torune
Film critic
Zombie là một đề tài nhẵn mặt với fan điện ảnh trong những năm gần đây. Giữa các phim lấy cảm hứng thây ma, ‘In the flesh’ - không giống với bất kỳ một bộ phim nào gắn với hình tượng zombie cả. Nó khác biệt từ chính cái tên. Có lẽ nên đặt là ‘In the blood’ để nghe bình dân, đậm chất kịch tích và dễ dàng hút view hơn với phần đông khán giả, nhất là với một TV series. Tuy nhiên, “Flesh & Blood” trong tiếng anh có nghĩa là: máu mủ/ruột rà… Và chắc chắn, tác giả cũng có lý do để đặt cho phim tựa đề liên tưởng như vậy.
Trong phim sẽ không có những màn phiêu lưu hành động chém giết giống như người xem được chứng kiến trong các phim nói về đề tài zombie khác, bởi mọi thứ đã trôi qua và phim nói về một cuộc sống mới sau thời kỳ hỗn loạn. Xin được tóm tắt bối cảnh, vào khoảng năm 2009-2010, có một dịch bệnh khiến người chết sống dậy một cách vô thức và ăn thịt những người còn sống để sinh tồn. Suốt khoảng thời gian đó, để đấu tranh, những người khoẻ mạnh lập nên HVF (Lực lượng tình nguyện con người). Vài năm sau, căn bệnh - được gọi là PDS (Hội chứng tử vong cục bộ) đã có thuốc chữa. Các bệnh nhân từ khu điều trị được trở về nhà. Đây là lúc mọi thứ bắt đầu…
Phim, hay TV series, này đúng hơn chỉ vỏn vẹn có 3 tập. Nhưng trong đó, người ta thấy được những gì mà cuộc sống hiện tại đang diễn ra. Zombie chỉ là nguồn cảm hứng hay chính xác là thứ để tác giả gắn kết mọi kỳ thị xã hội vào trong đó. Hãy thử tưởng tượng một bệnh nhân PDS trở về nhà có giống như ai đó vừa mới được thả ra từ trung tâm cai nghiện. Hãy thử tưởng tượng những định kiến xã hội của người cuồng tín vào đức tin và cho rằng những ai khác họ là quỷ dữ. Hãy thử tưởng tượng tình cảm của người cha, người mẹ làm mọi giá để bảo vệ con, để thấy con trở về…
Sau thời kỳ hỗn mang của đại dịch, xã hội càng hỗn mang hơn trước đó. Chiến tranh đã qua đi, những người lính HVF vẫn giữ mãi niềm tin vào sự khác biệt giữa con người và thây ma (rotter, cách gọi zombie trong phim). Nhưng, mọi thứ đã khác. Huân chương không đem lại thức ăn và tiền của. Với cộng đồng, chấp nhận rotter là một điều khó khăn giống như, trong xã hội hiện tại, người ta phân biệt màu da, tôn giáo, vùng miền hay xu hướng tính dục vậy. Với những người luôn bài trừ rotter, tìm diệt rotter, họ sẽ đối xử thế nào khi vừa phát hiện người thân đã mất của mình, nay trở lại, và nằm trong nhóm thiểu số đó. Vẫn còn đó những người thân yêu gia đình, những người chấp vận và sống vui vẻ với cuộc sống thứ 2 mà Chúa trời đã ban cho họ nhưng cũng vẫn còn những người day dứt vì sự khác biệt và lỗi lầm trong quá khứ. Phim đưa ra cái nhìn nhiều chiều mà bất cứ ai trong chúng ta, thử một lần đặt mình vào vị trí của bất kỳ nhân vật nào, đều cảm thấy đúng. Nó hỗn loạn, nhưng sự hỗn loạn không phải do rotter, mà là do con người. Con người sau thời kỳ hỗn loạn hoang mang hơn bao giờ hết. Họ chỉ tin vào chính bản thân mình, đây là nguồn gốc của sự cố chấp. ‘In the flesh’ đưa những mâu thuẫn lên tới tột cùng khi dẫn dắt người xem, lần mò tới cuối phim để biết được nhân vật chính, không những là rotter mà còn là một trong những cá nhân thiểu số trong xã hội trước khi đại dịch xảy ra. Một lần nữa, rotter không phải là tâm điểm của bộ phim. Rotter là cách tác giả gói gọn mâu thuẫn xã hội - một nơi tự do và đa dạng nhất có thể, từ đó nối kéo hàng loạt phản ứng khác nhau của con người. Đây là điều khiến ‘In the flesh’ trở nên khác biệt và giúp nó toả sáng.
