torune
Film critic
Các kỹ sư tại Viện Công nghệ Massachusetts vừa thử nghiệm thành công những chú báo robot đồng thời là người máy 4 chân đầu tiên trên thế giới có khả năng tự phản xạ và nhảy trước những vật cản có chiều cao lên tới 18inch (tương đương 45cm).
Được biết, những chú báo đã vượt qua kỷ lục của người anh em ra mắt trong tháng 9 năm rồi (với chiều cao của vật cản là 13inch ở tốc độ 5mph <tương đương 8km/h>). Robot sử dụng LIDAR - hệ thống định vị sử dụng sóng vô tuyến và phản xạ ánh sáng. Bên cạnh đó, các kỹ sư tích hợp một thuật toán đặc biệt để robot nhìn giống như loài báo chứ không phải là một chiếc xe tự hành.
Cụ thể, hệ thống bắt robot scan những gì hiển thị trước mặt và đưa ra quyết định tốt nhất để vượt chướng ngại vật. Có 3 bước: một - ghi nhận kích cỡ và khoảng cách với sự trợ giúp của mặt đất (đóng vai trò là trục cơ sở); hai - tính toán điểm nhảy và điều chỉnh tốc độ chạy; ba - chọn lực đẩy thích hợp để bật nhảy.
Trong video được chia sẻ, robot đã vượt qua bài kiểm tra với tỷ lệ thành công đạt 90%. Sangbae Kim - đại diện nhóm nghiên cứu - chia sẻ: "Nếu bạn muốn tối ưu quá trình nhảy nhót ('tiết kiệm nhiên liệu' chẳng hạn), robot có thể chọn giải pháp đơn giản nhất là xóa sổ luôn vật cản. Nhưng, điều này thật sự nguy hiểm, và việc đưa giải một giải pháp tối ưu cần nhiều thời gian tính toán hơn". Dự án 'robot mô phỏng loài báo' nằm trong chương trình M3 được tài trợ bởi DARPA (Cơ quan nghiên cứu phòng thủ tân tiến).
Được biết, những chú báo đã vượt qua kỷ lục của người anh em ra mắt trong tháng 9 năm rồi (với chiều cao của vật cản là 13inch ở tốc độ 5mph <tương đương 8km/h>). Robot sử dụng LIDAR - hệ thống định vị sử dụng sóng vô tuyến và phản xạ ánh sáng. Bên cạnh đó, các kỹ sư tích hợp một thuật toán đặc biệt để robot nhìn giống như loài báo chứ không phải là một chiếc xe tự hành.
Cụ thể, hệ thống bắt robot scan những gì hiển thị trước mặt và đưa ra quyết định tốt nhất để vượt chướng ngại vật. Có 3 bước: một - ghi nhận kích cỡ và khoảng cách với sự trợ giúp của mặt đất (đóng vai trò là trục cơ sở); hai - tính toán điểm nhảy và điều chỉnh tốc độ chạy; ba - chọn lực đẩy thích hợp để bật nhảy.
Trong video được chia sẻ, robot đã vượt qua bài kiểm tra với tỷ lệ thành công đạt 90%. Sangbae Kim - đại diện nhóm nghiên cứu - chia sẻ: "Nếu bạn muốn tối ưu quá trình nhảy nhót ('tiết kiệm nhiên liệu' chẳng hạn), robot có thể chọn giải pháp đơn giản nhất là xóa sổ luôn vật cản. Nhưng, điều này thật sự nguy hiểm, và việc đưa giải một giải pháp tối ưu cần nhiều thời gian tính toán hơn". Dự án 'robot mô phỏng loài báo' nằm trong chương trình M3 được tài trợ bởi DARPA (Cơ quan nghiên cứu phòng thủ tân tiến).
[video=youtube;_luhn7TLfWU]https://www.youtube.com/watch?v=_luhn7TLfWU[/video]
Theo mashable
Chỉnh sửa lần cuối: