Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Với việc Google và Samsung đang phát triển mối quan hệ đối tác gần gũi hơn bao giờ hết thì thời điểm hiện tại không phải là thích hợp để thử và mở ra một cuộc đối đầu trực diện trong thế giới Android. Gã khổng lồ công nghệ của Hàn Quốc đã vượt lên và chiếm ưu thế lớn trước các đối thủ của mình và hiện tại thì họ vẫn ở vị trí đó không chỉ ở Mỹ mà còn ở thị trường nước ngoài. Để tìm đường chống lại những thách thức đó, Lenovo đã quyết định mua lại Motorola Mobility với giá 2,91 tỷ USD và nỗ lực trở thành một nhà cung cấp smartphone trên toàn thế giới.
Ngày nay là một trong những nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới, nhưng trước đây, Lenovo hoàn toàn vô danh cho đến năm 2005 khi mà Lenovo mua lại thương hiệu ThinkPad của IBM thì họ đã trở nên nổi tiếng. Lenovo mua lại mảng kinh doanh PC của IBM với mức giá 1,75 tỷ USD và họ đã được rất nhiều trong thương vụ này. Chỉ sau một đêm, thương hiệu Lenovo đã vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc, được cả thế giới biết đến.
Và bây giờ, Lenovo lại muốn làm lại điều tương tự trong thị trường smartphone, mặc dù nó không có nghĩa đây là nỗ lực mới của họ. Đã có nhiều tin đồn về việc Lenovo sẽ mua lại một hãng điện thoại danh tiếng, như là việc mua lại Palm (thông qua Nokia), mua lại HTC hay là mua lại BlackBerry (cuối cùng bị cản trở bởi chính phủ Canada) nhưng rồi thì một cái tên cũng chính thức trở thành của Lenovo, một hãng điện thoại đã phải bán mình cho Google và giờ lại ngã vào vòng tay của gã khổng lồ Trung Quốc.
Mặc dù được biết đến với việc kinh doanh máy tính nhưng Lenovo thực sự bán các thiết bị di động nhiều hơn PC, và phần lớn trong số đó là ở thị trường nội địa Trung Quốc. Nhiệm vụ bây giờ là mở rộng việc bán hàng sang các nước khác, tuy nhiên với những thị trường phát triển quan trọng như Mỹ và Tây Âu thì không phải là một điều dễ dàng. Samsung và Apple đã đi trước với một khoảng cách rất xa, được củng cố thông qua mạng lưới bán lẻ và tiếp thị rộng rãi, có nghĩa là nếu Lenovo muốn chen chân thì sẽ phải sẵn sàng cho những khoản chi tiêu lớn và đưa ra những quyết định khó khăn.
Có thể sẽ không có tin tức tuyệt vời nào cho bất cứ ai mong muốn nhìn thấy Motorola tiếp tục hoạt động theo quỹ đạo hiện tại. Nhà sản xuất điện thoại này đã hồi sinh hình ảnh thương hiệu của mình dưới sự lãnh đạo của Google, với nhà máy lắp ráp Texas và Moto X và Moto G có giá cũng tích cực, nhưng nó cũng tiêu tốn quá nhiều tiền và doanh số bán hàng không được như kỳ vọng. Và bây giờ, Lenovo phải lựa chọn để có những biện pháp mạnh đối với các hoạt động của Motorola hoặc là giữ lại thông điệp đẹp đẽ "made in America" đối với người dùng.
Lenovo đã sản xuất một số PC tại một nhà máy ở Bắc Carolina, điều này có nghĩa là họ hiểu được những lợi ích rõ ràng trong việc sản xuất những sản phẩm của mình tại Mỹ, với những danh tiếng và uy tín mà nó mang lại. Tuy nhiên, CEO của Lenovo là Yang Yuanqing cho biết là hiện tại vẫn chưa có kế hoạch chính xác nào: “Chúng tôi sẽ đánh giá những gì là tốt nhất cho hãng (liên quan đến việc sản xuất ở Mỹ). Hiện tại, hầu hết việc sản xuất đều được thực hiện bên ngoài. Chúng tôi sẽ xem xét điều đó".
Tuy không phải chiếm thị phần lớn nhất nhưng thị trường smartphone ở Mỹ vẫn là quan trọng nhất. Nokia và Sony đã cho ta thấy họ đã khó khăn như thế nào khi muốn trở thành nhà sản xuất toàn cầu khi tiếp cận thị trường Mỹ và hiện tại, sự hiện diện các sản phẩm của họ trong các cửa hàng ở Mỹ vẫn không đáng kể. Lenovo đang giảm trở ngại đó với con bài Motorola, bao gồm cả việc sản xuất ngay tại Mỹ và mối quan hệ với nhà phân phối Verizon. Theo như thỏa thuận khi mua lại thì Lenovo sẽ được hưởng lợi từ mối quan hệ với 50 nhà phân phối mới, trong đó thì Verizon là lớn nhất và quan trọng nhất. Ngoài ra CEO Yang Yuanqing cũng thường xuyên nhắc đi nhắc lại từ “toàn cầu” trong việc mua lại Motorola với mục tiêu là lặp lại thành công của Lenovo ở thị trường rộng lớn hơn Trung Quốc.
Mặc dù vẫn còn chưa nhất quán về các chi tiết trong kế hoạch của mình, Lenovo đã tiết lộ rằng họ dự định sử dụng tên của Motorola ở châu Mỹ và duy trì thương hiệu riêng của mình ở Trung Quốc. Quan trọng hơn việc mua lại là làm thế nào để việc tiếp quản này sẽ ảnh hưởng đến chất chứ không phải chỉ là tiếp thị cho các thiết bị trong tương lai. Khi Google sở hữu Motorola đã bắt đầu cung cấp bản cập nhật Android thậm chí còn nhanh hơn so với dự kiến. Moto X được coi là một trong những thiết bị cầm tay tốt nhất trên thị trường, và các phần mềm được phát triển hữu ích khi trong năm 2013, Moto X được tán dương về sự hiệu quả của nó. Khi Lenovo tiếp quản, liệu các sản phẩm của Motorola có phải chịu sự tra tấn về thời gian cập nhật phần mềm và những ứng dụng cồng kềnh hay không?
Một lý do để giữ vững niềm tin với Lenovo là dựa vào lịch sử hoạt động của họ. Trong tháng 9/2012, Lenovo hứa sẽ làm cho bộ phận điện thoại di động đang thua lỗ của mình có lợi nhuận trong vòng 6 tháng và vào đầu năm 2013 điều đó đã thành hiện thực. Sau đó, vào giữa năm ngoái, Yuanqing nói Lenovo dự định bán điện thoại ở Mỹ trong vòng một năm và bây giờ anh ta đã có thể làm điều đó với 2,91 tỷ USD để hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên, giao diện người dùng và phần mềm trong hệ sinh thái của Lenovo vẫn không phải là điều đảm bảo cho những thành công trong tương lai.
Khi Lenovo mua dòng ThinkPad, họ không chỉ mua tên. Một đội ngũ giàu kinh nghiệm bao gồm cả giám đốc điều hành của IBM đã mang lại những hiệu quả lớn trong quản lý, trong khi đó thì việc nghiên cứu và thiết kế cũng giữ được tiêu chuẩn trước đó nhờ vào việc lưu giữ những người như Arimasa Naitoh, cha đẻ của dòng ThinkPad. Điều này không hoàn toàn đúng với Motorola, khi không bao gồm các nhóm Advanced Technology and Projects (Công nghệ nâng cao và những dự án) do Regina Dugan (cựu giám đốc của DARPA) đứng đầu. Không có bộ phận nghiên cứu sáng tạo của Moto, chịu trách nhiệm cho những modul điện thoại mới và những concept đột phá. Lenovo đã không hướng nhiều đến sự đổi mới cũng như tầm nhìn.
Tất cả những điều trên đều hướng tới mục tiêu là có một cái tên mà người Mỹ có thể tin tưởng và đầu tư những đồng đô la của họ. Lenovo đã chứng minh rằng họ có thể làm mới lại một thương hiệu với việc mua lại ThinkPad nhưng thách thức là lớn hơn rất nhiều đối với Motorola. Doanh số bán hàng nghèo nàn, hoạt động không có lợi nhuận, và tinh thần nhân viên xuống đến mức thấp nhất sau 2 vụ mua lại chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm. Tất cả những Motorola mang lại là tên và lịch sử của nó. Và điều đó có giá trị bao nhiêu?
Theo theverge.com