Phim diễn biến chậm rãi, hình ảnh đầy rẫy tông màu lạnh, và nhiều cảnh quay khan hiếm người. Những cảnh quay hay thước phim đông người là dấu hiệu cảnh báo người xem sắp có mâu thuẫn. Đặc biệt, âm thanh của phim thật sự ấn tượng, nếu không nói là xuất sắc bởi nó lái suy nghĩ người xem theo tâm trạng của nhân vật trên màn hình cho dù diễn viên không nói một lời. ‘In the flesh’ cũng rất biết cách tạo nên kịch tính nhờ motif thây ma - qua những cảnh máu me ăn thịt được tái hiện trong hồi ức của bệnh nhân PDS. Có lẽ, đây là lý do duy nhất để phim này được xếp trong loạt phim nói về zombie mà kịch bản khác biệt hoàn toàn. Mặc dù chậm rãi, và vay mượn vài cảnh motif zombie, phim không dễ đoán. Cách giải quyết kịch tính của tác giả rất bất ngờ, theo cả nghĩa tiêu cực lẫn tích cực, đôi khi khiến người xem bàng hoàng, không kịp suy nghĩ và phải mất vài phút để những cảm nhận bắt đầu lưu thông trong tâm trí như dòng máu chờ chựt để tuôn trào.
Hiện tại phim đã hoàn thành 2 season. Bài viết ở trên là review của season 1. Nhìn chung, ‘In the flesh’ (SS1) là phim (TV series, 3 tập) đáng xem và phù hợp với người xem thích mảng tâm lý/xã hội/kịch tính. Mặc dù mang tính chủ quan ít nhiều, những nhận xét ở trên mong muốn giới thiệu đọc giả một cách tổng quan về ‘In the flesh’. Hãy xem và cảm nhận, qua cái nhìn của một nhân vật không hoàn hảo, để biết một cuộc sống mới sau thời loạn trông sẽ ra sao…
torune@hdvn
Trong phim sẽ không có những màn phiêu lưu hành động chém giết giống như người xem được chứng kiến trong các phim nói về đề tài zombie khác, bởi mọi thứ đã trôi qua và phim nói về một cuộc sống mới sau thời kỳ hỗn loạn. Xin được tóm tắt bối cảnh, vào khoảng năm 2009-2010, có một dịch bệnh khiến người chết sống dậy một cách vô thức và ăn thịt những người còn sống để sinh tồn. Suốt khoảng thời gian đó, để đấu tranh, những người khoẻ mạnh lập nên HVF (Lực lượng tình nguyện con người). Vài năm sau, căn bệnh - được gọi là PDS (Hội chứng tử vong cục bộ) đã có thuốc chữa. Các bệnh nhân từ khu điều trị được trở về nhà. Đây là lúc mọi thứ bắt đầu…
|
|
Phim, hay TV series, này đúng hơn chỉ vỏn vẹn có 3 tập. Nhưng trong đó, người ta thấy được những gì mà cuộc sống hiện tại đang diễn ra. Zombie chỉ là nguồn cảm hứng hay chính xác là thứ để tác giả gắn kết mọi kỳ thị xã hội vào trong đó. Hãy thử tưởng tượng một bệnh nhân PDS trở về nhà có giống như ai đó vừa mới được thả ra từ trung tâm cai nghiện. Hãy thử tưởng tượng những định kiến xã hội của người cuồng tín vào đức tin và cho rằng những ai khác họ là quỷ dữ. Hãy thử tưởng tượng tình cảm của người cha, người mẹ làm mọi giá để bảo vệ con, để thấy con trở về…
|
|
