Không đủ nguồn nước thì đừng mơ bán dẫn hay trí tuệ nhân tạo!

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Cuộc chạy đua toàn cầu về làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp theo đang làm tăng sự giám sát của công chúng đối với 1 vấn đề môi trường thường bị bỏ qua nhưng cực kỳ quan trọng: cơn khát nước ngày càng leo thang của các Big Tech.

Các Big Tech gồm Microsoft và Google (Alphabet), gần đây đã báo cáo lượng nước tiêu thụ tăng đáng kể. Các nhà nghiên cứu cho rằng một trong những nguyên nhân chính là làn sóng AI. Shaolei Ren, một nhà nghiên cứu tại Đại học California, Riverside, đã công bố một nghiên cứu, điều tra các nguồn lực cần thiết để vận hành các mô hình AI “hot” như ChatGPT của OpenAI.

Ren và các đồng nghiệp phát hiện ra ChatGPT sử dụng khoảng 500 ml nước cho mỗi 10 đến 50 câu hỏi, tùy vào thời gian và địa điểm triển khai mô hình AI. Có hàng trăm triệu người dùng hàng tháng gửi câu hỏi trên chatbot phổ biến này, cho thấy mô hình AI "khát nước" như thế nào.

Các tác giả của nghiên cứu cảnh báo, nếu lượng nước tiêu thụ ngày càng tăng của các mô hình AI không được giải quyết triệt để, vấn đề này có thể trở thành rào cản đối với việc sử dụng AI một cách có trách nhiệm và bền vững trong tương lai.

851968_141218525157901_2336853051047936

Biểu tình phản đối xây dựng data center

“Nói chung, công chúng ngày càng hiểu biết và nhận thức rõ hơn về vấn đề nước và nếu họ biết rằng Big Tech đang lấy đi nguồn tài nguyên nước và người dân không có đủ nước, sẽ không ai thích điều đó,” Ren nói với CNBC qua video.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta cũng sẽ chứng kiến nhiều cuộc xung đột hơn về việc sử dụng nước trong những năm tới, vì vậy các công ty sẽ phải giảm thiểu rủi ro kiểu này”, ông nói thêm. Các trung tâm dữ liệu là huyết mạch của Big Tech — và rất nhiều nước là điều bắt buộc để giữ cho các máy chủ ngốn điện hoạt động trơn tru.

Đối với Meta, những trung tâm dữ liệu quy mô này không chỉ chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất trong việc sử dụng nước, mà còn chiếm phần lớn điện năng tiêu thụ và khí thải nhà kính. Vào tháng 7 năm ngoái, người biểu tình đã xuống đường tại thủ đô của Uruguay để phản đối kế hoạch xây dựng trung tâm dữ liệu của Google. Đề xuất này sử dụng một lượng lớn nước vào thời điểm quốc gia Nam Mỹ này đang phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 74 năm.

Google đưa tin rằng dự án vẫn đang trong giai đoạn thăm dò, nhấn mạnh rằng tính bền vững vẫn là trọng tâm trong sứ mệnh của họ.

Không đủ nguồn nước thì đừng mơ bán dẫn hay trí tuệ nhân tạo!

Data center của Meta báo cáo cần tiêu thụ 665 triệu lít mỗi năm

Trong báo cáo bền vững môi trường mới nhất của Microsoft, hãng công nghệ Mỹ tiết lộ mức tiêu thụ nước toàn cầu đã tăng hơn 1/3 từ năm 2021 đến năm 2022, tăng gần 6,4 tỷ lít. Điều đó có nghĩa lượng nước sử dụng hàng năm của Microsoft đủ để lấp đầy hơn 2.500 bể bơi Olympic.

Trong khi đó, tổng lượng nước tiêu thụ tại các trung tâm dữ liệu và văn phòng của Google đã đạt 21,2 tỷ lít vào năm 2022, tăng 21% so với năm trước đó. Cả hai công ty đều đang nỗ lực giảm lượng nước tiêu thụ và hướng đến chính sách “tích cực về nước” vào cuối thập kỷ này, họ đặt mục tiêu bổ sung nhiều hơn lượng họ sử dụng.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là số liệu tiêu thụ nước mới nhất của họ được công bố trước khi ra mắt các ứng dụng đối thủ ChatGPT của riêng họ. Sức mạnh tính toán cần thiết để chạy Bing Chat của Microsoft và Google Bard có thể đồng nghĩa với mức sử dụng nước cao hơn đáng kể trong những tháng tới.

Không đủ nguồn nước thì đừng mơ bán dẫn hay trí tuệ nhân tạo!
Sản xuất bán dẫn cực kỳ "khát nước". Theo các nguồn tin, 1 nhà máy sản xuất chip hiện đại có thể sử dụng từ 7,5 đến 15 triệu lít nước mỗi ngày. Với tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng trên thế giới, cuộc đua AI và sự cần thiết của chất bán dẫn sẽ càng gây áp lực lên nguồn cung nước sạch – một yếu tố quan trọng cần cân nhắc trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Nhu cầu nước sạch trong sản xuất bán dẫn là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm và giải quyết. Hạn hán ở các khu vực sản xuất chip lớn như Đài Loan, Hàn Quốc có thể ảnh hưởng đến nguồn cung nước cho nhà máy sản xuất chip. Chi phí xử lý nước thải từ sản xuất chip cũng cao, gây áp lực lên môi trường và nguồn nước.

Nước sử dụng trong sản xuất chip phải cực kỳ tinh khiết (nước siêu tinh khiết) để loại bỏ tạp chất có thể ảnh hưởng đến chất lượng chip. Nước siêu tinh khiết chiếm 2/3 toàn bộ lượng nước sử dụng trong sản xuất chip. Nó giúp làm sạch wafer silicon, tráng bề mặt wafer silicon với nhiều lớp hóa chất khác nhau, làm mát dụng cụ và thiết bị trong quá trình sản xuất. Tóm lại, cần 1 lượng nước khổng lồ để làm sạch, tráng bề mặt wafer silicon, loại bỏ tạp chất và kiểm soát nhiệt độ trong quá trình sản xuất.

Theo VN review
 
Bên trên