torune
Film critic
Hologram (ảnh toàn ký) đã và đang trở nên phổ biến hơn trong những năm trở lại đây, nó mang đến cho khán giả những trải nghiệm siêu việt hơn nhờ khả năng tạo khối khiến hình ảnh 3D gần giống với một sản phẩm thực tế.
Mới đây, các nhà khoa học của Tập đoàn Digital Nature đến từ trường Đại học Tsukuba đã tiến thêm một bước trong quá trình nghiên cứu: tạo hologram tương tác với người dùng thông qua thao tác chạm.
Ảnh 3D chiều được phát ra từ một máy chiếu laser chính xác tới 10[SUP]-15[/SUP] giây (một phần một triệu tỷ giây), hay còn được biết đến với tên gọi laser femtosecond (femto-giây) - hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong các phòng mổ mắt. Các nhà nghiên cứu bắn những chùm sáng kéo dài từ 30 đến 270 femto-giây để tạo ra hình ảnh nổi có thể tích trên dưới 1 cm[SUP]3[/SUP], cấu thành từ 4.000 đến 200.000 điểm ảnh 3 chiều (gọi là voxel; voxel = volume + pixel).
Thể tích của hologram trên dưới 1 cm3
Đầu tiên, các laser chiếu vào một vùng khí, ion hóa các phân tử , khiến chúng phát sáng. Hỗn hợp phân tử bị ion hóa sẽ tồn tại ở thể plasma. Vì plasma là một trạng thái vật chất (tương tự: rắn, lỏng, khí) nên làn da của con người có thể cảm nhận được. Theo lời Yoichi Ochiai - trưởng nhóm nghiên cứu, chạm vào ảnh hologram giống như chạm vào cát mịn; trong khi, một vài người khác cho rằng họ cảm thấy tê tê (giống như đang chạm vào một vẫn dẫn điện).
Để hologram có thể tương tác, một camera được đặt bên dưới đóng vai trò cảm biến ghi lại động tác của người dùng, sau đó chuyển dữ liệu đến nguồn phát. Nguồn phát lập trình trở lại, rồi cho ra kết quả tương ứng. Ví dụ như trong hình, ngón tay chạm vào trái tim, trái tim vỡ. Hoặc, ngón tay chạm vào ô trống, một dấu tick xuất hiện.
Vật chất ở trạng thái plasma
Lý giải cho việc sử dụng độ dài xung cực kỳ ngắn: vì mục đích an toàn. Trước đó, nhóm nghiên cứu đã thử dùng xung nhịp đơn vị nano-giây nhưng nó gây ra 2 khó khăn nhất định: một - đốt cháy da của người tiếp xúc; hai - độ phân giải không cao.
Ông Ochiai cho biết, đây là bằng chứng cho những gì họ có thể làm được. Nhóm muốn tăng kích cỡ của hologram. Hiện tại, họ bị giới hạn bởi độ điều biến ánh sáng. Bên cạnh đó, khối hình ảnh chỉ sử dụng 1W, chưa tận dụng hết công suất 7W mà máy chiếu laser cung cấp.
Hình ảnh phòng thí nghiệm
Sơ đồ cấu hình các dụng cụ liên quan
[video=youtube;96fpHVMVtxE]https://www.youtube.com/watch?v=96fpHVMVtxE[/video]
Thử nghiệm tương tác: cô tiên bay, trái tim vỡ và hộp đánh dấu
[video=youtube;AoWi10YVmfE]https://www.youtube.com/watch?v=AoWi10YVmfE[/video]
Clip lý mô tả chi tiết từ dụng cụ và cấu hình của thí nghiệm

Mới đây, các nhà khoa học của Tập đoàn Digital Nature đến từ trường Đại học Tsukuba đã tiến thêm một bước trong quá trình nghiên cứu: tạo hologram tương tác với người dùng thông qua thao tác chạm.
Ảnh 3D chiều được phát ra từ một máy chiếu laser chính xác tới 10[SUP]-15[/SUP] giây (một phần một triệu tỷ giây), hay còn được biết đến với tên gọi laser femtosecond (femto-giây) - hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong các phòng mổ mắt. Các nhà nghiên cứu bắn những chùm sáng kéo dài từ 30 đến 270 femto-giây để tạo ra hình ảnh nổi có thể tích trên dưới 1 cm[SUP]3[/SUP], cấu thành từ 4.000 đến 200.000 điểm ảnh 3 chiều (gọi là voxel; voxel = volume + pixel).

Thể tích của hologram trên dưới 1 cm3
Đầu tiên, các laser chiếu vào một vùng khí, ion hóa các phân tử , khiến chúng phát sáng. Hỗn hợp phân tử bị ion hóa sẽ tồn tại ở thể plasma. Vì plasma là một trạng thái vật chất (tương tự: rắn, lỏng, khí) nên làn da của con người có thể cảm nhận được. Theo lời Yoichi Ochiai - trưởng nhóm nghiên cứu, chạm vào ảnh hologram giống như chạm vào cát mịn; trong khi, một vài người khác cho rằng họ cảm thấy tê tê (giống như đang chạm vào một vẫn dẫn điện).
Để hologram có thể tương tác, một camera được đặt bên dưới đóng vai trò cảm biến ghi lại động tác của người dùng, sau đó chuyển dữ liệu đến nguồn phát. Nguồn phát lập trình trở lại, rồi cho ra kết quả tương ứng. Ví dụ như trong hình, ngón tay chạm vào trái tim, trái tim vỡ. Hoặc, ngón tay chạm vào ô trống, một dấu tick xuất hiện.

Vật chất ở trạng thái plasma
Lý giải cho việc sử dụng độ dài xung cực kỳ ngắn: vì mục đích an toàn. Trước đó, nhóm nghiên cứu đã thử dùng xung nhịp đơn vị nano-giây nhưng nó gây ra 2 khó khăn nhất định: một - đốt cháy da của người tiếp xúc; hai - độ phân giải không cao.
Ông Ochiai cho biết, đây là bằng chứng cho những gì họ có thể làm được. Nhóm muốn tăng kích cỡ của hologram. Hiện tại, họ bị giới hạn bởi độ điều biến ánh sáng. Bên cạnh đó, khối hình ảnh chỉ sử dụng 1W, chưa tận dụng hết công suất 7W mà máy chiếu laser cung cấp.

Hình ảnh phòng thí nghiệm

Sơ đồ cấu hình các dụng cụ liên quan
[video=youtube;96fpHVMVtxE]https://www.youtube.com/watch?v=96fpHVMVtxE[/video]
Thử nghiệm tương tác: cô tiên bay, trái tim vỡ và hộp đánh dấu
[video=youtube;AoWi10YVmfE]https://www.youtube.com/watch?v=AoWi10YVmfE[/video]
Clip lý mô tả chi tiết từ dụng cụ và cấu hình của thí nghiệm



Theo PopSciene