Sau thời kỳ hỗn mang của đại dịch, xã hội càng hỗn mang hơn trước đó. Chiến tranh đã qua đi, những người lính HVF vẫn giữ mãi niềm tin vào sự khác biệt giữa con người và thây ma (rotter, cách gọi zombie trong phim). Nhưng, mọi thứ đã khác. Huân chương không đem lại thức ăn và tiền của. Với cộng đồng, chấp nhận rotter là một điều khó khăn giống như, trong xã hội hiện tại, người ta phân biệt màu da, tôn giáo, vùng miền hay xu hướng tính dục vậy. Với những người luôn bài trừ rotter, tìm diệt rotter, họ sẽ đối xử thế nào khi vừa phát hiện người thân đã mất của mình, nay trở lại, và nằm trong nhóm thiểu số đó. Vẫn còn đó những người thân yêu gia đình, những người chấp vận và sống vui vẻ với cuộc sống thứ 2 mà Chúa trời đã ban cho họ nhưng cũng vẫn còn những người day dứt vì sự khác biệt và lỗi lầm trong quá khứ. Phim đưa ra cái nhìn nhiều chiều mà bất cứ ai trong chúng ta, thử một lần đặt mình vào vị trí của bất kỳ nhân vật nào, đều cảm thấy đúng. Nó hỗn loạn, nhưng sự hỗn loạn không phải do rotter, mà là do con người. Con người sau thời kỳ hỗn loạn hoang mang hơn bao giờ hết. Họ chỉ tin vào chính bản thân mình, đây là nguồn gốc của sự cố chấp. ‘In the flesh’ đưa những mâu thuẫn lên tới tột cùng khi dẫn dắt người xem, lần mò tới cuối phim để biết được nhân vật chính, không những là rotter mà còn là một trong những cá nhân thiểu số trong xã hội trước khi đại dịch xảy ra. Một lần nữa, rotter không phải là tâm điểm của bộ phim. Rotter là cách tác giả gói gọn mâu thuẫn xã hội - một nơi tự do và đa dạng nhất có thể, từ đó nối kéo hàng loạt phản ứng khác nhau của con người. Đây là điều khiến ‘In the flesh’ trở nên khác biệt và giúp nó toả sáng.
|
|
Phim diễn biến chậm rãi, hình ảnh đầy rẫy tông màu lạnh, và nhiều cảnh quay khan hiếm người. Những cảnh quay hay thước phim đông người là dấu hiệu cảnh báo người xem sắp có mâu thuẫn. Đặc biệt, âm thanh của phim thật sự ấn tượng, nếu không nói là xuất sắc bởi nó lái suy nghĩ người xem theo tâm trạng của nhân vật trên màn hình cho dù diễn viên không nói một lời. ‘In the flesh’ cũng rất biết cách tạo nên kịch tính nhờ motif thây ma - qua những cảnh máu me ăn thịt được tái hiện trong hồi ức của bệnh nhân PDS. Có lẽ, đây là lý do duy nhất để phim này được xếp trong loạt phim nói về zombie mà kịch bản khác biệt hoàn toàn. Mặc dù chậm rãi, và vay mượn vài cảnh motif zombie, phim không dễ đoán. Cách giải quyết kịch tính của tác giả rất bất ngờ, theo cả nghĩa tiêu cực lẫn tích cực, đôi khi khiến người xem bàng hoàng, không kịp suy nghĩ và phải mất vài phút để những cảm nhận bắt đầu lưu thông trong tâm trí như dòng máu chờ chựt để tuôn trào.
[video=youtube;3uAJklDka_U]https://www.youtube.com/watch?v=3uAJklDka_U[/video]
Hiện tại phim đã hoàn thành 2 season. Bài viết ở trên là review của season 1. Nhìn chung, ‘In the flesh’ (SS1) là phim (TV series, 3 tập) đáng xem và phù hợp với người xem thích mảng tâm lý/xã hội/kịch tính. Mặc dù mang tính chủ quan ít nhiều, những nhận xét ở trên mong muốn giới thiệu đọc giả một cách tổng quan về ‘In the flesh’. Hãy xem và cảm nhận, qua cái nhìn của một nhân vật không hoàn hảo, để biết một cuộc sống mới sau thời loạn trông sẽ ra sao…
Chỉnh sửa lần cuối: