Angus_Bert
Film critic
Trong cuộc chiến không cân sức cạnh tranh lại hai nền tảng iOS và Android trên thị trường di động, Microsoft đang phải đối mặt với bài toán đau đầu rằng Windows Phone vẫn đang còn quá ít ứng dụng nếu so sánh với hai đối thủ. Có lẽ giải pháp mà hãng đang cân nhắc đây sẽ là lời giải cho vấn đề này.
Trước đây thì đã từng có một vài người đưa ra lời khuyên dành cho Microsoft rằng họ nên bỏ luôn Windows Phone, và tạo ra một hệ điều hành khác dựa trên nền tảng Android - giống như cách Amazon đã làm với dòng tablet Kindle Fire - nhưng tất nhiên điều này là gần như không thể. Tuy vậy với việc Nokia đang tự phát triển riêng một mẫu smartphone chạy nền tảng Android, và một loạt ứng dụng hứa hẹn mới từ Android sẽ đổ bộ sang WP, liệu Microsoft có thật sự nên cân nhắc khả năng không tưởng kia?
Một nguồn tin thân cận của trang TheVerge mới đây đã cho biết rằng hãng đang thật sự cân nhắc việc cho phép các ứng dụng nền tảng Android chạy được luôn trên cả Windows và Windows Phone. Mặc dù kế hoạch vẫn đang chỉ nằm trên giấy tờ ở giai đoạn sơ khai, nhưng một số thành viên của Microsoft rất thích ý tưởng xuất hiện những ứng dụng Android ngay trong Windows và Windows Phone Stores. Mặc dù thế thì vẫn có quan điểm cho rằng hành động này là án tử dành cho nền tảng Windows. Và tất nhiên quyết định tối quan trọng như thế này thì hẳn Microsoft sẽ phải rất đắn đo cân nhắc.
[FLOAT=RIGHT]
[/FLOAT]
Xét về độ phổ biến thì Android là một phiên bản Windows trên thị trường di động - bởi vì chúng có mặt ở khắp mọi nơi. Với sự phát triển không ngừng trong thời gian qua thì Android cũng đang là chướng ngại vật lớn nhất trong nỗ lực bành trướng thị phần nền tảng di động của Microsoft. iOS có lẽ vẫn là hệ điều hành thu hút nhiều nhà phát triển nhất, nhưng Android cũng đang là đối trọng lớn không kém, còn Windows Phone thì vẫn ở đâu đó phía sau. Các ứng dụng Android thường có mặt ngay sau phiên bản bên iOS hay có khi là cùng lúc, rõ ràng đây là hai nền tảng đáng quan tâm nhất của giới dev. Còn với Microsoft, thì hãng vẫn đang vất vả với những con số về doanh thu cũng như số lượng ứng dụng. Việc để cho ứng dụng Android chạy được trên Windows Phone hay Windows có lẽ là một giải pháp tình thế tuyệt vời.
Hiển nhiên, đây là một câu chuyện mà chúng ta đã từng được nghe trước đó - Blackberry với thất bại trong việc lôi kéo người dùng đến với nền tảng BB10 bằng cách tận dụng kho ứng dụng Android. Tuy vậy, Microsoft thì lại là một câu chuyện khác: hãng có tiềm lực là một công ty lớn với hệ thống cơ sở vật chất, server và điện toán đám mây để thực hiện ý đồ của mình. Nokia rõ ràng là bán ra nhiều sản phẩm hơn Blackberry. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là tương lai tươi đẹp sẽ dành cho Microsoft nếu hãng thật sự để điều này xảy ra, cơ mà biết đâu số phận của MS khác Blackberry thì sao?
Về việc Nokia sắp ra mắt điện thoại chạy bản Android tùy biến và sẽ tích hợp các dịch vụ Microsoft, nguồn tin của The Verge nói kế hoạch của Microsoft thực chất không liên quan nhiều đến việc này. Hãng muốn cho phép ứng dụng Android chạy được trên Windows và đồng thời phải kiểm soát được kho ứng dụng đó, nhưng lại không muốn đảm nhận những việc hỗ trợ phức tạp. Vậy nên nếu kế hoạch được xúc tiến, có khả năng Microsoft sẽ dùng đến phần mềm của một bên thứ ba.
Vậy thì Microsoft sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ đấy ở đâu? Android có mặt trên Windows là một thứ rất lộn xộn, nhưng Intel và công ty phần mềm BlueStacks có lẽ sẽ là nơi tốt để bắt đầu. Intel đang tiến hành phát triển hệ thống Dual OS của họ, cho phép các nhà sản xuất máy tính có thể tạo ra các thiết bị chạy được cả Windows lẫn Android. Trong khi đó, AMD lại liên kết với Blue Stacks - cty có vốn đầu tư của cả Intel - để cho phép người dùng chạy ứng dụng Android ngay trong Windows bằng một con chip ARM tích hợp sâu. BlueStack cũng đã có phần mềm giả lập Android trên Windows được vài năm nay, và mới đây thì cũng đã kí hợp đồng với Lenovo và Asus để xuất xưởng những chiếc máy tính của họ.
Hiện vẫn chưa rõ là Intel và Blue Stacks có hứng thú gì với kế hoạch của Microsoft hay không. Một đại diện của Blue Stacks đã từ chối trả lời câu hỏi của TheVerge, nhưng một nguồn tin thân cận với Intel thì đã tiết lộ rằng chính nhà sản xuất chip này là người đã thúc ép Microsoft cho phép ứng dụng Android có mặt trên Windows Store.
Bất kể là ai có tham gia, thì bất kì phương pháp nào để ứng dụng Android chạy được trên Windows và Windows Phone cũng cần phải có tính đơn giản để người dùng có thể hiểu và sử dụng. Mặc dù rõ ràng là việc thiết lập môi trường ảo để Android chạy trên Windows là không hề đơn giản, nhưng nếu đống ứng dụng này có thể được cài đặt một cách dễ dàng và Microsoft cũng cho phép, thì chắc chắn người dùng cũng sẽ hưởng ứng. Cũng đã nhắc đến một lần, Blackberry cũng từng cố gắng nhưng không hề thành công, còn Amazon thì lại dính vấn đề ứng dụng không được cập nhật.
[FLOAT=LEFT]
[/FLOAT]
Cách tiếp cận này cũng đặt ra một câu hỏi các nhà phát triển sẽ làm cách nào để tinh chỉnh ứng dụng của họ cho phù hợp với hệ điều hành của Microsoft, và như thế thì sẽ khiến các dev riêng của Windows Phone càng bối rối hơn nữa. Rất có khả năng là các dev cũng sẽ từ bỏ luôn kiểu ứng dụng 'Metro' để chạy theo những cách thiết kế đơn giản hơn và sau đó chuyển chúng qua nền tảng của MS. Chắc chắn gã khổng lồ sẽ phải cân nhắc tất cả các khía cạnh công nghệ, mối quan hệ với đối tác và ảnh hưởng lên các mô hình kinh doanh trước đó trước khi đưa ra quyết định của mình.
Tại sao Microsoft lại muốn làm một hành động như thế này? Đơn giản thôi, đó là 'Sự bao quát, Mở rộng và Khác biệt'. Đó là cụm từ mà Microsoft đã từng dùng để miêu tả chiến lược của hãng trong những năm 1990. Microsoft đã dùng tất cả mọi trò để có thể thu hút các nhà phát triển quan tâm đến nền tảng Windows và Windows Phone của mình, đó là con đường để hãng có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường di động. Việc hỗ trợ Android và mang nó đến với Windows và Windows Phone có thể giúp Microsoft thu hẹp khoảng cách trong cuộc đua ứng dụng một cách tạm thời, nhưng nó cũng có thể giúp chặn đứng sự phát triển của người dùng các sản phẩm di động chạy Android và iOS.
Người tiêu dùng đến với Android bằng tài khoản Google của họ, và với iOS bằng tài khoảng iCloud. So sánh với nền tảng Windows 8 thì có rất ít người dùng sử dụng tài khoản của Microsoft. Hãng hiện tại đang bành trướng OneDrive (SkyDrive) ra các nền tảng khác như iOS, Android. Nhưng dù gì thì sự thiếu hụt ứng dụng vẫn là lỗ hổng lớn nhất của Windows và Windows Phone. Nếu ứng dụng Android hay thậm chí là các dịch vụ Office, OneDrive...trên các hệ điều hành cạnh tranh có thể giúp lôi kéo người dùng đến với MS, vậy thì có lẽ đó không phải là vấn đề nếu người dùng muốn sử dụng ứng dụng Android trên nền tảng Windows, miễn là họ vẫn sử dụng tài khoản của Microsoft để đăng nhập vào thiết bị của họ. Chiếc máy Android sắp tới đây của Nokia cũng là một nỗ lực lôi kéo đó, nhưng bằng con đường giá rẻ.
[FLOAT=RIGHT]
[/FLOAT]
Đối với Microsoft, ý tưởng ứng dụng Android chạy trên nền tảng Windows chủ yếu chỉ là để ngăn chặn người dùng đến với Android trong khi hãng vẫn đang cố gắng lôi kéo họ sử dụng dịch vụ của mình. Nếu Microsoft có thể thuyết phục thêm nhiều người dùng mua các thiết bị chạy Windows bởi vì giờ chúng cũng có thể chạy được ứng dụng Android, thì có lẽ nó chỉ giúp ích cho chính bản thân thiết bị đó. Và dù cho có trở thành sự thực thì chính sách này cũng phải đến năm 2015 với Windows 9 mới có thể thực hiện được. Gã khổng lồ phần mềm cũng đang tính hợp nhất Windows RT và Windows Phone trở thành một. Microsoft không thể nào làm lu mờ được Android, nhưng thành công trong lâu dài đòi hỏi người dùng phải có cái gì thật sự nghiêm túc về các thiết bị của hãng. Windows 8 đã là một ván bài mạo hiểm trong mảng PC, nhưng giờ Microsoft phải quyết định liệu họ có muốn đánh cược một lần nữa, trên thị trường di động hay không.
![]() |
Trước đây thì đã từng có một vài người đưa ra lời khuyên dành cho Microsoft rằng họ nên bỏ luôn Windows Phone, và tạo ra một hệ điều hành khác dựa trên nền tảng Android - giống như cách Amazon đã làm với dòng tablet Kindle Fire - nhưng tất nhiên điều này là gần như không thể. Tuy vậy với việc Nokia đang tự phát triển riêng một mẫu smartphone chạy nền tảng Android, và một loạt ứng dụng hứa hẹn mới từ Android sẽ đổ bộ sang WP, liệu Microsoft có thật sự nên cân nhắc khả năng không tưởng kia?
Một nguồn tin thân cận của trang TheVerge mới đây đã cho biết rằng hãng đang thật sự cân nhắc việc cho phép các ứng dụng nền tảng Android chạy được luôn trên cả Windows và Windows Phone. Mặc dù kế hoạch vẫn đang chỉ nằm trên giấy tờ ở giai đoạn sơ khai, nhưng một số thành viên của Microsoft rất thích ý tưởng xuất hiện những ứng dụng Android ngay trong Windows và Windows Phone Stores. Mặc dù thế thì vẫn có quan điểm cho rằng hành động này là án tử dành cho nền tảng Windows. Và tất nhiên quyết định tối quan trọng như thế này thì hẳn Microsoft sẽ phải rất đắn đo cân nhắc.
[FLOAT=RIGHT]
ANDROID LÀ MỘT PHIÊN BẢN CỦA WINDOWS TRÊN THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG |
Xét về độ phổ biến thì Android là một phiên bản Windows trên thị trường di động - bởi vì chúng có mặt ở khắp mọi nơi. Với sự phát triển không ngừng trong thời gian qua thì Android cũng đang là chướng ngại vật lớn nhất trong nỗ lực bành trướng thị phần nền tảng di động của Microsoft. iOS có lẽ vẫn là hệ điều hành thu hút nhiều nhà phát triển nhất, nhưng Android cũng đang là đối trọng lớn không kém, còn Windows Phone thì vẫn ở đâu đó phía sau. Các ứng dụng Android thường có mặt ngay sau phiên bản bên iOS hay có khi là cùng lúc, rõ ràng đây là hai nền tảng đáng quan tâm nhất của giới dev. Còn với Microsoft, thì hãng vẫn đang vất vả với những con số về doanh thu cũng như số lượng ứng dụng. Việc để cho ứng dụng Android chạy được trên Windows Phone hay Windows có lẽ là một giải pháp tình thế tuyệt vời.
Hiển nhiên, đây là một câu chuyện mà chúng ta đã từng được nghe trước đó - Blackberry với thất bại trong việc lôi kéo người dùng đến với nền tảng BB10 bằng cách tận dụng kho ứng dụng Android. Tuy vậy, Microsoft thì lại là một câu chuyện khác: hãng có tiềm lực là một công ty lớn với hệ thống cơ sở vật chất, server và điện toán đám mây để thực hiện ý đồ của mình. Nokia rõ ràng là bán ra nhiều sản phẩm hơn Blackberry. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là tương lai tươi đẹp sẽ dành cho Microsoft nếu hãng thật sự để điều này xảy ra, cơ mà biết đâu số phận của MS khác Blackberry thì sao?
Về việc Nokia sắp ra mắt điện thoại chạy bản Android tùy biến và sẽ tích hợp các dịch vụ Microsoft, nguồn tin của The Verge nói kế hoạch của Microsoft thực chất không liên quan nhiều đến việc này. Hãng muốn cho phép ứng dụng Android chạy được trên Windows và đồng thời phải kiểm soát được kho ứng dụng đó, nhưng lại không muốn đảm nhận những việc hỗ trợ phức tạp. Vậy nên nếu kế hoạch được xúc tiến, có khả năng Microsoft sẽ dùng đến phần mềm của một bên thứ ba.
Vậy thì Microsoft sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ đấy ở đâu? Android có mặt trên Windows là một thứ rất lộn xộn, nhưng Intel và công ty phần mềm BlueStacks có lẽ sẽ là nơi tốt để bắt đầu. Intel đang tiến hành phát triển hệ thống Dual OS của họ, cho phép các nhà sản xuất máy tính có thể tạo ra các thiết bị chạy được cả Windows lẫn Android. Trong khi đó, AMD lại liên kết với Blue Stacks - cty có vốn đầu tư của cả Intel - để cho phép người dùng chạy ứng dụng Android ngay trong Windows bằng một con chip ARM tích hợp sâu. BlueStack cũng đã có phần mềm giả lập Android trên Windows được vài năm nay, và mới đây thì cũng đã kí hợp đồng với Lenovo và Asus để xuất xưởng những chiếc máy tính của họ.

Hiện vẫn chưa rõ là Intel và Blue Stacks có hứng thú gì với kế hoạch của Microsoft hay không. Một đại diện của Blue Stacks đã từ chối trả lời câu hỏi của TheVerge, nhưng một nguồn tin thân cận với Intel thì đã tiết lộ rằng chính nhà sản xuất chip này là người đã thúc ép Microsoft cho phép ứng dụng Android có mặt trên Windows Store.
Bất kể là ai có tham gia, thì bất kì phương pháp nào để ứng dụng Android chạy được trên Windows và Windows Phone cũng cần phải có tính đơn giản để người dùng có thể hiểu và sử dụng. Mặc dù rõ ràng là việc thiết lập môi trường ảo để Android chạy trên Windows là không hề đơn giản, nhưng nếu đống ứng dụng này có thể được cài đặt một cách dễ dàng và Microsoft cũng cho phép, thì chắc chắn người dùng cũng sẽ hưởng ứng. Cũng đã nhắc đến một lần, Blackberry cũng từng cố gắng nhưng không hề thành công, còn Amazon thì lại dính vấn đề ứng dụng không được cập nhật.
[FLOAT=LEFT]
CÂU HỎI KHÓ ĐẶT RA CHO DEVELOPER |
Cách tiếp cận này cũng đặt ra một câu hỏi các nhà phát triển sẽ làm cách nào để tinh chỉnh ứng dụng của họ cho phù hợp với hệ điều hành của Microsoft, và như thế thì sẽ khiến các dev riêng của Windows Phone càng bối rối hơn nữa. Rất có khả năng là các dev cũng sẽ từ bỏ luôn kiểu ứng dụng 'Metro' để chạy theo những cách thiết kế đơn giản hơn và sau đó chuyển chúng qua nền tảng của MS. Chắc chắn gã khổng lồ sẽ phải cân nhắc tất cả các khía cạnh công nghệ, mối quan hệ với đối tác và ảnh hưởng lên các mô hình kinh doanh trước đó trước khi đưa ra quyết định của mình.
Tại sao Microsoft lại muốn làm một hành động như thế này? Đơn giản thôi, đó là 'Sự bao quát, Mở rộng và Khác biệt'. Đó là cụm từ mà Microsoft đã từng dùng để miêu tả chiến lược của hãng trong những năm 1990. Microsoft đã dùng tất cả mọi trò để có thể thu hút các nhà phát triển quan tâm đến nền tảng Windows và Windows Phone của mình, đó là con đường để hãng có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường di động. Việc hỗ trợ Android và mang nó đến với Windows và Windows Phone có thể giúp Microsoft thu hẹp khoảng cách trong cuộc đua ứng dụng một cách tạm thời, nhưng nó cũng có thể giúp chặn đứng sự phát triển của người dùng các sản phẩm di động chạy Android và iOS.
Người tiêu dùng đến với Android bằng tài khoản Google của họ, và với iOS bằng tài khoảng iCloud. So sánh với nền tảng Windows 8 thì có rất ít người dùng sử dụng tài khoản của Microsoft. Hãng hiện tại đang bành trướng OneDrive (SkyDrive) ra các nền tảng khác như iOS, Android. Nhưng dù gì thì sự thiếu hụt ứng dụng vẫn là lỗ hổng lớn nhất của Windows và Windows Phone. Nếu ứng dụng Android hay thậm chí là các dịch vụ Office, OneDrive...trên các hệ điều hành cạnh tranh có thể giúp lôi kéo người dùng đến với MS, vậy thì có lẽ đó không phải là vấn đề nếu người dùng muốn sử dụng ứng dụng Android trên nền tảng Windows, miễn là họ vẫn sử dụng tài khoản của Microsoft để đăng nhập vào thiết bị của họ. Chiếc máy Android sắp tới đây của Nokia cũng là một nỗ lực lôi kéo đó, nhưng bằng con đường giá rẻ.
[FLOAT=RIGHT]
CUỘC ĐÁNH CƯỢC CỦA MICROSOFT TRÊN THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG |
Đối với Microsoft, ý tưởng ứng dụng Android chạy trên nền tảng Windows chủ yếu chỉ là để ngăn chặn người dùng đến với Android trong khi hãng vẫn đang cố gắng lôi kéo họ sử dụng dịch vụ của mình. Nếu Microsoft có thể thuyết phục thêm nhiều người dùng mua các thiết bị chạy Windows bởi vì giờ chúng cũng có thể chạy được ứng dụng Android, thì có lẽ nó chỉ giúp ích cho chính bản thân thiết bị đó. Và dù cho có trở thành sự thực thì chính sách này cũng phải đến năm 2015 với Windows 9 mới có thể thực hiện được. Gã khổng lồ phần mềm cũng đang tính hợp nhất Windows RT và Windows Phone trở thành một. Microsoft không thể nào làm lu mờ được Android, nhưng thành công trong lâu dài đòi hỏi người dùng phải có cái gì thật sự nghiêm túc về các thiết bị của hãng. Windows 8 đã là một ván bài mạo hiểm trong mảng PC, nhưng giờ Microsoft phải quyết định liệu họ có muốn đánh cược một lần nữa, trên thị trường di động hay không.

Theo TheVerge
Chỉnh sửa lần cuối: