Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Angus_Bert

Film critic
Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Chuyện chính trị sao thì ai cũng hiểu, nhưng nói chung muốn thì ra cafe riêng chém gió thôi. Mình thấy bạn mới viết câu Ps:.... mà đã có cơ số thành phần vào vì câu đó rồi. Chỉ là nhắc trước cho mọi người, vì HDvietnam bị shut down thì không còn những bài viết về phim cho mọi người đâu :) Hiểu và thông cảm nhé, khi người và cả server đặt ở VN thì tự mà lo bảo vệ thôi
 

anh0424

Active Member
Re: Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Chuyện chính trị sao thì ai cũng hiểu, nhưng nói chung muốn thì ra cafe riêng chém gió thôi. Mình thấy bạn mới viết câu Ps:.... mà đã có cơ số thành phần vào vì câu đó rồi. Chỉ là nhắc trước cho mọi người, vì HDvietnam bị shut down thì không còn những bài viết về phim cho mọi người đâu :) Hiểu và thông cảm nhé, khi người và cả server đặt ở VN thì tự mà lo bảo vệ thôi

Bác nói đúng. Có thể chuyển server qua nước khác, nhưng người thì vẫn ở VN :D
 

lengockhanhi

Film critic
Theo Nhi hiểu thì bạn NHANSINHVN muốn đưa ra 3 lập luận: A. Lincoln là 1 người có nhân cách cao thượng và tư tưởng vĩ đại, và B. Những điều ông ta tin, nói và làm thì song song với 1 chân lý tự nhiên đúng đắn về quyền tự do bình đẳng, và C. Đáng tiếc cho người Việt Nam không có lãnh đạo tài giỏi.

Còn đoạn P/S của bạn thì Nhi nghĩ nên xóa đi, thứ nhất nó không phải là hệ quả của việc xem phim Lincoln ; bạn đang bức xúc vì điều C này, nên xem bộ phim nhắc bạn nhớ tới ngay điều trăn trở trong đầu bạn, bạn xem phim nào thì điều đó cũng vẫn nằm sẵn trong đầu bạn rồi).

Và đoạn P/S này sai, vấn đề bạn đặt ra không chính xác.

Dân tộc VN có lí tưởng tốt đẹp ? Nhi rất nghi ngờ điều này. Hơn nữa "Dân tộc" VN là 1 từ không đúng, vì Nhi cho rằng chỉ có 1 thiểu số người VN trong lịch sử là nghĩ đúng và làm đúng thôi, và họ cũng không đủ sức làm thay đổi cả xã hội xung quanh. Ví dụ Nguyễn Trãi, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh... vv.

Lí tưởng và thực tế những gì "người Việt" đã, đang làm là 2 chuyện hoàn toàn trái ngược.

Lãnh đạo không thể kéo nổi đất nước 1 mình, nếu xã hội hàng triệu người đang hành động 1 dòng chảy ngược

Bạn chưa xét tới số phận trong tiến trình lịch sử cho mỗi dân tộc. Số phận của nước Việt Nam rất tồi tệ, không may mắn chút nào bạn à ! Bạn không cần phải kể rằng 150 năm sau ta vẫn mò mẫm sau người Mỹ, mà trước đó hàng trăm năm họ (người Anh và châu Âu) đã đi trước chúng ta rồi. Nước Mỹ ngày nay là kết quả của nền văn minh âu châu mà thôi.

Người Mỹ thời của Lincoln có những tư tưởng còn tiến bộ hơn cả người Việt ngày nay. Họ không cho hóa chất độc hại vào đồ ăn rồi bán cho đồng bào mình ăn, cũng không chặt tay ai ngoài đường để cướp điện thoại, không thù hận phân chia Nam Bắc, không gian dối trong thi cử, học hành.

Không chỉ 1 mình Linlcoln tài giỏi đâu, và nếu chỉ có 1 mình ông ta nói lảm nhảm thì cũng chẳng ai nghe theo cả.

Nói về đoàn kết dân tộc, thương yêu nhau, thì xấu hổ lắm bạn à.

Bạn nói về chuyện đánh Mỹ Pháp gì đó, thì Nhi cũng nói luôn, vấn đề không phải là ta thắng họ, mà quan trọng nhất là sau khi thắng rồi thì làm sao ta sống 1 mình và lột xác "gần giống" với các nước khác 1 chút.

Nếu giả dụ Phan Đình Phùng, Đề Thám, Hàm Nghi, Duy Tân mà thắng được thực dân Pháp, thì họ sẽ làm gì ? Họ sẽ xưng vương, hoặc tiếp tục phò nhà Nguyễn cùng với đạo Nho đạo Khổng của họ mà thôi, chứ không thể đủ tài đủ sức mà xây dựng những thành phố như Hà Nội, Nam Định, Sài Gòn như Pháp đã làm đầu thế kỉ 20.

Nếu Phan Bội Châu mà rước được người Nhật bản về đánh Pháp giải phóng Việt Nam thì bây giờ không chừng dân mình nói tiếng Nhật và treo cờ Nhật rồi.

Người Việt luôn còn rất nhiều vấn đề bạn à, thời nào cũng vậy, chế độ nào cũng vậy. Nếu người Việt thực sự thương nhau, thì không có phân chia ý thức hệ, vùng miền, và không có cuộc chiến tranh nào cả.

Hồi Nhi ở Pháp, Nhi thấy cay đắng nhất không phải là việc nghĩ về lãnh đạo trong nước mình đang làm gì, mà Nhi tận mắt nhìn thấy người Việt Nam đang thù hận nhau, những người Việt đi gây rối xé cờ VN trong siêu thị Pháp, phản đối việc bán hàng nhập từ Việt Nam. Trong khi với mỗi món hàng giá chỉ vài đồng bạc, bao công sức khổ cực của đồng bào mình làm ra.

Những người đó có tự do của họ, và không có ai lãnh đạo họ cả.
Người Việt trong nước cũng bán xì ke ma túy, mà đi qua tới Úc, Mỹ, Châu Âu văn minh, giàu có, người Việt vẫn cứ trồng cần sa, buôn ma túy. Thật xấu hổ hết mức.

Trong diễn đàn này cũng vậy, có những người ghét Nhi và làm Nhi rất buồn. Họ không làm gì cả nhưng người khác làm thì họ không thích.

Trách những người lãnh đạo đương thời sẽ không giải quyết gì được đâu, Nhi thấy rõ là trong vài chục năm nữa, cho dù bất cứ ai lên làm lãnh đạo cũng không thể thay đổi được tiến trình này: Chúng ta sẽ không đi xuống, nhưng sẽ dậm chân tại chỗ hay đi lên rất, rất chậm. So với thế giới.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thich_xem_phim

Active Member
Bạn chưa xét tới số phận trong tiến trình lịch sử cho mỗi dân tộc. Số phận của nước Việt Nam rất tồi tệ, không may mắn chút nào bạn à !
Tui xin cung cấp 1 số tài liệu để làm rõ thêm ý của bạn Nhi về vấn đề Việt Nam chúng ta đã kém may mắn như thế nào và nguyên nhân góp phần hình thành 1 thế hệ lãnh đạo chuyên quyền cứng rắn như hiện nay.

* Trên thực tế, chỉ cần quan sát 5 phút bạn cũng thấy 1 sự thực nho nhỏ rất đơn giản, hiển nhiên với mọi người nhưng ở Mỹ thì ko ai thấy, đó là: những quốc gia đã phát triển về kinh tế là những quốc gia ko bị Tây Âu thực dân hóa. Mọi quốc gia bị phương Tây thực dân hóa đều hoàn toàn bị hủy hoại. Ý tôi muốn nói, Nhật Bản là 1 quốc gia cố gắng chống lại việc thực dân hóa của châu Âu, và đã từng là 1 phần của Thế giới thứ Ba nhưng nó đã phát triển được. Đúng thế, châu Âu chinh phục mọi nơi trừ Nhật Bản, và thế là Nhật Bản phát triển. Điều đó nói gì với các bạn? Thực ra các nhà sử học châu Phi đã chỉ ra rằng nếu các bạn nhìn vào Nhật Bản khi quốc gia này bắt đầu quá trình công nghiệp hóa của mình (vào những năm 1870), thì nó ở mức phát triển tương tự như vương quốc Asante ở Tây Phi, xét về các nguồn tài nguyên có sẵn, mức độ nhà nước được hình thành, mức độ phát triển của công nghệ…. Đấy, thử so sánh hai khu vực này hiện nay xem. Đúng là có 1 số điểm khác biệt về mặt lịch sử, nhưng điểm khác biệt quan trọng nhất là Nhật Bản ko bị Tây Âu chinh phục trong khi vương quốc Asante lại bị người Anh chinh phục. Vì vậy, ngày nay về mặt kinh tế Tây Phi vẫn là Tây Phi và Nhật Bản trở thành Nhật Bản ngày nay.

Nhật Bản cũng có hệ thống thuộc địa riêng của nó, nhưng các nước thuộc địa này phát triển, bởi vì Nhật Bản ko đối xử với chúng theo cách mà các cường quốc phương Tây đối xử với các nước thuộc địa của họ. Người Nhật là những người khai phá thuộc địa cũng tàn bạo, ko hề dễ chịu. Nhưng họ cũng làm các nước thuộc địa của họ phát triển về mặt kinh tế; phương Tây chỉ cướp bóc kinh tế từ các quốc gia thuộc địa của họ. Vì vậy, nếu các bạn nhìn vào tốc độ tăng trưởng của Đài Loan và Hàn Quốc trong thời kì thuộc địa hóa của người Nhật suốt giai đoạn đầu của thế kỉ XX thì các bạn sẽ thấy rằng họ có tỉ lệ tăng trưởng tương đương với Nhật, được công nghiệp hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, trình độ giáo dục nâng cao, sản xuất nông nghiệp tăng. Trên thực tế, vào những năm 1930, Formosa (nay là Đài Loan) là 1 trong những trung tâm thương mại của châu Á. Hãy thử so sánh Đài Loan với Philippines, 1 thuộc địa của Mỹ ngay cùng khu vực: Philippines hoàn toàn là 1 nơi lạc hậu như kiểu Mỹ Latin. Một lần nữa, điều đó cho các bạn thấy 1 cái gì đó.

Sau Thế chiến II, hệ thống thuộc địa của Nhật Bản bị tan vỡ. Nhưng vào những năm 1960, Hàn Quốc và Đài Loan lại phát triển với tốc độ tăng trưởng trước đó. Đó là vì trong thời kì hậu chiến tranh, họ có thể đi theo mô hình phát triển của Nhật Bản, họ ko bị nước ngoài bóc lột, hoàn toàn là những nước nông nghiệp theo chuẩn quốc tế, họ dành các nguồn tài nguyên to lớn cho giáo dục và y tế. Đúng thế, đó là 1 mô hình phát triển thành công. Ý tôi muốn nói, các quốc gia châu Á này cũng chẳng tốt đẹp gì, chính tôi cũng ko chịu được họ, họ cực kì độc đoán, các bạn thậm chí ko thể nói chuyện về vai trò của phụ nữ…, có nhiều thứ ko dễ chịu về họ. Nhưng họ có thể theo đuổi những biện pháp phát triển kinh tế thành công: nhà nước điều phối chính sách công nghiệp, xuất khẩu vốn bị hạn chế nghiêm ngặt, nhập khẩu được giữ ở mức thấp. Đó chính xác là những kiểu chính sách ko thể có được ở Mỹ Latin, bởi vì nước Mỹ khăng khăng rằng những chính phủ này phải mở cửa cho thị trường quốc tế, vì vậy vốn tư bản từ Mỹ Latin thường xuyên chảy về Tây Âu. Đó ko phải là vấn đề ở Hàn Quốc: họ quy định án tử hình cho việc xuất khẩu vốn. Thế là vấn đề được giải quyết rất nhanh.

Mô hình phát triển theo kiểu Nhật Bản có hiệu quả - trên thực tế, đó là cái mà mọi quốc gia phát triển trên thế giới đã làm: bằng cách áp đặt mức bảo hộ cao, và giải thoát nền kinh tế khỏi nguyên tắc thị trường tự do. Và đó chính xác là điều mà các cường quốc phương Tây đã và đang ngăn chặn ko cho các quốc gia khác của Thế giới thứ Ba làm, cho đến tận thời điểm này.

(Tổng hợp từ Noam Chomsky)

* Hội thảo cuối tuần ở Rowe, Massachusetts trong hai ngày 15-16/4/1989.

- Thưa Giáo sư Chomsky, điều gì thực sự đang xảy ra ở Việt Nam. Đó phải chăng chỉ là nền độc tài ghê gớm do người ta tô vẽ lên, và Giáo sư có nhìn thấy triển vọng nào cho sự phục hồi kinh tế hay xã hội ở đấy ko?

Ồ, Việt Nam là 1 nơi chuyên quyền và khá gò bó, nhưng điều hiển nhiên là Việt Nam phải đi theo cách đó. Chớ quên rằng, những gì chúng ta gây ra cho đất nước này hầu như đã biến nó thành như thế. Các bạn phải nhớ những gì đã xảy ra ở đó. Không 1 ai ở đây quan tâm, vì vậy ko 1 ai nghiên cứu Việt Nam 1 cách cẩn thận, nhưng trong cuộc chiến tranh Đông Dương số lượng người bị giết hại có thể là 4 triệu hoặc hơn. Hàng chục triệu người bị mất nhà cửa. Phần lớn các khu vực trong nước đã bị tàn phá. Vẫn còn hàng nghìn người bị chết hàng năm vì việc sử dụng vũ khí hóa học của chúng ta; trẻ em sinh ra với những khuyết tật dị sinh, bệnh ung thư, khối u, dị dạng. Ý tôi muốn nói, Việt Nam đã gánh chịu 1 số phận mà ko 1 nước nào trong lịch sử châu Âu phải trải qua nếu ko muốn đem so sánh với nạn dịch hạch (cái chết Đen). Sẽ phải mất hàng thế kỉ để họ có thể phục hồi được.

Trên thực tế, vào khoảng năm 1970, tôi đã trình bày quan điểm cá nhân lúc đó rằng hoặc sẽ ko còn gì ở khu vực này sống sót hoặc phần duy nhất có thể sống sót là Bắc Việt Nam, 1 chế độ Marxist-Leninist cứng rắn và chính thống. Và lí do tại sao chỉ miền Bắc Việt Nam sống sót được là vì trong những điều kiện bạo lực dữ dội, cộng đồng duy nhất có thể sống sót phải là những con người có khả năng chịu đựng thử thách nhất.

Các bạn thấy đấy, các cấu trúc của những người theo chủ nghĩa tự do rất đàn hồi, chúng có thể dễ bị quét sạch bởi bạo lực; trong khi các cấu trúc thô ráp thường có thể sống sót; trên thực tế, 1 trong những hệ quả của bạo lực là khếch đại quyền lực của nhóm người toàn trị. Ví dụ, giả sử 1 nhóm găngxtơ đến Mỹ và muốn giết chúng ta, và chúng ta phải tìm cách để sống sót. Tôi ngờ rằng cái mà chúng ta sẽ làm (ít nhất là cái mà tôi sẽ làm) là tìm ra những kẻ mạnh tay cứng rắn nhất ở đây và giao trách nhiệm cho họ, bởi vì họ sẽ là những người có thể giúp chúng ta sống sót. Đó là điều các bạn làm nếu các bạn muốn sống sót trong một cuộc tấn công thù địch. Các bạn buộc phải lệ thuộc vào sức mạnh và quyền lực, và vào những người biết chiến đấu. Trên thực tế, đó là hậu quả của cuộc tấn công thù địch, những người được giao làm chỉ huy cuối cùng là những thành phần có khả năng sống sót. Đấy, cuộc tấn công của chúng ta vào Việt Nam là cực kì hung bạo, và vì Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mang tính xây dựng nên nó đã ko thể tồn tại, nhưng chế độ toàn trị cứng rắn của miền Bắc lại có thể sống sót – và do đó họ đã chiến thắng.

Và bởi vì những áp lực lên họ đã ko bao giờ giảm kể từ sau cuộc chiến tranh; và nếu như có bất cứ khả năng nào cho sự phục hồi, thì nước Mỹ đã làm mọi cách để đảm bảo rằng Việt Nam ko bao giờ có thể tận dụng được khả năng ấy. Bởi vì chính sách của Mỹ kể từ khi cuộc chiến tranh kết thúc là làm cho Việt Nam phải chịu tổn thất càng nhiều càng tốt, và cô lập Việt Nam với phần còn lại của thế giới. Đó là chính sách từng được gọi là “làm cho Việt Nam phải chảy máu”. Ban lãnh đạo Trung Quốc thẳng thắn hơn chúng ta về điều này – ví dụ, Đặng Tiểu Bình (nhân vật chính trị có quyền thế của Trung Quốc đến tận những năm 1990) từng nói toạc ra lí do ủng hộ Pol Pot ở Campuchia rằng ông ta là kẻ thù của Việt Nam, và ông ta sẽ giúp Mỹ làm cho Việt Nam phải chịu tổn thất càng nhiều càng tốt. Chúng ta ko hoàn toàn công khai về điều này, nhưng về cơ bản chúng ta có chung 1 quan điểm như vậy. Trung Quốc muốn Việt Nam phải chịu tổn thất bởi vì Việt Nam là 1 đối thủ cạnh tranh về tư tưởng với họ, và Trung Quốc ko muốn có 1 quốc gia độc lập như thế ngay sát biên giới của mình. Mỹ muốn Việt Nam phải chịu tổn thất bởi vì chúng ta muốn làm tăng khó khăn trong việc khôi phục kinh tế ở đất nước Đông Nam Á này. Vì vậy, chúng ta ủng hộ Pol Pot thông qua những đồng minh như Trung Quốc, Thái Lan, để làm cho Việt Nam “phải chảy máu” 1 cách có hiệu quả.

Các bạn cần nhớ cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã diễn ra như thế nào. Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã được diễn ra là để ngăn chặn ko cho Việt Nam trở thành 1 mô hình phát triển kinh tế và xã hội thành công trong con mắt của các nước Thế giới thứ Ba. Và chúng ta ko muốn thua trong cuộc chiến, Washington ko muốn thua cuộc chiến tranh đó. Ở 1 mức độ nhất định chúng ta đã thắng: Việt Nam ko còn là mô hình cho sự phát triển, đó là 1 mô hình cho sự bị tàn phá.

Trên thực tế, mức độ tàn bạo của cuộc chiến tranh thật là khủng khiếp. Ví dụ, Ấn Độ đã phải gửi hàng trăm con trâu đến Việt Nam, bởi vì những đàn trâu ở đó hầu như bị xóa sổ. Hãy nhớ rằng Việt Nam là 1 xã hội nông nghiệp, vì vậy trâu có nghĩa là máy cày, là phân bón…. Mỹ từng đe dọa cắt viện trợ “lương thực cho hòa bình" sang Ấn Độ nếu họ giúp Việt Nam. Chúng ta cố gắng ngăn chặn những người theo đạo dòng Menno gửi lúa mì sang Việt Nam. Trên 20 năm qua, chúng ta đã cắt đứt có hiệu quả tất cả những viện trợ của nước ngoài cho Việt Nam, bằng cách gây áp lực với nước khác ko được ủng hộ Việt Nam bất kì thứ gì. Và mục đích duy nhất là làm cho Việt Nam phải chịu đựng càng nhiều càng tốt, và ngăn chặn ko cho họ phát triển. Để giải quyết những vấn đề khôi phục kinh tế trong những điều kiện bị hủy hoại hoàn toàn, thiếu tài nguyên, bị cô lập với thế giới do áp đặt, là việc cực kì khó khăn với Việt Nam.

(Lời chú của Biên tập viên: mối quan hệ chính thức giữa Mỹ với Việt Nam đã thay đổi vào tháng 2/1994, vì các doanh nghiệp Mỹ đã gây áp lực buộc chính phủ phải cho phép họ tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài đang vi phạm lệnh trừng phạt và đang kiếm lời ở Việt Nam.)

----------------------------

Còn vấn đề các nền văn minh thì tui cũng cung cấp ít tài liệu để đừng hâm mộ cũng như bất mãn thái quá với phương Tây (chẳng hạn những khái niệm tự do, dân chủ, bình đẳng không phải phát minh riêng của phương Tây nhưng trước giờ truyền thông cứ đưa tin theo hướng làm ta cảm giác là của riêng phương Tây rồi từ đó khiến ta có thái độ hâm mộ hay bất mãn thái quá với họ)

* Một phần nguyên do của sự ám ảnh bởi phương Tây – hay cái bị gán cho là phương Tây – nằm ở lịch sử thực dân. Chủ nghĩa đế quốc của phương Tây trong những thế kỷ vừa qua đã ko chỉ phá vỡ nền độc lập chính trị của các quốc gia bị các cường quốc thực dân cai trị hay thống trị, mà còn tạo ra 1 môi trường tâm lý bị ám ảnh bởi phương Tây, cho dù hình thức của mối ám ảnh này có thể khác nhau rất nhiều, từ 1 đằng là sự bắt chước mù quáng cho đến 1 đằng là sự khăng khăng thù nghịch. Biện chứng của tâm thế bị thực dân hóa bao gồm cả sự hâm mộ lẫn sự bất mãn đối với kẻ thực dân. Từ đó dẫn đến cách diễn giải méo mó về lịch sử tri thức và khoa học thế giới (kể cả những gì là thuần túy “phương Tây” lẫn những gì vốn là di sản của nhiều nền văn minh).

Hãy xét xem cái người ta gọi là “khoa học phương Tây” (về thực chất là) dựa trên nền tảng di sản chung của cả thế giới như thế nào. Có 1 chuỗi liên hệ tri thức kết nối toán học và khoa học Tây phương với tập thể các nhà khoa học khác ở bên ngoài phương Tây. Chẳng hạn như hệ thống thập phân, vốn đã phát triển ở Ấn Độ trong những thế kỷ đầu của thiên niên kỷ I, sang đến châu Âu vào cuối thiên niên kỷ đó thông qua người Arab. Một nhóm lớn những con người thuộc các xã hội khác nhau ko phải phương Tây – người Trung Hoa, người Arab, người Iran, người Ấn Độ, và người ở những nơi khác nữa – đã góp phần gây ảnh hưởng đến khoa học, toán học, triết học, là những tri thức đóng vai trò chính trong thời Phục hưng tại châu Âu, và sau này là thời Khai sáng.

Ko chỉ có chuyện sự đơm hoa kết trái của khoa học và kĩ thuật toàn cầu chẳng phải là hiện tượng đặc thù chỉ ở phương Tây, mà còn có nhiều tiến bộ lớn khác trên thế giới cũng bao hàm những cuộc hội ngộ quốc tế rộng khắp diễn ra cách xa châu Âu. Ta hãy xét đến nghề in, kĩ thuật mà Francis Bacon xem là nằm trong số những phát triển “đã thay đổi toàn bộ bộ mặt và trạng huống sự vật trên khắp thế giới”. Mọi cố gắng ban đầu nhằm phát triển nghệ thuật in trong thiên niên kỷ I đều diễn ra cách xa châu Âu. Ở 1 tầm mức đáng kể, chúng cũng có liên hệ với sự tận tụy sâu xa của các trí thức Phật giáo đối với sự đọc của cộng đồng và việc truyền bá tư tưởng; và quả thật mọi nỗ lực vào thời kì đầu của ngành in của Trung Hoa, Triều Tiên và Nhật Bản đều do các kĩ thuật gia Phật giáo đảm nhận. Phật tử Ấn Độ đã cố gắng phát triển ngành in vào thế kỷ VII, tuy ít thành công hơn nhưng họ đã đóng góp vào đó thứ chất liệu làm nên cuốn sách in đầu tiên trên thế giới, 1 bộ kinh Phật viết bằng chữ Phạn được biết đến rộng rãi với tên Kinh Kim cương, được 1 học giả mang 2 dòng máu Ấn-Thổ dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Quốc vào năm 402.

Đúng là phải thừa nhận đầy đủ về sự tiến bộ lớn lao của tư tưởng và tri thức châu Âu và châu Mỹ trong vài thế kỷ nay. Phương Tây cần phải được nhìn nhận đầy đủ công lao trong những thành tựu to lớn diễn ra trong thời Phục hưng, Khai sáng và Cách mạng Công nghiệp vốn đã làm chuyển hóa bản chất của nền văn minh nhân loại. Nhưng nếu cho rằng tất cả những điều này là kết quả của sự hưng thịnh 1 “nền văn minh phương Tây” hoàn toàn cô biệt, phát triển trong sự tách biệt huy hoàng, đó sẽ là 1 ngộ nhận nghiêm trọng.

Tán dương 1 sự cô biệt do tưởng tượng mà ra thì chẳng có ích gì mấy cho con đường tiến của học hỏi và tư duy trên thế giới, vốn dựa trên sự phát triển của nhiều vùng khác nhau. Tư tưởng và tri thức được vun trồng ở phương Tây trong vài thế kỷ gần đây đã tạo nên những thay đổi lớn lao trong thế giới đương đại, nhưng khó mà xem nó như 1 ý niệm thuần Tây phương được.

(Tổng hợp từ Amartya Sen - "Căn tính và bạo lực")

P/S: bạn Angust_Bert cứ yên tâm là những tài liệu tui cung cấp đều được xuất bản chính thức ở Việt Nam, ra nhà sách mua tham khảo thoải mái.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Daniel không ngạc nhiên vì sao những tác phẩm của Noam Chomsky lại được nhà nước VN cho xuất bản. Thậm chí nếu như GS Châu được tặng một căn hộ, Daniel tin rằng Noam Chomsky có thể có 10 hoặc 100 căn hộ nếu đồng ý về sống ở VN. Là một nhân vật có quan điểm thiên tả có tầm ảnh hưởng nhất nhì ở nước Mỹ và trên thế giới, tất nhiên Noam Chomsky hiểu rằng chỉ có duy nhất ở nước Mỹ ông mới giữ được quyền tự do tư tưởng tuyệt đối.

Daniel chỉ ngạc nhiên vì sao bác thich_xem_phim thích trích dẫn Noam Chomsky, không lẽ bác thật sự hâm mộ nhân vật này? Hay bác muốn thông qua các trích dẫn từ Noam Chomsky, vốn được xuất bản chính thức tại VN, để trình bày những thông tin mà nếu tự ai đó viết ra, sẽ dễ dàng bị chụp mũ?

Có một chuyện không liên quan lắm, về bộ phim Tết vừa rồi là Mỹ Nhân Kế. Sau khi chiếu họp báo, Lê Hồng Lâm là một phóng viên mảng văn nghệ đã viết một bài rất chuyên sâu để phê bình bộ phim. Nếu bài viết chỉ lan truyền trong nội bộ các nhà phê bình phim, chỉ với các khán giả có theo dõi kỹ về phim Việt thì đã không có vấn đề gì. Vì những người đó sẽ biết Lâm là ai, quan điểm của Lâm là gì, tiêu chuẩn của Lâm khi đánh giá các bộ phim là như thế nào, phạm vi phê bình của Lâm khoanh lại trong chiếu nào, chiếu trên hay chiếu dưới.

Tuy nhiên vì Mỹ Nhân Kế là bộ phim đình đám nhất trong số các phim Tết năm nay, bài viết chém thẳng tay của Lâm đã được lan truyền rộng rãi trên khắp các trang mạng. Kết quả là đa số người đọc đã bị ngộ độc! Hầu hết các ký kiến sau khi đọc bài của Lâm đều phát biểu là Mỹ Nhân Kế kém như vậy thôi thà đi xem Nhà Có Năm Nàng Tiên còn hơn. Hệ quả là Lâm sau đó phải viết một bài khác để giải độc, dài gấp đôi bài đầu, nhưng lại không có tác dụng mấy.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Lincoln là bộ phim rất hay mà cá nhân Daniel cho rằng hoàn toàn xứng đáng để đoạt giải Oscar cho phim Hay nhất của năm nay. Tuy nhiên vì k có nhiều thời gian chỉ xin dẫn lại đây một bài viết về bộ phim này của tác giả Alan Phan. Xin cảnh báo trước với các bạn chưa xem là trong bài viết có spoils. Daniel cũng xin phép cắt bỏ mọi bình luận trong bài viết bàn ra ngoài khía cạnh điện ảnh để tuân thủ nội quy diễn đàn.

Lincoln và bên thắng cuộc
T/S Alan Phan
15 Feb 2013

Tết rồi, một người bạn Nhật Bản không về nước nên mời tôi xông đất theo tục lệ Việt; rồi ăn tối. Sau đó, cả 2 gia đình mở lên cuốn phim mới “Lincoln” để cùng ngồi coi. Cuốn phim bắt nguồn từ một cuốn sách khảo sát và tổng hợp các sự kiện lịch sử trong 4 tháng sau cùng của cuộc đời Tổng Thống Mỹ Lincoln (Tác giả: Doris Kearns Goodwin‘s ; tên sách, Team of Rivals: The Political Genius of Abraham Lincoln). Thời điểm là tháng giêng năm 1865, vào những ngày cuối của cuộc Nội Chiến Bắc Nam (Civil War); đã kéo dài 4 năm và đã tổn phí 600,000 sinh mạng của lính 2 bên.

Lãnh tụ của bên thắng cuộc

Lúc này, phần thắng coi như đã trong tầm tay của miền Bắc (đội Union). Miền Nam (đội Confederate) đang xin thương thuyết một cuộc đầu hàng với vài lá bài còn lại. Cho những ai chưa quen thuộc với cuộc Nội Chiến, nguyên nhân bắt đầu là sự xóa bỏ chế độ nô lệ trong xã hội Mỹ. Kinh tế miền Nam, chủ yếu là đồn điền nông trại, rất cần các nô lệ từ Phi Châu để điều hành. Sự giải phóng nô lệ (một loại tài sản) sẽ tạo mất mát và khủng hoảng kinh tế sâu rộng; trong khi miền Bắc không chịu ảnh hưởng kinh tế này nên chỉ muốn tiến tới một xã hội công bằng và nhân quyền của mọi người được tôn trọng hơn.

Lincoln vừa thắng cử nhiệm kỳ hai và được cử tri bình dân yêu chuộng nhờ tài hùng biện trên các diễn đàn và lối sống giản dị; trong khi các tầng lớp thượng lưu của giới chánh trị và tư bản không mặn mà với những tư duy tiến bộ mà họ cho là quá mạo hiểm cho quốc gia.

Câu chuyện quay quanh cố gắng của Lincoln lấy cho được sự chấp thuận của Hạ Viện (cần 2/3 số phiếu) để thông qua Tu Chính số 13 của Hiến Pháp Mỹ đặt “hệ thống sở hữu và điều hành nô lệ ngoài vòng pháp luật” trên mọi tiểu bang. Lý do là dù thắng trận, nếu nô lệ vẫn còn là “tài sản hợp pháp” của người dân và tùy thuộc vào luật lệ của tiểu bang, ý nghĩa sự thắng trận của phe miền Bắc coi như công cốc. Trong khi đó, vì chiến thắng đã cận kề và mọi người đã mỏi mệt qua 4 năm mất mát, nên dù đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ, không ai muốn đụng chạm đến chuyện “nô lệ” này nữa.

Cuối cùng, Lincoln và những người nô lệ hân hoan mừng thắng cuộc, trên chiến trường và nghị trường, đem vấn đề nô lệ ra khỏi lịch sử Mỹ từ đó. Hai tháng sau, Lincoln bị ám sát chết và 143 năm sau, Obama trở thành Tổng Thống da mầu đầu tiên của Mỹ.

Cuốn phim dàn dựng rất công phu và chi tiết theo đúng lối hấp dẫn khán giả của đạo diễn Spielberg; nhưng ngoài việc đang được đề cử cho giải Oscar của phim hay nhất trong năm, phim còn là một bom tấn trên thị trường. Điều này hơi lạ vì không ai nghĩ là người dân Mỹ quan tâm đến một đề tài khô khan của lịch sử, nhất là những tranh luận và thủ thuật chánh trị trong quá khứ xa vời. Với tôi, ấn tượng nhất là cuốn sách và phim “Lincoln” đã giúp cho tôi 4 góc nhìn mới về các sự kiện 150 năm về trước trong bối cảnh của thực tại hiện nay.

1.Đây mới gọi là nghiên cứu và khảo sát lịch sử

Rất nhiều tư tưởng hiện tại về quốc gia, về các nhân vật lịch sử và về hệ quả của các hành xử chính trị hay quân sự thường dựa trên những định kiến và những tài liệu xa xưa chứa nhiều huyền thoại và sai lầm. Ngay cả trong 100 năm trở lại đây, khi tiến bộ về khoa học và nhân văn đã phổ thông toàn cầu, phần lớn những trích dẫn về dữ kiện lịch sử của [...] Các tài liệu tôi đã đọc về [...]

Ngay cả khi một giả thuyết nghi ngờ về [...] Nhưng không một sử gia nào được phép liên quan. Khi khoa học và minh bạch đi vắng, thì góc nhìn của mọi người nhất định phải bị méo mó và thui chột.

Cuốn sách của Goodwin chỉ phủ trùm 4 tháng của cuộc đời Lincoln và chì đặt trọng tâm vào sự kiện Tu Chính 13 của Hiến Pháp Mỹ. Nhưng những chi tiết trích dẫn cho thấy một công trình khoa học, khách quan và có thể dậy cho chúng ta phân biệt thế nào là “lịch sử” và thế nào là “tiểu thuyết”. Những cái hay, cái đẹp, cái thiện được phơi bày rõ ràng cùng với những cái dở, cái xấu, cái ác…của các nhân vật và môi trường sinh hoạt 148 năm trước. Ngay cả những rắc rối khó khăn trong gia đình Lincoln, nhất là vấn đề của vợ con, cũng được phơi bày tường tận.

[...]

2. Chính trị gia thời nào nơi nào cũng thế

Trong cuộc tranh giành từng lá phiếu để thông qua Tu Chính 13, Lincoln và phe nhóm ông ta đã phải dùng đến rất nhiều thủ thuật để có đủ 2/3 số phiếu. Họ đã phải hối lộ (không bằng phong bì mà bằng những ban phát phát chức vụ trong chánh quyền mới), phải thỏa hiệp với những tay thao túng lợi ích (power brokers), phải chia để trị, phải đe dọa, phải dỗ dành….Tóm lại, tất cả những sắp xếp sau hậu trường (horse-trading) không khác gì những gian dối mua bán quyền lực và lợi ích ngày nay trên các sân khấu chánh trị từ Âu Mỹ đến Phi Á.

Quyền lợi cá nhân của đa số chính tra gia luôn đặt trên các lợi ích quốc gia hay lý tưởng cộng đồng. Do đó, nếu không có một thể chế phân quyền và minh bạch, sự lạm dụng quyền lực sẽ luôn luôn đi quá đà và tạo nên những thao túng pháp luật vô cùng trắng trợn và táo bạo.

Sự khôn ngoan của các bậc trí thức khi tạo dựng hiến pháp Mỹ và các tuyên ngôn dân quyền đã đem sự ổn định chánh trị và xã hội của Mỹ trong suốt 250 năm qua.

3.Tinh thần thượng tôn pháp luật

Lý do chính khiến Lincoln phải vội vã đưa ra biều quyết cho Tu Chính 13 khi chiến thắng của miền Bắc đã gần kề là sự giải thích pháp luật theo cái nhìn của một luật gia với mọi văn kiện pháp lý. Theo Lincoln, nếu hiến pháp không đặt chuyện “nô lệ” ra ngoài vòng pháp luật, thì luật vẫn cho nô lệ là một tài sản và thuộc quyền xử lý của tiểu bang. Tóm lại, dù thắng trận, chánh phủ liên bang cũng không có quyền đụng đến “tài sản của dân” và không thể áp buộc các chủ nô lệ phải “giải phóng” hay “ chịu sự tước đoạt” của bất cứ thẩm quyền nào.

[...]. Chính vì vậy, Lincoln đã tốn bao nhiêu vốn chính trị, đêm không ngủ, thực thi kế sách để Tu Chính 13 được Hạ Viện thông qua. Tinh thần thượng tôn pháp luật của 1 vị Tổng Thống quyền lực và vừa thắng trận 148 năm trước [...] ?

4.Không trả thù bại quân và dân và không cướp giật tài sản

Tuy nhiên, điều ấn tượng nhất trong cuốn sách là hai tuần trước khi miền Nam chính thức đầu hàng, Lincoln đã gặp tướng U. S. Grant, thống soái đạo quân miền Bắc cùng các tướng lãnh chỉ huy khác, và dặn dò đi lại nhiều lần là,” khi chiến tranh chấm dứt, hãy trả tự do mọi tù nhân chiến tranh (bại quân và bại dân) và giúp họ quay về nhà sớm để mưu sinh lo cho gia đình. Tuyệt đối không được đụng đến tài sản của dân (dù thua cuộc, tất cả bây giờ đều là công dân), không được trả thù và phải nghiêm trị mọi vi phạm pháp luật, nhất là của các quan cán chức hay binh sĩ của phe thắng trận”.

Ngoài ra, trong những đề nghị ngân sách các năm sau đó, các lãnh tụ kế tiếp của miền Bắc đã luôn dành ưu tiên cho việc tái thiết miền Nam để hàn gắn những đổ vỡ về vật chất cũng như tinh thần.

Tinh thần nhân hậu và cách đối xử văn minh của phe lãnh đạo miền Bắc đã tạo nên một tiền lệ lịch sử cho tinh thần xứ Mỹ: luôn luôn chăm lo cho phe thua cuộc hơn là băm xẻ những miếng mồi ngon bở cho phe nhóm mình. Sau trận thắng huy hoàng ở Thế Chiến 2, Mỹ đã bơm nhiều tỷ đô la thời đó vào chương trình Marshall để tái thiết Âu Châu và MacArthur đã giúp Nhật rất nhiều để xây một nền tảng pháp lý mới cho một nền kinh tế mới.

Nhân và quả của một chính sách

Bản chất nhân hậu, lương thiện, tôn trọng luật pháp và đặt lợi ích quốc gia trên quyền lợi cá nhân đã biến Lincoln thành một vị Tổng Thống vĩ đại của nước Mỹ. Cùng với các thận cần như Tướng Grant, các Bộ Trưởng Seward, Stanton…họ đã thay đổi định mệnh của xứ Mỹ. Chỉ 25 năm sau, mọi thành kiến, thù hận về cuộc nội chiến đã được xóa bỏ trong lòng người dân Mỹ. Giữa hai bên, phe thắng cuộc và thua cuộc, những rào cản pháp lý hay xã hội không cón hiện diện. Atlanta vươn lên từ đống tro tàn và trở thành một trong những thành phố đáng yêu nhất của miền Nam.

40 năm sau đó, xứ Mỹ qua mặt đế chế Anh về kinh tế và trở thành một đế chế siêu cường chỉ 60 năm sau nội chiến tương tàn để thay thế cho đế chế Anh vừa tàn lụi. Tôi nói với người bạn Nhật [...]

[...]

Alan Phan
 

c0mmand0

Member
Re: Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Lời quê chấp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh".
...

Bình luận về phim, về cuộc đời Lincoln hoặc về nước Mỹ thôi đồng chí ơi!!
Chủ thớt đi xa quá, lạc đề mất rồi :-"
 
Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Mình tiếp theo bài của bạn Khả Nhi. Đoạn đầu bạn nói mấy điểm A B là đúng rồi. Cám ơn vì hiểu cái bụng mình. Còn đoạn sau, mình phản đối hẳn luôn nhận định của bạn.
Và đoạn P/S này sai, vấn đề bạn đặt ra không chính xác. Dân tộc VN có lí tưởng tốt đẹp ? Nhi rất nghi ngờ điều này. Hơn nữa "Dân tộc" VN là 1 từ không đúng, vì Nhi cho rằng chỉ có 1 thiểu số người VN trong lịch sử là nghĩ đúng và làm đúng thôi, và họ cũng không đủ sức làm thay đổi cả xã hội xung quanh. Ví dụ Nguyễn Trãi, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh... vv.
Cái từ "Dân tộc" VN là đúng, mọi người vẫn dùng, không phải là dùng 1 cái a dua hay mê muội, mà là bình thường, bởi vì hiển nhiên nó đúng. Và "Dân tộc" VN là danh xưng chung, và bao gồm tất cả, những người làm nên chuyện, những người k nên chuyện, hay thậm chí là những kẻ phản bội nữa.

Tiếp, "Dân tộc VN có lí tưởng tốt đẹp?". Khẳng định luôn là chúng ta có lí tưởng tốt đẹp, và chúng ta đã làm được những việc tốt đẹp, ít nhất là trong hệ quy chiếu của chúng ta. Mình là 1 người theo chủ nghĩa dân tộc, nhưng k cực đoan, không thánh hóa hay tự sướng những gì dân tộc VN có. Nhưng thực tế, chúng ta có nhiều điều tốt đẹp.

- Lạc Long Quân và Âu Cơ (nếu có) sinh ra nhóm Bách Việt, chia đôi giang sơn với người Hoa Hạ. Hùng mạnh như nhà Triệu, trù phú như vùng Giang Nam, lưỡng Quảng, vậy mà cũng bị sáp nhập. Chưa kể không khéo cũng hơn trăm tiểu quốc khác bị đồng hóa. (Tiểu quốc chứ cũng to hơn lãnh thổ VN trung đại). Còn dân tộc VN, suốt 2000 năm, chúng ta gần như bao phen tan nát, vậy mà vẫn giữ vững nền độc lập "mỗi bên xưng đế 1 phương". Đặc biệt là vụ 3 lần đánh quân Nguyên Mông chấn động địa cầu

- Ngày xưa lập quốc, đất nước chỉ là 1 nhúm nhỏ phía bắc, đất chật người đông. Sau đó thì đồng hóa Champa, khai phá miền nam, lấn chiếm Chân Lạp, sáp nhập các tiểu quốc. Bây giờ thì được 1 lãnh thổ "vẹn tròn to lớn" như vậy.

Con người chúng ta bây giờ có vấn đề, đó là hậu quả của thể chế này, chứ không phải bản chất người Việt xấu xí. Hay ít nhất trong quá khứ, chúng ta cũng k bị xấu xí như bây giờ. Việc 1 con người có khả năng hiệu triệu, kêu gọi, khiến cho dân tộc mình hành động và thay đổi vận mệnh, là điều xảy ra nhiều, nhiều lắm bạn, theo hướng tốt đẹp, như Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền, Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lê Lợi - Nguyễn Trãi... Bây giờ, khoảng sau năm 1954, chúng ta cũng thay đổi, chỉ tiếc là, xấu xí hơn.
 
Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Mình cũng muốn trao đổi thêm 1 vấn đề mà bạn thich_xem_phim nêu ra.
Tui xin cung cấp 1 số tài liệu để làm rõ thêm ý của bạn Nhi về vấn đề Việt Nam chúng ta đã kém may mắn như thế nào và nguyên nhân góp phần hình thành 1 thế hệ lãnh đạo chuyên quyền cứng rắn như hiện nay.
Bạn hướng theo lí thuyết của Noam Chomsky. Đáng tiếc là mình khá mơ hồ về vấn đề này, lập luận k chắc chắn, nên không tranh luận. Chỉ có điều, theo mình, chế độ cộng sản có hệ thống vận hành rất thích hợp với chiến tranh. Sự kỉ luật, quyết liệt, lí tưởng tốt đẹp, tàn nhẫn, khả năng tuyên truyền... khiến nó trở thành 1 thể thống nhất rất mạnh mẽ. Cỡ như phát xít và người Mỹ mà cũng chào thua. Tuy nhiên, sức người có hạn, con người chứ k phải máy móc. Sau chiến tranh, người dân có nhu cầu nghỉ ngơi, tự do, thoải mái "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy"... thì cần thiết phải thay đổi. Người cộng sản VN cũng đã thay đổi, chỉ là lo "làm ăn" kinh tế quá đà => cty mình giờ điêu đứng thế này đây. :D

Còn vấn đề các nền văn minh thì tui cũng cung cấp ít tài liệu để đừng hâm mộ cũng như bất mãn thái quá với phương Tây (chẳng hạn những khái niệm tự do, dân chủ, bình đẳng không phải phát minh riêng của phương Tây nhưng trước giờ truyền thông cứ đưa tin theo hướng làm ta cảm giác là của riêng phương Tây rồi từ đó khiến ta có thái độ hâm mộ hay bất mãn thái quá với họ)
Nền văn minh nhân loại hiện nay đang có, gọi là văn minh cơ khí, đóng góp này là của phương Tây mang lại. Ngoài ra, đa số thành tựu phi cơ khí khác cũng từ văn minh phương tây. Thật ra, việc phát minh k hẳn quan trọng bằng việc phát triển và đưa nó vào cuộc sống. Đây chính là đóng góp lớn nhất của những cty chuyên đi mua phát minh sáng chế rồi phổ cập, quyền nhân thân k quan trọng bằng quyền sở hữu. Những vấn đề bạn nói như hệ thống thập phân, ngành in... đều k phải là của phương Tây, nhưng nó chỉ là số ít thôi, và k quá quan trọng.

Nền dân chủ tự do có lẽ từ văn minh Hi Lạp. Nhưng chính người phương Tây đã đưa nó lên 1 tầm cao mới, qua các cuộc cách mạng tư sản, qua qua trình xâm lược và khai hóa. Tất nhiên, sự thay đổi nào cũng có những cái tào lao của nó, và có 1 số người bị mất quyền lợi, nhưng phục vụ cho quyền lợi số đông là con đường của thời đại.
 

thich_xem_phim

Active Member
Re: Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Nền văn minh nhân loại hiện nay đang có, gọi là văn minh cơ khí, đóng góp này là của phương Tây mang lại. Ngoài ra, đa số thành tựu phi cơ khí khác cũng từ văn minh phương tây. Thật ra, việc phát minh k hẳn quan trọng bằng việc phát triển và đưa nó vào cuộc sống. Đây chính là đóng góp lớn nhất của những cty chuyên đi mua phát minh sáng chế rồi phổ cập, quyền nhân thân k quan trọng bằng quyền sở hữu. Những vấn đề bạn nói như hệ thống thập phân, ngành in... đều k phải là của phương Tây, nhưng nó chỉ là số ít thôi, và k quá quan trọng.

Nền dân chủ tự do có lẽ từ văn minh Hi Lạp. Nhưng chính người phương Tây đã đưa nó lên 1 tầm cao mới, qua các cuộc cách mạng tư sản, qua qua trình xâm lược và khai hóa. Tất nhiên, sự thay đổi nào cũng có những cái tào lao của nó, và có 1 số người bị mất quyền lợi, nhưng phục vụ cho quyền lợi số đông là con đường của thời đại.

Không biết bạn dựa trên cơ sở nào để đưa ra kết luận "việc phát minh k hẳn quan trọng bằng việc phát triển và đưa nó vào cuộc sống"? GS Ngô Bảo Châu mà nghe được kết luận này của bạn chắc tức ói máu luôn quá.

"Hệ thống thập phân, ngành in... chỉ là số ít thôi và k quá quan trọng". Trong lúc bạn nói câu này thì các nhà toán học hiện đại ở MIT, Princeton hay Stanford đang miệt mài giải 1 bài toán khó nào đó và thầm cám ơn đóng góp của các nhà toán học Arab trước đây.

Còn nền dân chủ thì nó không chỉ có ở Hy Lạp cổ đại mà còn phổ biến ở các nền văn minh cổ đại khác ở châu Á và Trung Đông.
 

* Trên thực tế, chỉ cần quan sát 5 phút bạn cũng thấy 1 sự thực nho nhỏ rất đơn giản, hiển nhiên với mọi người nhưng ở Mỹ thì ko ai thấy, đó là: những quốc gia đã phát triển về kinh tế là những quốc gia ko bị Tây Âu thực dân hóa. Mọi quốc gia bị phương Tây thực dân hóa đều hoàn toàn bị hủy hoại.
Ý tôi muốn nói, Nhật Bản là 1 quốc gia cố gắng chống lại việc thực dân hóa của châu Âu, và đã từng là 1 phần của Thế giới thứ Ba nhưng nó đã phát triển được. Đúng thế, châu Âu chinh phục mọi nơi trừ Nhật Bản, và thế là Nhật Bản phát triển. Điều đó nói gì với các bạn? Thực ra các nhà sử học châu Phi đã chỉ ra rằng nếu các bạn nhìn vào Nhật Bản khi quốc gia này bắt đầu quá trình công nghiệp hóa của mình (vào những năm 1870), thì nó ở mức phát triển tương tự như vương quốc Asante ở Tây Phi, xét về các nguồn tài nguyên có sẵn, mức độ nhà nước được hình thành, mức độ phát triển của công nghệ…. Đấy, thử so sánh hai khu vực này hiện nay xem. Đúng là có 1 số điểm khác biệt về mặt lịch sử, nhưng điểm khác biệt quan trọng nhất là Nhật Bản ko bị Tây Âu chinh phục trong khi vương quốc Asante lại bị người Anh chinh phục. Vì vậy, ngày nay về mặt kinh tế Tây Phi vẫn là Tây Phi và Nhật Bản trở thành Nhật Bản ngày nay.
Bác nói cũng có ý đúng nhưng mình không đồng ý ở quan điểm ở phần bôi đậm. Theo mình để ý thì các nước bị Anh xâm lược sau này đều có cơ sở, tiền đề để phát triển hơn các nước khác, như Ấn Độ, Hongkong. Họ mang tới thuộc địa cả nền sản xuất, kinh doanh chứ không đơn thuần là khai thác cạn kiệt khoáng sản. Việt Nam xui xẻo bị bọn Pháp đô hộ, các quốc gia tách ra từ thuộc địa Pháp trước kia bây giờ đa số đều nằm trong số những nước nghèo trên TG. 1 điểm nữa là VN phải trải qua chiến tranh qua dài, hầu hết các thuộc địa đều được giải phóng sau WW2. Trong khi VN kéo dài cuộc chiến tới năm 75 và bị Mỹ cấm vận tới tận 1994. Một khoảng thời gian quá dài bị chìm đắm trong chiến tranh và không thể giao thương với thế giới, thật khó để 1 quốc gia thuần nông có thể phát triển.

Điểm thứ 2 là bác nêu ví dụ sự phát triển của Nhật Bản do không bị xâm lược. Thật ra còn 1 nước châu Á khác đó là Thái Lan, so sánh 2 nước này quả thật rất chênh lệch, chưa kể Nhật bản sau thế chiến bị tàn phá và Mỹ chiếm đóng. Điểm quan trọng nhất trong sự phát triển của Nhật là do tính cách con người của họ. Rất dễ để được đọc 1 bài viết ca ngợi về tính cách, và tinh thần của người Nhật. Mấu chốt bắt đầu từ chính quyền Minh Trị quyết mở cửa với phương Tây để giao thương và học hỏi, trong khi rất nhiều nước phong kiến khác lại chọn đóng cửa. Người Nhật rất ham học hỏi, chịu khó (nhiều người hay nói người VN cần cù chứ mình thấy khả năng cày cuốc, làm việc dưới áp lực của mình thua xa người Nhật), kỷ luật, và đặc biệt là đoàn kết. Các công ty Nhật có 1 quy tắc bất thành văn với nhau khi làm việc tại nước ngoài là nếu mình cần 1 dịch vụ gì đó mà tại nước đó có 1 công ty Nhật cung cấp dịch vụ này thì chắc chắn phải chọn công ty Nhật.

Còn người Việt Nam thì năng suất lao động thấp, thời gian ăn chơi nhiều, lại mất đoàn kết. Các công ty làm chung 1 lĩnh vực thì đua nhau phá giá, canh tranh đểu nhau, người dân thì sính đồ ngoại, khinh đồ Việt, đụng cái gì cũng phân biệt Bắc Nam :-<
 
Phim này chủ yếu là để ca ngợi Lincoln có công trong việc bãi nô, công nhận quyền công dân cho người da màu. Lên phim thì chắc cũng được cường điệu, thêm thắt cho thêm lung linh rồi. Nhân vật rất có điểm nhấn khác chính là Stevens, ông nghị sĩ có quản gia/vợ là người da màu. Đúng là kể cả vĩ nhân cũng không thể làm được điều vĩ đại 1 mình, xung quanh họ luôn có những con người trợ giúp tài giỏi.
 

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
Em chưa coi phim này nhưng @ Những phim đoạt giải OScar thường khó hiểu được nội dung muốn truyền đạt trong phim !
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

thich_xem_phim

Active Member
Bác nói cũng có ý đúng nhưng mình không đồng ý ở quan điểm ở phần bôi đậm. Theo mình để ý thì các nước bị Anh xâm lược sau này đều có cơ sở, tiền đề để phát triển hơn các nước khác, như Ấn Độ, Hongkong. Họ mang tới thuộc địa cả nền sản xuất, kinh doanh chứ không đơn thuần là khai thác cạn kiệt khoáng sản.
Về trường hợp Hồng Kông thì tui không rõ, có thể là 1 trường hợp ngoại lệ hiếm hoi. Nhưng riêng về Ấn Độ, nếu xét riêng vùng Bengal (Bangladesh ngày nay) là 1 trong những nơi đầu tiên được thuộc địa hóa vào thế kỉ 18. Khi người Anh đặt chân đến Decca (thủ đô của Bangladesh ngày nay) họ đã ví Decca như là "Manchester của Ấn Độ". Nó giàu có, có bông chất lượng cao, có nông nghiệp và công nghiệp tiên tiến, nhiều nguồn tài nguyên, có thể sánh ngang với nước Anh ở cấp độ sản xuất. Nhưng hãy xem "Manchester của Ấn Độ" ngày nay sau khi bị người Anh cướp bóc và phá hoại.

Còn nếu xét Ấn Độ nói chung thì họ là 1 quốc gia cạnh tranh thực sự với nước Anh. Vào cuối những năm 1920, người Anh còn phải học các kĩ thuật sản xuất thép tiên tiến ở đó, Ấn Độ đóng tàu cho hải quân Anh trong thời kì chiến tranh với Napoleon, họ có 1 ngành công nghiệp may phát triển, họ sản xuất nhiều sắt hơn toàn bộ châu Âu cộng lại. Nhưng người Anh đã đến và phi công nghiệp hóa đất nước này bằng vũ lực và biến nó thành 1 xã hội nhà quê bần cùng.

Việt Nam chúng ta còn kém phát triển dĩ nhiên có nguyên nhân chủ quan ở chính con người Việt Nam nhưng cũng phải xét đến những nguyên nhân khách quan từ hoàn cảnh lịch sử để giận thì giận mà thương thì thương.
 

jacquou

New Member
Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Anh yếc cái gì. mấy dân Mã Lai, Miến Điện, Kênia gì giò đó cũng thuộc địa của Anh đấy. Chưa kể cái vụ bọn Anh nó vào VN mở đường cho Pháp theo lao năm 1945.
Ấn nó lớn lại rộng Anh ko quản nổi lên phải cho nó tự trị sớm.
Tự do là con dao 2 lưỡi, nói chung khi xã hội dân trí lên cao và lối sống cá nhân chủ nghĩa thì người ta ý thức được tự do cá nhân. Như con cái ko muốn cha mẹ xem nhật ký của cá nhân mình ấy. Mà cha mẹ lại muốn quản con cái cho chặt nên lại hay xâm phạm đời tư của con cái.
 
Re: Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Anh yếc cái gì. mấy dân Mã Lai, Miến Điện, Kênia gì giò đó cũng thuộc địa của Anh đấy. Chưa kể cái vụ bọn Anh nó vào VN mở đường cho Pháp theo lao năm 1945.
Ấn nó lớn lại rộng Anh ko quản nổi lên phải cho nó tự trị sớm.
Tự do là con dao 2 lưỡi, nói chung khi xã hội dân trí lên cao và lối sống cá nhân chủ nghĩa thì người ta ý thức được tự do cá nhân. Như con cái ko muốn cha mẹ xem nhật ký của cá nhân mình ấy. Mà cha mẹ lại muốn quản con cái cho chặt nên lại hay xâm phạm đời tư của con cái.
Search google sẽ thấy khá nhiều bài viết hay tranh luận về thuộc địa của Anh sau này lại phát triển hơn thuộc địa của các đế quốc Tây Âu khác. Nhìn rộng ra ngoài phạm vi Châu Á thì không thiếu những nước thành công như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Hongkong, Singapore. Bác lôi Malay là hơi bị nhầm đấy, ít ra nó phát triển gấp nhiều lần VN, Myanmar thì bị quân đội đảo chính mấy chục năm nay, mới được Mỹ bỏ cấm vận gần đây (thế mà GDP bình quân ước tính 1400$, cao hơn VN 1 tí), và khá đông các nước ở caribe tuy không phát triển lắm nhưng hầu hết cũng thuộc nhóm các nước trung bình khá. Có thể vẫn có những nước nghèo như Bangladesh hay Kenya nghèo thật, nhưng nếu so với danh sách thuộc địa của Pháp xem. Có nước nào khá khẩm nổi không?

Tất nhiên là mình chả ca ngợi gì Anh, xét nhiều khía cạnh khác thì thấy dân Anh khá tàn bạo khi tiêu diệt hầu hết người bản địa da đỏ tại Bắc Mỹ để hình thành nên 13 bang thuộc địa ở Mỹ. Nhưng quả thật nhìn lại thì thấy việc bị Pháp đô hộ là 1 trong những điều kém may mắn nhất của VN, ai thích thì Pháp mà thấy bị xúc phạm thì xin lỗi chứ riêng mình đánh giá dân Pháp khá là đểu.
 

lengockhanhi

Film critic
Dân tộc nào cũng có người xấu, kẻ tốt, nhưng điều đáng buồn là người Việt Nam ít khi nào biết học tập, tiếp thu cái tốt của người khác, nói cách khác; điều đáng học thì không học, còn những thứ xấu xí thì lại học rất chăm chỉ và mau chóng.

Ví dụ: Khi Pháp chiếm Việt Nam, họ cũng mở trường, dạy chữ Quốc ngữ, khoa học nghệ thuật, y khoa, nhưng chỉ có vài người Việt của mình học hành giỏi giang, còn đa số người dân thì chỉ lo ăn nhậu, chơi bời, khư khư giữ lấy những hủ tục. Tới khi độc lập năm 45 rồi gần như đa số người Việt còn bị mù chữ. Lên án Pháp mở ít trường học là không hoàn toàn đúng, vì những người có học tại sao không dạy lại cho người chưa biết, giống phong trào bình dân học vụ đã làm ?
Pháp cũng đã truyền bá 1 số tư tưởng tiến bộ, như nam nữ bình quyền, trọng thương mại, vê sinh phòng bệnh, ... nhưng dân Việt Nam chẳng mấy ai nghe theo, mà ngược lại những thói hư tật xấu của người Pháp thì học rất mau, từ cờ bạc, hút sách, mại dâm cho tới trưởng giả đòi làm sang, thói quan liêu công chức...

Bây giờ mở cửa rộng ra giao lưu với thế giới, mọi chuyện lại tái diễn y như vậy. Internet mở ra thì người việt nam toàn truy tìm từ khóa Sex, bẻ khóa, hack, phim ảnh đồi trụy. Còn khoa học, kỹ thuật, văn hóa hay đẹp của nhân loại thì không mấy người quan tâm.
Cứ nhìn trang wikipedia thì rõ, những chủ đề về ca sĩ, diễn viên, game, thì bài viết rất dày công, rất chi tiết, trong khi chủ đề khoa học thì không có một bài tiếng việt nào ra hồn hết.
 

thich_xem_phim

Active Member
Thật ra Việt Nam cũng muốn học hỏi những việc các nước phát triển đã làm trong quá khứ để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu, nhưng buồn thay lại bị chính các nước ấy hay các tổ chức quốc tế (WTO, WB, IMF) cấm cản hoài ấy chứ. Chẳng hạn, kinh tế Việt Nam muốn phát triển như Mỹ hiện nay thì phải học những việc Mỹ đã làm trong quá khứ như thế này.

Trên thực tế nước Mỹ là 1 quốc gia bảo hộ cho kinh tế nhiều nhất trong lịch sử. Về truyền thống, Mỹ đã có những loại thuế được bảo hộ cao nhất trên thế giới, nhiều đến mức mà 1 nhà sử học kinh tế hàng đầu trong 1 cuốn sách do NXB Đại học Chicago ấn hành gần đây đã mô tả Mỹ như là “mẫu quốc và pháo đài của chủ nghĩa bảo hộ hiện đại.” Ví dụ, ở thế kỉ 19, khi châu Âu đang thực sự đùa nghịch với trò chơi laissez faire trong 1 thời gian ngắn, thì những biểu thuế của Mỹ cao hơn của họ 5 lần – và đó là giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nó tiếp tục diễn ra cho đến tận ngày nay. Nước Mỹ đã phát triển ngành công nghiệp thép 1 thế kỉ trước, bởi vì nó vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc của “thị trường tự do”, và nó có khả năng phục hồi vào khoảng thập niên cuối bằng cách đánh thuế cao thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Mỗi ngày, hàng chục triệu người Mỹ trả tiền taxi và mua bánh mì sandwich với 1 tờ "Hamilton" hay 1 tờ "Lincoln" và nhận tiền thừa bằng những tờ "Washington" mà không nhận ra rằng những chính trị gia tôn kính này là những người theo chế độ bảo hộ khó chịu mà hầu hết các phương tiện truyền thông của nước họ vẫn hay chỉ trích.

Các tổng thống quá cố không thể nói được. Nhưng nếu họ có thể, họ sẽ nói với người Mỹ và những người khác trên thế giới về các chính sách mà các thế hệ kế cận của họ đang đẩy mạnh hiện nay là đối lập như thế nào với những gì họ đã sử dụng để chuyển đổi 1 nền kinh tế nông nghiệp xếp thứ 2, phụ thuộc về lao động nô lệ thành 1 cường quốc công nghiệp mạnh nhất thế giới.

Bất chấp lịch sử của riêng họ, các nước giàu vẫn ép các nước đang phát triển sử dụng các chính sách thương mại tự do, thị trường tự do mà họ đã không sử dụng khi còn là các nước đang phát triển. Họ nói với các nước đang phát triển rằng "hãy làm như tôi nói, đừng làm như tôi đã làm". Đểu thế đấy.
 
Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Em nghĩ không hẳn chỉ là câu chuyện của bảo hộ đâu, còn liên quan tới những vấn đề về cải cách dân chủ. Việc bảo hộ của VN ở đây cũng tương đối khác với bảo hộ kiểu Mỹ khi sự cai trị ở VN là 1 chế độ chuyên chính. Nó vẫn có những cái cực đoan của riêng nó, mà người thu lợi chính yếu vẫn là những người nằm trogn hệ thống cai trị, trong khi dân thường thì được hưởng phúc lợi quá ít.
Hình thức bảo hộ có thể vẫn còn, nhưng sẽ dần mất đi khi luật quốc tế về tự do thương mại ngày càng có hiệu lực, thứ mà trước đây ở Mỹ hay các nước pt chưa bị khống chế.
 
Ðề: Re: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Dân tộc nào cũng có người xấu, kẻ tốt, nhưng điều đáng buồn là người Việt Nam ít khi nào biết học tập, tiếp thu cái tốt của người khác, nói cách khác; điều đáng học thì không học, còn những thứ xấu xí thì lại học rất chăm chỉ và mau chóng.

Ví dụ: Khi Pháp chiếm Việt Nam, họ cũng mở trường, dạy chữ Quốc ngữ, khoa học nghệ thuật, y khoa, nhưng chỉ có vài người Việt của mình học hành giỏi giang, còn đa số người dân thì chỉ lo ăn nhậu, chơi bời, khư khư giữ lấy những hủ tục. Tới khi độc lập năm 45 rồi gần như đa số người Việt còn bị mù chữ. Lên án Pháp mở ít trường học là không hoàn toàn đúng, vì những người có học tại sao không dạy lại cho người chưa biết, giống phong trào bình dân học vụ đã làm ?
Pháp cũng đã truyền bá 1 số tư tưởng tiến bộ, như nam nữ bình quyền, trọng thương mại, vê sinh phòng bệnh, ... nhưng dân Việt Nam chẳng mấy ai nghe theo, mà ngược lại những thói hư tật xấu của người Pháp thì học rất mau, từ cờ bạc, hút sách, mại dâm cho tới trưởng giả đòi làm sang, thói quan liêu công chức...

Bây giờ mở cửa rộng ra giao lưu với thế giới, mọi chuyện lại tái diễn y như vậy. Internet mở ra thì người việt nam toàn truy tìm từ khóa Sex, bẻ khóa, hack, phim ảnh đồi trụy. Còn khoa học, kỹ thuật, văn hóa hay đẹp của nhân loại thì không mấy người quan tâm.
Cứ nhìn trang wikipedia thì rõ, những chủ đề về ca sĩ, diễn viên, game, thì bài viết rất dày công, rất chi tiết, trong khi chủ đề khoa học thì không có một bài tiếng việt nào ra hồn hết.
Nhi nói vậy cũng chưa đúng. Thời thực dân Pháp chiếm đóng, không phải ai cũng được tự do tìm đến với học thuật, khi mà tầng lớp cầm quyền cấu kết với thực dân kìm kẹp và bóc lột tầng lớp bần cố nông hoặc công nhân. Hầu như chỉ những người nằm trong giới thượng lưu, cầm quyền, tư sản hoặc tiểu tư sản mới có điều kiện được được ăn học thực sự. Mỗi 1 phong trào đều mang theo những sứ mệnh chính trị nhất định, phong trào thế nào được khi chính sách ngu dân vẫn là 1 trong những chính sách để duy trì sự cai trị của thực dân và phong kiến. Kể cả ở thời điểm này, những bất cập của nền giáo dục ở VN vẫn không thoát khỏi cái bóng của chính sách ngu dân ấy.

Từ khóa Sex vẫn là 1 trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Internet không hoàn toàn nói lên người Việt không chịu tiếp thu cái tốt đẹp. Đây là những ẩn ức mang tính xã hội đang tìm cách để giải tỏa. Kể cả khi VN nếu như đã đang thực sự phát triển, thì từ này có khi vẫn là 1 trong những từ được tìm kiếm nhiều nhất trên Internet.
 
Bên trên