metalcrisis
New Member
Reup, bài này cop lại từ blog của chính em, bác Poly đừng xóa nữa nhá
)
Bộ phim lần này MS giới thiệu tới các bẹn là Killing Season, 1 tác phẩm mới toanh của đạo diễn Mark Steven Johnson vừa ra mắt lần đầu tiên vào cuối tháng 7 năm 2013 này. Killing season có điểm IMDb là 5,3/10, không cao lắm và có nhiều ý kiến trái chiều nhưng theo MS đây là 1 phim hay. Lý do tại sao, sau đây mời các bẹn bồ hóng típ.
Như đã nói ở trên Killing Season nhận được nhiều ý kiến trái chiều, khen có, chê có. Các ý kiến chê bai chủ yếu không hài lòng về nội dung hành động chưa xứng với tên tuổi diễn viên hoành tráng: Robert De Niro (1)và John Travolta (2). Điều này thứ nhất do tên phim, 1 cái tên có vẻ đậm mùi bạo lực hành động như thể loại hành động, kịch tính được phân loại cho phim (Bộ phim này ban đầu có tên là SHRAPNEL (trái phá) nhằm liên hệ tới 1 bộ phim nổi tiếng trước đó là Face/Off (3) cùng với cái poster như các bẹn thấy bên trên. Nói thêm là poster ở trên chắc là 1 nhầm lẫn vì nếu xem xong phim các bẹn sẽ chả thấy có 1 chút liên quan nào giữa nội dung phim và hình ảnh trên poster đó. Có lẽ đây chỉ là 1 hình thức quảng cáo giật gân câu view vì các poster khác hầu hết như thế này:
So sánh thì hiệu quả giật gân, hứa hẹn bắn giết đâm chém ở poster thứ 2 này kém hẳn so với cái thứ 1.Thứ 2 quảng cáo phim cũng nêu ra 1 số bộ phim hành động đã từng được đạo diễn Mark Steven Johnson như Dare Devil, series Ghost Rider, đó là công thức quen thuộc khi quảng cáo phim: đưa các bộ phim cũ quen thuộc với khán giả ra làm mồi nhử. Cá nhân MS thì khuyên các bạn chớ vội hy vọng rằng 1 đạo diễn của những bộ phim nổi tiếng thì bất kì 1 tác phẩm mới nào của ông ta cũng hay cả. Rất dễ hiểu vì chả bao giờ có 1 đạo diễn siêu nhân làm ra toàn các bộ phim siêu phẩm cả. Giống như 1 nhạc sĩ nổi tiếng thì chúng ta chỉ biết đến các bài hát hay của ông ta nhưng đâu biết có hàng đống bài hát khác cũng của nhạc sĩ đó nhưng nghe chẳng ra gì. Khác biệt giữa người giỏi và người kém là tỉ lệ tác phẩm tốt/tác phẩm dở cao hay thấp mà thôi. Quay trở lại, cái hay của 1 bộ phim phụ thuộc vào nhiều thứ: kịch bản, diễn xuất, kỹ thuật,...mà theo ý kiến của MS cái chủ đạo nhất vẫn là kịch bản, kịch bản tồi thì đạo diễn giời, sao cả rổ cũng chả ăn thua ! Trong trường hợp Killing Season thì người viết kịch bản Evan Daugherty là 1 người trẻ tuổi (1982) chưa có nhiều tác phẩm cũng như kinh nghiệm và tất nhiên không được đánh giá cao. Ngay cả đạo diễn Mark Steven Johnson ,MS cũng chả thích những bộ phim trước đây của ông ta, nhất là Ghost Rider - bộ phim góp phần minh chứng diễn xuất dở tệ của Nicolas Cage (4). Xem những tuyệt kỹ quảng cáo đó làm cho những fan hành động tưởng bở sẽ được thưởng thức những màn chiến đấu máu lửa, nhưng ngược lại Killing season lại tập trung vào lớp ý nghĩa phản đối chiến tranh nhiều hơn, chính vì thế các màn hành động trong phim không quá khốc liệt, dữ dội, điều đó làm những fan hành động kia spoiled là bình thường. Vậy cũng nên báo trước ,nếu bạn đơn giản chỉ thích bắn giết thì Killing season không phải là sự lựa chọn tốt.
Cái hay mà MS cảm nhận được ở bộ phim này đó là ý nghĩa phản đối chiến tranh của nó, và cảm nhận này hoàn toàn mang tính cá nhân. Thực ra cái ý nghĩa phản chiến này cũng chả ẩn dụ sâu xa gì mà rất đơn giản để cảm nhận, chủ yếu là ở cách thể hiện thú vị của nó. Điện ảnh Vịt Nam khai thác khá nhiều đề tài phản chiến nói cách khác là hậu chiến này, nhưng quanh đi quẩn lại chỉ nói về các bạn thương binh què chân , cụt tay hoặc tâm thần, mất mát người thân,.. đại khái là các tổn thương thể chất và tinh thần gây khó khăn cho cuộc sống hậu chiến,...Killing season đưa ra 1 cách giải quyết thú vị : Dùng 1 cuộc chiến hành động giữa 2 cá nhân để lên án 1 cuộc chiến lớn hơn mà 2 người tham gia trước đó.
Chuyện phim kể về 2 cựu chiến binh ở 2 bờ chiến tuyến trong cuộc chiến ở Bosnia (5): Đại tá người Mẽo của quân đội NATO: Benjamin Ford (Robert De Niro) và Emil Kovac (John Travolta) 1 cựu lính Serbia. Mỗi nhân vật trên đều chịu những tổn thương về thể xác và tinh thần từ cuộc chiến mà họ đã tham gia. Là phe thua cuộc, bị bắt, xử bắn và nhận 1 viên đạn từ đại tá Ford nhưng may mắn thoát chết, Emil Kovac quay lại tìm kiếm kẻ thù cũ để san bằng tỉ số. Kovac không chọn tìm giết Ben theo cách đơn giản mà muốn trả thù trong 1 cuộc săn đuổi con mồi. Vấn đề không đơn giản vì đại tá Ford tuy sống ẩn dật tại vùng núi Appalachian (6) để chốn tránh nỗi ám ảnh tâm lý và chịu đựng vết thương chiến tranh nhưng lại là 1 kẻ cứng đầu, 1 kẻ khó giết. Vì vậy cuộc săn của Kovac trở thành 1 cuộc vờn bắt giành giật của cả 2, lúc thì người đi săn thành con mồi, con mồi lại thành người đi săn và ngược lại. Xen giữa màn đuổi bắt đó là những đoạn đối thoại giữa 2 kẻ thù và những câu đối thoại này MS cảm thấy khá hay: có tí hài hước nhẹ nhàng và ý nghĩa về số phận, những tác động của chiến tranh tới những người tham gia. Đặc biệt nhân vật Kovac được xây dựng là 1 kẻ nhiều lời, theo giải thích của anh ta là do sau khi bị bắn đã liệt giường liệt chiếu ,không nói năng gì trong mấy năm nên bây giờ anh ta cần phải nói bù.
John Travolta như thường lệ vẫn là 1 diễn viên xuất sắc (MS rất thích các phim có sự góp mặt của John, và chọn phim này xem cũng 1 phần do có anh ta diễn xuất) và thể hiện tốt hình tượng 1 kẻ có tâm lý phức tạp, bị chiến tranh làm tổn thương nặng nề, luôn ám ảnh dằn vặt về nỗi đau và trả thù.Điều đó thể hiện ở lời thoại của Kovac, ví dụ đoạn anh ta kể khi bị thương nằm trong viện . Kovac thích 1 cô y tá xinh đẹp, muốn được XXX với cô ta 1 phát
), vậy mà cô ta làm việc gì: đó là dọn cứt của anh ta thải ra, nghe tưởng như đùa cợt nhưng thật chua xót. John đóng các vai phản diện khá hay giống như trong phim The Taking of Pelham 123 và trong bộ phim này cũng thế, có mỗi cái tạo hình bộ râu của anh ta trông hơi buồn cười, như 1 tên Do thái vậy. Về phần Robert DeNiro thì không có gì để nói nhiều vì chủ yếu là diễn xuất hành động (phần thoại John Travolta lấn át hết rồi
) nhưng nhìn chung là ổn so với độ tuổi của ông ta (Thời điểm bẹn đang đọc bài viết này thì Robert DeNiro đã 70 tuổi).
Cảnh hành động trong phim như đã nói ở trên không quá khốc liệt, thậm chí MS còn cảm thấy hơi ngắn và càng về cuối càng bị xịt đi thì phải. Vậy nhưng khi xem lại thì có lẽ với nội dung câu chuyện thì thế là vừa đủ, kéo dài thêm lại không hay vì sẽ bị lặp đi lặp lại , người xem có thể dễ dàng đoán ra tiếp theo đến lượt người này trở thành con mồi (hoặc thợ săn).. Cũng có mấy cảnh máu me sống động khiến người xem rùng mình nhưng như MS đã nói phim này nặng về mục tiêu truyền đạt ý nghĩa hơn nên khi xem không cảm thấy căng thẳng, kịch tính. Điểm cộng nữa cho phim là khung cảnh vùng núi Bắc Mĩ khá đẹp, đoạn cuối phim (lúc hết rồi chuyển sang giới thiệu êkip làm phim ấy ) thể hiện khá nghệ thuật.
MS cũng khoái ý nghĩa cuối cùng mà 2 nhân vật của chúng ta rút ra là trong chiến tranh tất cả mọi người đếu là sát nhân. Cái này hay ah nha, phim Vịt thì chỉ có quân ta chiến đấu vì chính nghĩa, bảo vệ Tổ quốc, không cho chúng nó thoát,...làm gì có trường hợp nào quân ta quân địch ngồi với nhau rút ra kết luận chua chát như thế.
Vậy, nếu bạn thỉnh thoảng dở hơi giống như MS: sống trong thời bình, không có trải nghiệm chiến tranh nhưng thỉnh thoảng vẫn lên cơn phản chiến, hay đơn giản thích những bộ phim có tí ý nghĩa lại thêm tí hành động máu me thì hãy xem Killing Season.
Nguồn (còn mấy phần chú giải, biện minh em chả dám đưa lên múa rìu qua mắt các bác) Vnso1blog_Killing Season - hành động phản chiến | Vn So1 Blog:

Như đã nói ở trên Killing Season nhận được nhiều ý kiến trái chiều, khen có, chê có. Các ý kiến chê bai chủ yếu không hài lòng về nội dung hành động chưa xứng với tên tuổi diễn viên hoành tráng: Robert De Niro (1)và John Travolta (2). Điều này thứ nhất do tên phim, 1 cái tên có vẻ đậm mùi bạo lực hành động như thể loại hành động, kịch tính được phân loại cho phim (Bộ phim này ban đầu có tên là SHRAPNEL (trái phá) nhằm liên hệ tới 1 bộ phim nổi tiếng trước đó là Face/Off (3) cùng với cái poster như các bẹn thấy bên trên. Nói thêm là poster ở trên chắc là 1 nhầm lẫn vì nếu xem xong phim các bẹn sẽ chả thấy có 1 chút liên quan nào giữa nội dung phim và hình ảnh trên poster đó. Có lẽ đây chỉ là 1 hình thức quảng cáo giật gân câu view vì các poster khác hầu hết như thế này:
.jpg)
So sánh thì hiệu quả giật gân, hứa hẹn bắn giết đâm chém ở poster thứ 2 này kém hẳn so với cái thứ 1.Thứ 2 quảng cáo phim cũng nêu ra 1 số bộ phim hành động đã từng được đạo diễn Mark Steven Johnson như Dare Devil, series Ghost Rider, đó là công thức quen thuộc khi quảng cáo phim: đưa các bộ phim cũ quen thuộc với khán giả ra làm mồi nhử. Cá nhân MS thì khuyên các bạn chớ vội hy vọng rằng 1 đạo diễn của những bộ phim nổi tiếng thì bất kì 1 tác phẩm mới nào của ông ta cũng hay cả. Rất dễ hiểu vì chả bao giờ có 1 đạo diễn siêu nhân làm ra toàn các bộ phim siêu phẩm cả. Giống như 1 nhạc sĩ nổi tiếng thì chúng ta chỉ biết đến các bài hát hay của ông ta nhưng đâu biết có hàng đống bài hát khác cũng của nhạc sĩ đó nhưng nghe chẳng ra gì. Khác biệt giữa người giỏi và người kém là tỉ lệ tác phẩm tốt/tác phẩm dở cao hay thấp mà thôi. Quay trở lại, cái hay của 1 bộ phim phụ thuộc vào nhiều thứ: kịch bản, diễn xuất, kỹ thuật,...mà theo ý kiến của MS cái chủ đạo nhất vẫn là kịch bản, kịch bản tồi thì đạo diễn giời, sao cả rổ cũng chả ăn thua ! Trong trường hợp Killing Season thì người viết kịch bản Evan Daugherty là 1 người trẻ tuổi (1982) chưa có nhiều tác phẩm cũng như kinh nghiệm và tất nhiên không được đánh giá cao. Ngay cả đạo diễn Mark Steven Johnson ,MS cũng chả thích những bộ phim trước đây của ông ta, nhất là Ghost Rider - bộ phim góp phần minh chứng diễn xuất dở tệ của Nicolas Cage (4). Xem những tuyệt kỹ quảng cáo đó làm cho những fan hành động tưởng bở sẽ được thưởng thức những màn chiến đấu máu lửa, nhưng ngược lại Killing season lại tập trung vào lớp ý nghĩa phản đối chiến tranh nhiều hơn, chính vì thế các màn hành động trong phim không quá khốc liệt, dữ dội, điều đó làm những fan hành động kia spoiled là bình thường. Vậy cũng nên báo trước ,nếu bạn đơn giản chỉ thích bắn giết thì Killing season không phải là sự lựa chọn tốt.
Cái hay mà MS cảm nhận được ở bộ phim này đó là ý nghĩa phản đối chiến tranh của nó, và cảm nhận này hoàn toàn mang tính cá nhân. Thực ra cái ý nghĩa phản chiến này cũng chả ẩn dụ sâu xa gì mà rất đơn giản để cảm nhận, chủ yếu là ở cách thể hiện thú vị của nó. Điện ảnh Vịt Nam khai thác khá nhiều đề tài phản chiến nói cách khác là hậu chiến này, nhưng quanh đi quẩn lại chỉ nói về các bạn thương binh què chân , cụt tay hoặc tâm thần, mất mát người thân,.. đại khái là các tổn thương thể chất và tinh thần gây khó khăn cho cuộc sống hậu chiến,...Killing season đưa ra 1 cách giải quyết thú vị : Dùng 1 cuộc chiến hành động giữa 2 cá nhân để lên án 1 cuộc chiến lớn hơn mà 2 người tham gia trước đó.


John Travolta như thường lệ vẫn là 1 diễn viên xuất sắc (MS rất thích các phim có sự góp mặt của John, và chọn phim này xem cũng 1 phần do có anh ta diễn xuất) và thể hiện tốt hình tượng 1 kẻ có tâm lý phức tạp, bị chiến tranh làm tổn thương nặng nề, luôn ám ảnh dằn vặt về nỗi đau và trả thù.Điều đó thể hiện ở lời thoại của Kovac, ví dụ đoạn anh ta kể khi bị thương nằm trong viện . Kovac thích 1 cô y tá xinh đẹp, muốn được XXX với cô ta 1 phát
Cảnh hành động trong phim như đã nói ở trên không quá khốc liệt, thậm chí MS còn cảm thấy hơi ngắn và càng về cuối càng bị xịt đi thì phải. Vậy nhưng khi xem lại thì có lẽ với nội dung câu chuyện thì thế là vừa đủ, kéo dài thêm lại không hay vì sẽ bị lặp đi lặp lại , người xem có thể dễ dàng đoán ra tiếp theo đến lượt người này trở thành con mồi (hoặc thợ săn).. Cũng có mấy cảnh máu me sống động khiến người xem rùng mình nhưng như MS đã nói phim này nặng về mục tiêu truyền đạt ý nghĩa hơn nên khi xem không cảm thấy căng thẳng, kịch tính. Điểm cộng nữa cho phim là khung cảnh vùng núi Bắc Mĩ khá đẹp, đoạn cuối phim (lúc hết rồi chuyển sang giới thiệu êkip làm phim ấy ) thể hiện khá nghệ thuật.

Vậy, nếu bạn thỉnh thoảng dở hơi giống như MS: sống trong thời bình, không có trải nghiệm chiến tranh nhưng thỉnh thoảng vẫn lên cơn phản chiến, hay đơn giản thích những bộ phim có tí ý nghĩa lại thêm tí hành động máu me thì hãy xem Killing Season.
Nguồn (còn mấy phần chú giải, biện minh em chả dám đưa lên múa rìu qua mắt các bác) Vnso1blog_Killing Season - hành động phản chiến | Vn So1 Blog: