Nhà sáng lập Steve Jobs của Apple được coi là một trong những người thành công nhất lịch sử kinh doanh khi biến một công ty gần phá sản trở thành hãng có lợi nhuận nhất nhì thế giới. Điều trớ trêu là Steve Jobs không hề giỏi trong thi cử cũng như mảng kỹ thuật.
Trên thực tế, bản thân Steve Jobs không phải kỹ sư máy tính, không thể viết nổi một dòng code hay thậm chí là có bằng MBA. Trớ trêu hơn, ông còn chẳng có bằng đại học và theo nhiều nhân viên, trình độ quản lý của ông dở tệ. Nếu Apple vận hành theo kiểu hành chính nhà nước hoặc quản lý cứng nhắc, chắc chắn sẽ chẳng có chỗ đứng cho Steve Jobs.
Vậy điều gì khiến người sáng lập Apple này trở nên vĩ đại? Câu trả lời đơn giản là tài năng marketing. Vậy bí quyết của Steve Jobs trong marketing là gì?
Hãy chơi với những người giỏi hơn bạn
Bản thân Steve Jobs đã là một người tài năng, nhưng điều khiến ông thành công rực rỡ là khả năng tìm kiếm, kết bạn với những người giỏi hơn mình. Một trong những người bạn, người thầy đầu tiên của Steve là ông Regis McKenna, một huyền thoại marketing của Thung lũng Silicon. Chính McKenna đã tìm đến Mike Markkula để đưa ông vào Apple khi hãng còn là một doanh nghiệp nhỏ có trụ sở trong một chiếc gara ô tô. Bản thân Markkula đã tạo ra xương sống marketing cho Apple và hãng vẫn còn sử dụng suốt 42 năm đến tận ngày nay.
Sau đó, Steve còn kết bạn với chuyên gia quảng cáo Lee Clow, người đã tạo nên chiến dịch marketing "Think Defferent" nổi tiếng vào năm 1984.
Bài học ở đây là dù bạn giỏi đến thế nào, có nhiều tiềm lực ra sao thì vẫn nên học cách mở rộng quan hệ, lắng nghe những người giỏi hơn bạn và luôn tìm kiếm những chuyên gia biết nhiều hơn bạn để học hỏi.
Tạo nên những sản phẩm tốt thực sự
Ông Guy Kawasaki, người từng làm dưới quyền Steve ở Apple cho biết nhà sáng lập này khác với những thiên tài marketing khác ở chỗ đầu tiên phải làm ra một sản phẩm tốt thật sự. Hiện nay nhiều chuyên gia marketing cho rằng bất kỳ sản phẩm hay dở thế nào thì chuyên viên marketing vẫn phải quảng cáo được cho nó, nhưng Steve lại khác. Ông luôn muốn kiểm soát chặt chẽ từ khâu chất lượng sản phẩm cho đến marketing chứ không đơn giản là "nhận bất cứ thứ rác rưởi nào và tô son trát phấn lên cho nó".
Phải có giá trị cốt lõi
Khi Apple được thành lập vào năm 1977, Steve Jobs và Markkula đã liệt kê ra 3 giá trị cốt lõi của công ty:
1. Apple luôn đồng hành cùng khách hàng
2. Apple chỉ tập trung làm thật tốt một số mảng chứ không lan man
3. Apple sẽ chuyển hóa toàn bộ giá trị cốt lõi của mình như sự đơn giản, chất lượng cao…vào mọi hoạt động, không chỉ riêng trong việc sản xuất sản phẩm mà còn trong mảng đóng gói, trưng bày hay thậm chí là phong cách truyền thông.
Bản thân Steve Jobs trở nên vĩ đại vì ông đã kiên trì áp dụng những giá trị cốt lõi bất biến vào mọi mặt của Apple. Bạn nghĩ điều đó đơn giản ư? Hãy nhìn vào website công ty bạn xem, liệu các phần có thống nhất như được làm từ 1 giá trị cốt lõi bất biến hay nó là sự cắt ghép của nhiều thứ khác nhau. Bạn có thấy website của mình trông như do 1 người tạo nên hay nó là sự tổng hòa của nhiều phong cách khác nhau để rồi gộp lại thành 1 thứ hỗn độn.
Kể cả khi website của bạn thiết kế đồng nhất, liệu nó có phù hợp với phong cách truyền thông, họp báo của doanh nghiệp không? Thế còn bao bì, cách trưng bày sản phẩm lẫn cách giao hàng? Liệu tất cả mọi thứ có thống nhất theo giá trị cốt lõi ban đầu của doanh nghiệp không hay nó chỉ tuân theo nửa vời.
Dám tiêu tiền
Steve là một người đàn ông biết cách thể hiện trước đám đông và dám tiêu tiền vào những thứ ông cho là hợp lý. Một ví dụ điển hình là quảng cáo năm 1984 cho sản phẩm máy tính Macintosh. Như thường lệ, Steve Jobs muốn quảng cáo lớn cho sản phẩm này. Ông thuê đạo diễn Ridley Scott nổi tiếng thời đó với giá 900.000 USD để làm một đoạn quảng cáo 60 giây, sau đó tốn thêm 800.000 USD để có thể chạy quảng bá đoạn video này tại giải Super Bowl. Tổng giá trị 1,7 triệu USD thời đó tương đương với 3,4 triệu USD hiện nay nếu tính lạm phát và rõ ràng đó là một con số khổng lồ cho 1 clip 60 giây.
Quyết định táo bạo này của Steve đầy rủi ro khi mọi người vẫn chư rõ liệu Macintosh có bán được hàng hay không. Thậm chí, ban điều hành của Apple chẳng hề thích quảng cáo này tý nào và họ đã dự định không làm chúng, nhưng Steve đã bác bỏ tất cả, chấp nhận chơi lớn và có được hồi báo. Danh tiếng của Apple trở nên tốt hơn, được nhiều người biết hơn và giá trị hình ảnh của Apple còn đáng giá hơn doanh thu mà Macintosh đem lại.
Tạo sự trải nghiệm
Trong sự kiện quảng cáo năm 1984, Apple đã quảng bá chương trình như một sự kiện marketing mà ý tưởng và sự đốc đáo của nó khiến nhiều người nhớ tới như một trải nghiệm khó quên. Sau chiến dịch năm 1984, Steve tiếp tục những bước đi tương tự khi tốn 2,5 triệu USD cho toàn bộ 40 trang quảng cáo trên tờ Newsweek. Sau đó là các chiến dịch "Think Different" hay "I’m a Mac".
Điểm chung của mọi bước đi trên là tạo sự trải nghiệm cho khách hàng, tạo nên những câu chuyện hấp dẫn mà những người yêu mến Apple phải xếp hàng dài chờ mua sản phẩm như chờ mua vé xem những ca sĩ nổi tiếng biểu diễn.
Cựu giám đốc Jean Louis Gassee của Apple cho biết Steve hiểu được tầm quan trọng của việc tạo nên những câu chuyện trong các chiến dịch marketing và liên tục dùng chúng.
"Mọi người muốn những câu chuyện thú vị. Đó là lý do tại sao ngày nay có rất nhiều chỉ trích hướng đến Apple và CEO đương nhiệm Tim Cook bởi họ chẳng có câu chuyện thú vị nào cả", ông Gassee nói.
Trên thực tế, bản thân Steve Jobs không phải kỹ sư máy tính, không thể viết nổi một dòng code hay thậm chí là có bằng MBA. Trớ trêu hơn, ông còn chẳng có bằng đại học và theo nhiều nhân viên, trình độ quản lý của ông dở tệ. Nếu Apple vận hành theo kiểu hành chính nhà nước hoặc quản lý cứng nhắc, chắc chắn sẽ chẳng có chỗ đứng cho Steve Jobs.
Vậy điều gì khiến người sáng lập Apple này trở nên vĩ đại? Câu trả lời đơn giản là tài năng marketing. Vậy bí quyết của Steve Jobs trong marketing là gì?
Hãy chơi với những người giỏi hơn bạn
Bản thân Steve Jobs đã là một người tài năng, nhưng điều khiến ông thành công rực rỡ là khả năng tìm kiếm, kết bạn với những người giỏi hơn mình. Một trong những người bạn, người thầy đầu tiên của Steve là ông Regis McKenna, một huyền thoại marketing của Thung lũng Silicon. Chính McKenna đã tìm đến Mike Markkula để đưa ông vào Apple khi hãng còn là một doanh nghiệp nhỏ có trụ sở trong một chiếc gara ô tô. Bản thân Markkula đã tạo ra xương sống marketing cho Apple và hãng vẫn còn sử dụng suốt 42 năm đến tận ngày nay.
Sau đó, Steve còn kết bạn với chuyên gia quảng cáo Lee Clow, người đã tạo nên chiến dịch marketing "Think Defferent" nổi tiếng vào năm 1984.
Bài học ở đây là dù bạn giỏi đến thế nào, có nhiều tiềm lực ra sao thì vẫn nên học cách mở rộng quan hệ, lắng nghe những người giỏi hơn bạn và luôn tìm kiếm những chuyên gia biết nhiều hơn bạn để học hỏi.
Tạo nên những sản phẩm tốt thực sự
Ông Guy Kawasaki, người từng làm dưới quyền Steve ở Apple cho biết nhà sáng lập này khác với những thiên tài marketing khác ở chỗ đầu tiên phải làm ra một sản phẩm tốt thật sự. Hiện nay nhiều chuyên gia marketing cho rằng bất kỳ sản phẩm hay dở thế nào thì chuyên viên marketing vẫn phải quảng cáo được cho nó, nhưng Steve lại khác. Ông luôn muốn kiểm soát chặt chẽ từ khâu chất lượng sản phẩm cho đến marketing chứ không đơn giản là "nhận bất cứ thứ rác rưởi nào và tô son trát phấn lên cho nó".
Phải có giá trị cốt lõi
Khi Apple được thành lập vào năm 1977, Steve Jobs và Markkula đã liệt kê ra 3 giá trị cốt lõi của công ty:
1. Apple luôn đồng hành cùng khách hàng
2. Apple chỉ tập trung làm thật tốt một số mảng chứ không lan man
3. Apple sẽ chuyển hóa toàn bộ giá trị cốt lõi của mình như sự đơn giản, chất lượng cao…vào mọi hoạt động, không chỉ riêng trong việc sản xuất sản phẩm mà còn trong mảng đóng gói, trưng bày hay thậm chí là phong cách truyền thông.
Bản thân Steve Jobs trở nên vĩ đại vì ông đã kiên trì áp dụng những giá trị cốt lõi bất biến vào mọi mặt của Apple. Bạn nghĩ điều đó đơn giản ư? Hãy nhìn vào website công ty bạn xem, liệu các phần có thống nhất như được làm từ 1 giá trị cốt lõi bất biến hay nó là sự cắt ghép của nhiều thứ khác nhau. Bạn có thấy website của mình trông như do 1 người tạo nên hay nó là sự tổng hòa của nhiều phong cách khác nhau để rồi gộp lại thành 1 thứ hỗn độn.
Kể cả khi website của bạn thiết kế đồng nhất, liệu nó có phù hợp với phong cách truyền thông, họp báo của doanh nghiệp không? Thế còn bao bì, cách trưng bày sản phẩm lẫn cách giao hàng? Liệu tất cả mọi thứ có thống nhất theo giá trị cốt lõi ban đầu của doanh nghiệp không hay nó chỉ tuân theo nửa vời.
Dám tiêu tiền
Steve là một người đàn ông biết cách thể hiện trước đám đông và dám tiêu tiền vào những thứ ông cho là hợp lý. Một ví dụ điển hình là quảng cáo năm 1984 cho sản phẩm máy tính Macintosh. Như thường lệ, Steve Jobs muốn quảng cáo lớn cho sản phẩm này. Ông thuê đạo diễn Ridley Scott nổi tiếng thời đó với giá 900.000 USD để làm một đoạn quảng cáo 60 giây, sau đó tốn thêm 800.000 USD để có thể chạy quảng bá đoạn video này tại giải Super Bowl. Tổng giá trị 1,7 triệu USD thời đó tương đương với 3,4 triệu USD hiện nay nếu tính lạm phát và rõ ràng đó là một con số khổng lồ cho 1 clip 60 giây.
Quyết định táo bạo này của Steve đầy rủi ro khi mọi người vẫn chư rõ liệu Macintosh có bán được hàng hay không. Thậm chí, ban điều hành của Apple chẳng hề thích quảng cáo này tý nào và họ đã dự định không làm chúng, nhưng Steve đã bác bỏ tất cả, chấp nhận chơi lớn và có được hồi báo. Danh tiếng của Apple trở nên tốt hơn, được nhiều người biết hơn và giá trị hình ảnh của Apple còn đáng giá hơn doanh thu mà Macintosh đem lại.
Tạo sự trải nghiệm
Trong sự kiện quảng cáo năm 1984, Apple đã quảng bá chương trình như một sự kiện marketing mà ý tưởng và sự đốc đáo của nó khiến nhiều người nhớ tới như một trải nghiệm khó quên. Sau chiến dịch năm 1984, Steve tiếp tục những bước đi tương tự khi tốn 2,5 triệu USD cho toàn bộ 40 trang quảng cáo trên tờ Newsweek. Sau đó là các chiến dịch "Think Different" hay "I’m a Mac".
Điểm chung của mọi bước đi trên là tạo sự trải nghiệm cho khách hàng, tạo nên những câu chuyện hấp dẫn mà những người yêu mến Apple phải xếp hàng dài chờ mua sản phẩm như chờ mua vé xem những ca sĩ nổi tiếng biểu diễn.
Cựu giám đốc Jean Louis Gassee của Apple cho biết Steve hiểu được tầm quan trọng của việc tạo nên những câu chuyện trong các chiến dịch marketing và liên tục dùng chúng.
"Mọi người muốn những câu chuyện thú vị. Đó là lý do tại sao ngày nay có rất nhiều chỉ trích hướng đến Apple và CEO đương nhiệm Tim Cook bởi họ chẳng có câu chuyện thú vị nào cả", ông Gassee nói.
Theo Genk