terabyte
Banned
Super AMOLED là một trong những công nghệ màn hình được đánh giá cao nhất trên các thiết bị di động vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, một điều thú vị là chẳng hãng nào khác muốn tích hợp nó trên sản phẩm của mình, khiến hãng điện tử Hàn Quốc phải tự sản xuất rồi tự tiêu thụ luôn.
Super AMOLED thực chất chính là công nghệ OLED, hứa hẹn sẽ là người kế thừa cho công nghệ LCD rất phổ biến hiện nay. Mặc dù các dòng TV OLED chỉ mới xuất hiện trong 2 năm trở lại đây, màn hình OLED cho thiết bị di động đã được bán “rộng rãi” từ năm 2010, cùng sự ra mắt của Samsung Galaxy S.
Vào thời điểm mới ra mắt, độ chính xác màu sắc của màn hình AMOLED luôn là điểm bị rất nhiều người chỉ trích. Tuy vậy đứng ở góc độ công bằng mà nói, dù không trung thực nhưng màu sắc mà nó hiển thị vẫn rất nịnh mắt và chiếm được lòng tin của không ít người tiêu dùng phổ thông. Trải qua rất nhiều thế hệ, đến thời điểm này chúng ta có thể khẳng định rằng độ chính xác màu sắc của màn hình Super AMOLED đã bắt kịp, nếu không nói là vượt mặt LCD đối với thị trường thiết bị di động.
Thông thường, các tấm nền chất lượng cao như vậy sẽ khiến cho rất nhiều hãng xếp hàng mua lại để tích hợp vào trong sản phẩm của mình. Tuy nhiên trong trường hợp của Super AMOLED, Samsung gần như chỉ có thể tự bán nó cho chính mình. Các hãng điện thoại khác vẫn quyết trung thành với công nghệ LCD, vốn đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại.
Câu trả lời ở đây có lẽ chính là vì sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thiết bị di động và rõ ràng là không hãng nào muốn phụ thuộc vào đối thủ của mình. Thử nghĩ đến chuyện Apple, HTC, Motorola hay LG trả tiền để sử dụng công nghệ của Samsung, rõ ràng là khả năng này là rất thấp. Đặc biệt là với một linh kiện quan trọng như màn hình thì chẳng hãng nào muốn bị đối thủ của mình kiểm soát cả.
Cũng cần lưu ý là trước đây, đã có thời gian một số hãng mua lại tấm nền Super AMOLED của Samsung và tích hợp trong sản phẩm của mình, điển hình như HTC và Toshiba. Tuy nhiên điều đó chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và thậm chí HTC từng tố cáo hãng điện tử Hàn Quốc lợi dụng sự hợp tác này để chơi xấu. Kể từ Nexus One, tất cả các điện thoại của HTC đều chuyển sang dùng màn hình LCD. Và cũng phải thừa nhận một điều rằng, các dòng điện thoại đầu bảng của HTC luôn gây ấn tượng nhờ khả năng hiển thị hình ảnh.
Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là bộ phận sản xuất màn hình của Samsung gặp khó khăn. Samsung vẫn là một trong những nhà cung cấp tấm nền LCD lớn nhất thế giới (có lẽ chỉ thua LG) và tấm nền của hãng được sử dụng trong rất nhiều thiết bị như TV, màn hình máy tính,… Chỉ có điều sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường điện thoại, nếu không muốn nói là đến mức thù địch, khiến cho dù thật sự quan tâm, các hãng khác cũng không dám mua màn hình Super AMOLED của Samsung.

Super AMOLED thực chất chính là công nghệ OLED, hứa hẹn sẽ là người kế thừa cho công nghệ LCD rất phổ biến hiện nay. Mặc dù các dòng TV OLED chỉ mới xuất hiện trong 2 năm trở lại đây, màn hình OLED cho thiết bị di động đã được bán “rộng rãi” từ năm 2010, cùng sự ra mắt của Samsung Galaxy S.
Vào thời điểm mới ra mắt, độ chính xác màu sắc của màn hình AMOLED luôn là điểm bị rất nhiều người chỉ trích. Tuy vậy đứng ở góc độ công bằng mà nói, dù không trung thực nhưng màu sắc mà nó hiển thị vẫn rất nịnh mắt và chiếm được lòng tin của không ít người tiêu dùng phổ thông. Trải qua rất nhiều thế hệ, đến thời điểm này chúng ta có thể khẳng định rằng độ chính xác màu sắc của màn hình Super AMOLED đã bắt kịp, nếu không nói là vượt mặt LCD đối với thị trường thiết bị di động.
Thông thường, các tấm nền chất lượng cao như vậy sẽ khiến cho rất nhiều hãng xếp hàng mua lại để tích hợp vào trong sản phẩm của mình. Tuy nhiên trong trường hợp của Super AMOLED, Samsung gần như chỉ có thể tự bán nó cho chính mình. Các hãng điện thoại khác vẫn quyết trung thành với công nghệ LCD, vốn đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại.
Câu trả lời ở đây có lẽ chính là vì sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thiết bị di động và rõ ràng là không hãng nào muốn phụ thuộc vào đối thủ của mình. Thử nghĩ đến chuyện Apple, HTC, Motorola hay LG trả tiền để sử dụng công nghệ của Samsung, rõ ràng là khả năng này là rất thấp. Đặc biệt là với một linh kiện quan trọng như màn hình thì chẳng hãng nào muốn bị đối thủ của mình kiểm soát cả.
Cũng cần lưu ý là trước đây, đã có thời gian một số hãng mua lại tấm nền Super AMOLED của Samsung và tích hợp trong sản phẩm của mình, điển hình như HTC và Toshiba. Tuy nhiên điều đó chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và thậm chí HTC từng tố cáo hãng điện tử Hàn Quốc lợi dụng sự hợp tác này để chơi xấu. Kể từ Nexus One, tất cả các điện thoại của HTC đều chuyển sang dùng màn hình LCD. Và cũng phải thừa nhận một điều rằng, các dòng điện thoại đầu bảng của HTC luôn gây ấn tượng nhờ khả năng hiển thị hình ảnh.
Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là bộ phận sản xuất màn hình của Samsung gặp khó khăn. Samsung vẫn là một trong những nhà cung cấp tấm nền LCD lớn nhất thế giới (có lẽ chỉ thua LG) và tấm nền của hãng được sử dụng trong rất nhiều thiết bị như TV, màn hình máy tính,… Chỉ có điều sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường điện thoại, nếu không muốn nói là đến mức thù địch, khiến cho dù thật sự quan tâm, các hãng khác cũng không dám mua màn hình Super AMOLED của Samsung.
Theo gsmarena