lengockhanhi
Film critic
Đạo diễn:Hiroaki Matsuyama
Kịch bản:
Tsutomu Kuroiwa
Michinao Okada
Toshio Yoshitaka
Dựa theo Manga Liar Game của Shinobu Kaitani
Diễn viên chính
Toda Erika trong vai cô bé Kanzaki Nao
Matsuda Shota vai trùm lừa đảo Akiyama Shinichi
Sản xuất: Fuji Television và Toho
Khởi chiếu tại Nhật: 6/3/2010
Cách đây không lâu, Nhi đã có đánh giá là phim Liar Game - The final stage là phim thriller hay nhất vào tuần cuối tháng 3. Tại Nhật, bộ phim đã gây chấn động khi đứng trong top xếp hạng trong 5 tuần liên tiếp, trong buổi chiếu đầu tiên những nhà hát với sức chứa hơn 700 người đều hết vé và người ta tính là có hơn 1 triệu khán giả đã xem phim Liar Game này. Sau đó nhờ dĩa Bluray mà khán giả trên thế giới biết tới bộ phim.
có điều gì không bình thường khi một phim Nhật gây ra cơn sốt đến thế ?
Thực ra, tại Châu Á thì nền điện ảnh Nhật chỉ phát triển ở mức vừa phải vào thời điểm hiện nay, không bằng Hong Kong, không bằng Hàn Quốc. Nếu không tính đến những phim Anime, Samurai vốn là đặc sản thì rất hiếm phim Nhật có giá trị quốc tế, vì vốn đầu tư thấp, kịch bản dàn trải, lối diễn xuất thiếu tự nhiên, phong cách lập dị của diễn viên và do hàng rào ngôn ngữ.
Tuy nhiên có thể nói Nhật là nơi phát sinh ra những ý tưởng sáng tạo độc đáo nhất thế giới cho ngành giải trí. Chính tại Nhật đã sinh ra những chủ đề như hiệp sĩ mù, khủng long godzilla, ninja... và gần đây là những đề tài thriller ăn khách như Death Note và Liar Game.
Liar Game là 1 bộ truyện tranh Nhi rất thích, và Nhi đã xem bộ TV drama của nó một cách hứng thú. Hiếm có phim drama, thriller nào có thể vừa đơn giản, lại vừa hấp dẫn như chủ đề trong Liar game. Nội dung chính của Liar Game dựa trên học thuyết trò chơi, một ngành Toán học có nhiều ứng dụng trong ngành Kinh tế, quốc phòng và chính trị... Các bạn học kinh tế ngành Toán chắc biết rất rõ về học thuyết trò chơi, với những bài toán kinh điển như Song đề tù nhân, lý thuyết cân bằng của Nash... nhưng Liar Game đã áp dụng học thuyết này để tạo ra những trò chơi cụ thể và rất độc đáo mà trong đó những nhân vật sử dụng mưu mẹo để đấu trí với nhau. Bản thân các trò chơi trong lý thuyết này có thể thắng nếu dựa vào lòng tin và sự hợp tác, nhưng Liar Game lại cho thấy sự phức tạp trong nhân cách con người, những tình huống kịch tính từ đó phát sinh, khi người ta tiêu diệt nhau, phản bội nhau, và chỉ có kẻ thông minh nhất có thể tồn tại và thắng.
Trong serie truyền hình, những trò chơi bám sát theo manga, và luật chơi đi từ đơn giản đến phức tạp vào các vòng đấu sau, bản điện ảnh lần này cho chúng ta xem một trò chơi cuối cùng, nhiều kịch tính nhất và khó khăn nhất: trò chơi vườn địa đàng, với 11 người tham gia, 3 quả táo vàng, bạc và đỏ để lựa chọn, số đông sẽ thắng. Xác suất thắng trong trò chơi có thể là 100% (nếu tất cả cùng chọn táo đỏ) nhưng cũng có thể là 0%, có vẻ như quy luật và lòng tham của con người có thể sẽ dẫn 11 người đó đi mãi vào vòng xoáy của hận thù và mất mát, ngoài ra nó còn là cuộc đấu trí giữa kẻ giấu mặt X và người hùng của chúng ta là trùm lừa đảo Akiyama Shinichi. bằng trí thông minh của mình, Shinichi đã tạo ra các chiến thuật, điều khiển trò chơi và tìm ra kẻ phá đám giấu mặt X vào cuối phim.
Nếu bạn chưa bao giờ biết đến liar Game, bạn hãy thử xem 1 lần, và bạn sẽ ngạc nhiên và thích thú trước những ý tưởng thông minh, chặt chẽ của bộ phim, nhất là các bạn yêu môn toán và logic.
Kịch bản:
Tsutomu Kuroiwa
Michinao Okada
Toshio Yoshitaka
Dựa theo Manga Liar Game của Shinobu Kaitani
Diễn viên chính
Toda Erika trong vai cô bé Kanzaki Nao
Matsuda Shota vai trùm lừa đảo Akiyama Shinichi
Sản xuất: Fuji Television và Toho
Khởi chiếu tại Nhật: 6/3/2010

Cách đây không lâu, Nhi đã có đánh giá là phim Liar Game - The final stage là phim thriller hay nhất vào tuần cuối tháng 3. Tại Nhật, bộ phim đã gây chấn động khi đứng trong top xếp hạng trong 5 tuần liên tiếp, trong buổi chiếu đầu tiên những nhà hát với sức chứa hơn 700 người đều hết vé và người ta tính là có hơn 1 triệu khán giả đã xem phim Liar Game này. Sau đó nhờ dĩa Bluray mà khán giả trên thế giới biết tới bộ phim.
có điều gì không bình thường khi một phim Nhật gây ra cơn sốt đến thế ?
Thực ra, tại Châu Á thì nền điện ảnh Nhật chỉ phát triển ở mức vừa phải vào thời điểm hiện nay, không bằng Hong Kong, không bằng Hàn Quốc. Nếu không tính đến những phim Anime, Samurai vốn là đặc sản thì rất hiếm phim Nhật có giá trị quốc tế, vì vốn đầu tư thấp, kịch bản dàn trải, lối diễn xuất thiếu tự nhiên, phong cách lập dị của diễn viên và do hàng rào ngôn ngữ.
Tuy nhiên có thể nói Nhật là nơi phát sinh ra những ý tưởng sáng tạo độc đáo nhất thế giới cho ngành giải trí. Chính tại Nhật đã sinh ra những chủ đề như hiệp sĩ mù, khủng long godzilla, ninja... và gần đây là những đề tài thriller ăn khách như Death Note và Liar Game.
Liar Game là 1 bộ truyện tranh Nhi rất thích, và Nhi đã xem bộ TV drama của nó một cách hứng thú. Hiếm có phim drama, thriller nào có thể vừa đơn giản, lại vừa hấp dẫn như chủ đề trong Liar game. Nội dung chính của Liar Game dựa trên học thuyết trò chơi, một ngành Toán học có nhiều ứng dụng trong ngành Kinh tế, quốc phòng và chính trị... Các bạn học kinh tế ngành Toán chắc biết rất rõ về học thuyết trò chơi, với những bài toán kinh điển như Song đề tù nhân, lý thuyết cân bằng của Nash... nhưng Liar Game đã áp dụng học thuyết này để tạo ra những trò chơi cụ thể và rất độc đáo mà trong đó những nhân vật sử dụng mưu mẹo để đấu trí với nhau. Bản thân các trò chơi trong lý thuyết này có thể thắng nếu dựa vào lòng tin và sự hợp tác, nhưng Liar Game lại cho thấy sự phức tạp trong nhân cách con người, những tình huống kịch tính từ đó phát sinh, khi người ta tiêu diệt nhau, phản bội nhau, và chỉ có kẻ thông minh nhất có thể tồn tại và thắng.


Trong serie truyền hình, những trò chơi bám sát theo manga, và luật chơi đi từ đơn giản đến phức tạp vào các vòng đấu sau, bản điện ảnh lần này cho chúng ta xem một trò chơi cuối cùng, nhiều kịch tính nhất và khó khăn nhất: trò chơi vườn địa đàng, với 11 người tham gia, 3 quả táo vàng, bạc và đỏ để lựa chọn, số đông sẽ thắng. Xác suất thắng trong trò chơi có thể là 100% (nếu tất cả cùng chọn táo đỏ) nhưng cũng có thể là 0%, có vẻ như quy luật và lòng tham của con người có thể sẽ dẫn 11 người đó đi mãi vào vòng xoáy của hận thù và mất mát, ngoài ra nó còn là cuộc đấu trí giữa kẻ giấu mặt X và người hùng của chúng ta là trùm lừa đảo Akiyama Shinichi. bằng trí thông minh của mình, Shinichi đã tạo ra các chiến thuật, điều khiển trò chơi và tìm ra kẻ phá đám giấu mặt X vào cuối phim.
Nếu bạn chưa bao giờ biết đến liar Game, bạn hãy thử xem 1 lần, và bạn sẽ ngạc nhiên và thích thú trước những ý tưởng thông minh, chặt chẽ của bộ phim, nhất là các bạn yêu môn toán và logic.
Chỉnh sửa lần cuối: