
HBM hay còn được viết tắt với cái tên High Bandwidth Memory tuy là khái niệm còn khá mới lạ với nhiều người dùng sử dụng card màn hình bởi nó chỉ mới tiếp cận được đến phân khúc người mua card cao cấp trong năm ngoái. Nhưng công nghệ vẫn tiếp tục phát triển, mặc cho sức mua của người dùng, trong hồi hôm thứ 6 vừa rồi, HBM thế hệ 2 đã chính thức được JEDEC công bố với thời gian giãn cách chưa đầy 1 năm.

Quay về lịch sử một chút, AMD luôn là cái tên dẫn đầu cho việc tạo ra và áp dụng các chuẩn băng thông mới. Nếu trong năm 2004, AMD mang đến chuẩn GDDR3 nâng cấp hiệu năng đột phá so với chuẩn GDDR2 cũ kĩ thì tiếp tục năm 2008, phe đỏ giới thiệu mẫu dGPU huyền thoại Radeon HD 4870 là bản đầu tiên hỗ trợ chuẩn GDDR5 bá đạo nhất phân khúc tầm trung đương thời. Chưa dừng lại ở đó, năm 2015, AMD cùng với Hynix tiếp tục trình làng chuẩn HBM trên dòng card Fury cao cấp với băng thông đạt đến 512GB/s (gấp 4 lần so với GDDR5). Nhưng HBM v1 lại có nhược điểm là chỉ hỗ trợ tối đa 4GB dung lượng mà thôi. Sang đến HBM2, chuẩn này đã hỗ trợ dung lượng tối đa đến 32GB với tốc độ 1TB/, độ trễ 45ns.

Về thông số kĩ thuật trong thông báo của JEDEC JESD23A, HBM2 sẽ có tốc độ gấp đôi và lượng điện tiêu thụ giảm 8% so với HBM1. Nhưng điều đáng quan tâm nhất là HBM2 sẽ có khả năng hỗ trợ card đạt dung lượng 32GB, đáp ứng hầu hết các phân khúc cũng như mục đích của người dùng ví dụ như xử lý phim ảnh, chơi game chuẩn 4K, server, siêu máy tính, mạng liên kết, dịch vụ IoT.

Thông số công bố HBM2
Nếu như trên HBM1 chỉ có 4 layer Hi-stack thì HBM có thể hỗ trợ 8 layer Hi-stack chồng lên nhau. Để dễ hình dung về thiết kế. HBM1 với 1 cụm gồm 4 chip DRAM chỉ có thể hỗ trợ tối đa 1GB mà thôi trong khi 1 cụm HBM2 có thể chạm tới mức 4GB. Vì vậy mà nếu áp dụng HBM2 trên FuryX thì chiếc card này sẽ có băng thông 16GB tốc độ 1TB/s.
Dự kiến, HBM2 sẽ xuất hiện trên những card có kiến trúc Polaris của AMD hay Pascal của Nvidia.
Nguồn: wccftech