hình sẽ xấu. Ở mức 8 megapixel thì có thể in ra với chất lượng đẹp ở cỡ 12-16 inch. Chất lượng ảnh chụp với điện thoại nhìn chung không bằng máy ảnh kĩ thuật số nếu so về “megapixel”. Tuy nhiên, gần đây các hãng điện thoại đang chạy đua với nhau về thông số này, đã có những smartphone đến hơn 20 megapixel, thậm chí đến 41 megapixel như Nokia Lumia 1020 hay Nokia PureView 808. Điều này khiến cho khoảng cách giữa ảnh chụp trên smartphone này càng nhích lại gần hơn so với máy ảnh số du lịch. Do vậy, nếu có ý định mua điện thoại chụp ảnh để in và lưu giữ lại thì người dùng chỉ nên chọn những máy có độ phân giải từ 8 megapixel trở lên để có được chất lượng ảnh in ra tốt nhất.

Với nhu cầu chụp và chia sẻ ảnh thì về lý thuyết hình ảnh có kích thước càng nhỏ (xét về dung lượng lẫn độ phân giải) thì chia sẻ càng nhanh. Tuy nhiên, nhờ những công nghệ chia sẻ mới được tích hợp vào smartphone thông qua các kết nối Bluetooth, Wi-Fi chuẩn mới, 3G, Miracast… thì dung lượng ảnh không phải là vấn đề lớn. Hơn nữa, khi chia sẻ hình ảnh, video lên các mạng xã hội thì đa số các ứng dụng này đều hỗ trợ chức năng giảm kích thước để có tốc độ tải lên nhanh hơn. Tuy nhiên, để hình ảnh chia sẻ lên được đẹp, rõ nét thì người dùng nên chọn camera có độ phân giải từ 4 megapixel trở lên. Hơn nữa, các mạng xã hội lớn hiện nay hỗ trợ người dùng chia sẻ hình ảnh ở độ phân giải tương đối lớn, chẳng hạn Facebook có thể hỗ trợ tối đa 2048 x 2048 pixel. Đây cũng là một đặc điểm khiến người dùng smartphone không cần phải bận tâm lắm về kích thước ảnh trước khi chia sẻ.
Bộ cảm biến hình ảnh

Đây là một chi tiết kỹ thuật người dùng cần phải quan tâm. Cảm biến ảnh (sensor) được xem là "trái tim" của máy ảnh kỹ thuật số nói chung và camera trên máy ảnh nói riêng. Cảm biến hình ảnh của camera trên điện thoại có chức năng thu nhận hình ảnh, phân tích và chuyển đổi thành tín hiệu điện tử.
Hiện có hai loại cảm biến hình ảnh được sử dụng cho điện thoại chụp ảnh. Đó là cảm biến CCD (charge coupled device – bộ tích điện kép) và CMOS (complementary metal oxide semiconductor – bán dẫn oxit kim loại bổ sung). Cả hai loại cảm biến này về cơ bản có hiệu suất gần như tương đương nhau. Tuy nhiên, cảm biến CMOS được các nhà sản xuất smartphone sử dụng nhiều hơn vì tiêu thụ ít năng lượng và chi phí sản xuất thấp hơn.
Một số dòng smartphone cao cấp mới đây thường tích hợp cảm biến chiếu sáng mặt sau (back illuminated sensor – được gọi tắt là BSI hoặc BI). Đây là một trong các tính năng nổi trội giúp ảnh chụp đẹp hơn trên những smartphone này. BSI là một loại cảm biến hình ảnh số có khả năng thay đổi hoặc gia tăng độ sáng thu được khi chụp ảnh. Lúc đầu, cảm biến này được phát triển cho các camera an ninh và các loại kính thiên văn. Sony là hãng đầu tiên áp dụng tính năng này vào năm 2009. Sau đó, Apple cũng tích hợp cảm biến này trên máy ảnh của các dòng iPhone mới của mình.

cảm biến CMOS

cảm biến CCD

cảm biến BSI
Hiện nay, BSI là tính năng được nhắc đến nhiều trong thông số của các smartphone, như là một yếu tố để cạnh tranh về chức năng camera. Để có chất lượng hình ảnh tốt, người dùng nên chọn smartphone tích hợp camera có kích thước cảm biến càng lớn càng tốt. Tuy nhiên, điện thoại chụp ảnh có giới hạn về kích thước vì chúng phải có kiểu dáng vừa phải để dễ cầm nắm hoặc cất trong túi. Trên thực tế, nhiều nhiếp ảnh gia thường khuyến khích người sử dụng tập trung vào đầu ra của hình ảnh hơn là các chi tiết kỹ thuật cảm biến. Do vậy, tốt nhất là người dùng nên tham khảo trước các thông số kỹ thuật trước, sau đó có thể thử chất lượng ảnh chụp thực tế tại các khu dùng thử sản phẩm của hãng hoặc cửa hàng để có sự so sánh trực quan nhất.
Ống kính sử dụng trên camera của smartphone

Thông số này thường được gọi là “lens” cũng là một thành phần quan trọng của máy ảnh trên điện thoại. Nhiệm vụ của ống kính là ghi nhận chính xác những gì mà mắt người có thể nhìn thấy được, nhờ sự khúc xạ ánh sáng để cảm biến hình ảnh có thể xử lý. Bởi vì sự hạn chế về kích thước của điện thoại nên ống kính của camera cũng sẽ được tối ưu ở kích thước nhỏ phù hợp. Đại đa số các điện thoại chụp ảnh hiện nay thường chỉ được trang bị một ống kính có tiêu cự cố định, nên chỉ phù hợp với việc chụp những đối tượng, vật thể ở gần và kích thước lớn.

Việc xem xét yếu tố ống kính thường được người dùng chuyên nghiệp rất quan tâm. Ống kính máy ảnh hiện có thể kể đến những thương hiệu như Carl Zeiss, Nikon , Canon và nhiều tên tuổi khác. Tuy nhiên, tại thời điểm này, Carl Zeiss là thương hiệu sản xuất ống kính duy nhất đã hợp tác với nhà sản xuất điện thoại di động Nokia (nay là Microsoft Devices). Người dùng có thể tìm thấy những sản phẩm sử dụng ống kính này ở các dòng sản phẩm cao cấp của Nokia như Nokia N90 , Nokia 808 PureView, các dòng Nokia Lumia và một số sản phẩm khác.
Đèn flash hỗ trợ chụp đêm

Với điều kiện đủ sáng thì đa số điện thoại từ tầm trung đến cao cấp đều có thể cho ra những bức ảnh có chất lượng từ khá đến xuất sắc. Nhưng ở trong điều kiện thiếu sáng hoặc không có ánh sáng thì đa số các camera phone đều gặp khó khăn để có được ảnh đẹp.
Hiện tại, các dòng smartphone cao cấp thường được trang bị một hoặc hai đèn flash để trợ sáng khi chụp đêm. Dù vậy, với những điều kiện chụp đối tượng chuyển động trong môi trường thiếu sáng thì phần lớn smartphone đều gặp khó khăn. Flash Xenon có thể cho mức ánh sáng cao gấp 10.000 lần so với đèn LED thông thường. Tuy nhiên, hiện có rất ít điện thoại trang bị đèn flash này. Flash Xenon hiện xuất hiện trên một số dòng smartphone như HTC Mozart, Nokia 808 PureView, Lumia 1020, Lumia 928 hay Motorola XT701... Một lưu ý nhỏ mà người dùng cần nhớ là những điện thoại dùng flash Xenon sẽ tiêu thụ rất tốn pin và giá của thiết bị cũng sẽ đắt hơn so với những dòng dùng flash LED.

Những thiết lập cho chức năng chụp ảnh

Một chiếc camera phone tốt thì ngoài ống kính, độ phân giải, cảm biến ra thì ứng dụng chụp ảnh hiệu quả với nhiều chức năng cũng đóng vai trò quan trọng. Người dùng hãy kiểm tra xem các chức năng thiết lập việc lấy nét (focus), phơi sáng (exposure), cân bằng màu sắc (color balance), tốc độ (speed shutter) và ISO có thể thiết lập được hay không. Khả năng tùy chỉnh đến đâu vì những thông số này quyết định khá nhiều đến chất lượng ảnh chụp thực tế. Đôi khi người dùng nghĩ rằng, những thông số này chỉ dành cho nhiếp ảnh gia nhưng thực ra các tùy chỉnh này khá đơn giản để sử dụng trên smartphone. Tất nhiên, người dùng cũng sẽ cần thời gian để làm quen.

Hầu hết những smartphone đặt chế độ mặc định khi khởi động máy ảnh là Auto (tự động hoàn toàn). Nhưng chất lượng với chế độ này thường chỉ dừng ở mức tạm xem được chứ không đẹp bằng ảnh chụp khi bạn chỉnh lại một vài thông số phù hợp. Tình trạng hay gặp nhất ở chế độ chụp tự động ở smartphone (kể cả các smartphone cao cấp) là đặt chế độ cân bằng trắng sai, lấy nét sai đối tượng, tốc độ chụp chưa phù hợp với mục đích chụp… Từ đó, dẫn đến ảnh chụp không như ý muốn.

Đa số các smartphone hiện nay đều có giao diện chụp ảnh trực quan, dễ sử dụng. Người dùng có thể thay đổi các tùy chọn, tinh chỉnh trên màn hình cảm ứng dễ dàng. Một số dòng máy có thể cho xem trước ảnh đầu ra trong lúc tùy chỉnh (Preview) để bạn dễ đối chiếu. Ngoài ra, các smartphone hiện nay cũng có tích hợp nhiều chế độ chụp tự động tương ứng với từng mục đích chụp như toàn cảnh, chân dung, cận cảnh… Chế độ chụp HDR (ảnh có dải tương phản động mở rộng) hỗ trợ trên điện thoại cũng là một tiêu chí quan trọng để người dùng có được bức ảnh chụp không quá tối, hoặc quá sáng trong những điều kiện chụp đặc biệt. Tóm lại, với tiêu chí này thì người dùng cần nhiều thời gian hơn để tìm hiểu thì mới mua được smartphone chụp ảnh đúng với ý mình nhất. Quan trọng hơn cả là khi đã có máy trong tay, người dùng phải kiên nhẫn để làm quen với kiểu chụp thiết lập bằng tay để cải thiện chất lượng.
Bộ nhớ lưu trữ


Ngoài ra, người dùng cũng có thể chọn phương cách lưu trữ trên các dịch vụ đám mây với những máy ít bộ nhớ và không hỗ trợ thẻ nhớ ngoài. Sau khi upload ảnh lên “mây” thì người dùng có thể yên tâm xóa đi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp thì cách này hơi bất tiện (chẳng hạn như không phải lúc nào máy cũng có kết nối 3G hoặc bắt được sóng Wi-Fi).
Khả năng kết nối mạng
Để có thể tận dụng triệt để những điện thoại chụp ảnh sắp mua, người dùng cũng nên quan tâm đến các tiêu chí nhỏ khác. Chẳng hạn như khả năng kết nối, ưu tiên số 1 là Wi-Fi, sau đó là 3G vì sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn việc chụp và chia sẻ nhanh với bạn bè trên các mạng xã hội hoặc lưu ảnh lại ở bất cứ dịch vụ lưu trữ nào đó.
Thời lượng pin

Thương hiệu
Một lưu ý khác là ở thương hiệu điện thoại. Hiện có nhiều điện thoại được quảng bá là hỗ trợ chụp ảnh tốt, nhiều chức năng. Tuy nhiên, thực tế sử dụng lại không như vậy, đôi khi kết quả lại hoàn toàn trái ngược với quảng cáo. Các thương hiệu nổi tiếng và lâu đời vẫn nên được ưu tiên trong chọn lựa của bạn hơn là mua một sản phẩm có thương hiệu mới xuất hiện.
Chỉnh sửa lần cuối: