scotty
Well-Known Member
Phim 3D đến nay thực sự vẫn chưa đủ mãnh lực cuốn hút khán giả đến rạp, có lẽ sự phấn khích đã giảm sau một thời gian họ đã biết hiệu ứng phim 3D là như thế nào. Nhưng bây giờ lại xuất hiện một thứ có thể nâng tầm trải nghiệm phim 3D lên một bước, có thể nói là cao siêu hơn hẳn. Đó là Immersive Cocoon, "con kén" tạo hình ảnh không gian 3 chiều nhằm đem lại môi trường 3D thật sự cảm nhận bằng giác quan con người.
Đây là ý tưởng đến từ Công ty quảng cáo và thiết kế NAU, hoàn toàn khác biệt với trải nghiệm 3D hiện nay (dựa vào kính) bởi người dùng sẽ bước vào trong một quả cầu có đường kính 4m làm bằng sợi carbon và bắt gặp một thế giới quan 360 độ tuyệt diệu, sống động tràn ngập hình ảnh và âm thanh. Hãy hình dung toàn bộ hoạt động, sinh hoạt giải trí của bạn như văn phòng làm việc, thể dục thể thao, xem phim, chơi game... giờ đây có thể thực hiện bên trong "con kén 3D" này.
Bên trong "con kén" được trang bị phần mềm cảm ứng chuyển động phức tạp, người dùng sẽ dùng thân thể, chân tay của mình để vùng vẫy và điều khiển khoảng không ảo xuất hiện trên màn hình. Mọi cử động này sẽ được phần mềm nhận diện phân tích với sự hỗ trợ của các camera gắn trong, các panel cảm ứng chuyển động gắn trên thềm, âm thanh nổi và cả máy điều hòa nhiệt độ.
Hãy tưởng tượng bạn đang bay qua các ngôi đền của người Maya, các thế giới đã thất lạc, du hành qua các giải thiên hà xa xôi hay đơn thuần là đang tập thể dục như ở nhà... Tất cả đều diễn ra bên trong con kén và bạn chỉ việc dùng các cử chỉ và vận động của thân thể để di chuyển vật thể hoặc ra lệnh bằng lời nói, giống như phong cách phim giả tưởng Minority Report vậy. Chính giao diện tương tác đặc biệt trong bộ phim này đã tạo cảm hứng để John Underkoffler, cựu thành viên Trung tâm thí nghiệm media MIT, sáng chế nên công nghệ này.
Ứng dụng của Immersive Cocoon thì có thể nói là vô số, như việc mua sách qua mạng sẽ không phải click lên tựa sách mà có thể cầm quyển sách lên luôn, hay người chơi game sẽ vẫy vùng trong một khoảng không chứ không phải bấm lên bàn phím, còn làm việc từ xa sẽ "3D" hơn là kiểu hiện tại.
Hiện vẫn chưa có thông tin khi nào ý tưởng này sẽ được hiện thực hóa và đưa vào cuộc sống hằng ngày, nhưng trước mắt, công nghệ này sẽ chỉ nhắm vào đối tượng là các tập đoàn công ty lớn để ứng dụng nội bộ - tất nhiên đây là những nơi đủ khả năng chi ra một khoản tiền lớn. Ngoài ra còn được biết NAU đang xúc tiến phát triển một dòng sản phẩm dành cho các phòng chờ VIP tại sân bay. Riêng người dùng thông thường thì sẽ mua vé để "chơi" Cocoon đặt ở công cộng thông qua laptop hoặc smartphone.

Đây là ý tưởng đến từ Công ty quảng cáo và thiết kế NAU, hoàn toàn khác biệt với trải nghiệm 3D hiện nay (dựa vào kính) bởi người dùng sẽ bước vào trong một quả cầu có đường kính 4m làm bằng sợi carbon và bắt gặp một thế giới quan 360 độ tuyệt diệu, sống động tràn ngập hình ảnh và âm thanh. Hãy hình dung toàn bộ hoạt động, sinh hoạt giải trí của bạn như văn phòng làm việc, thể dục thể thao, xem phim, chơi game... giờ đây có thể thực hiện bên trong "con kén 3D" này.
Bên trong "con kén" được trang bị phần mềm cảm ứng chuyển động phức tạp, người dùng sẽ dùng thân thể, chân tay của mình để vùng vẫy và điều khiển khoảng không ảo xuất hiện trên màn hình. Mọi cử động này sẽ được phần mềm nhận diện phân tích với sự hỗ trợ của các camera gắn trong, các panel cảm ứng chuyển động gắn trên thềm, âm thanh nổi và cả máy điều hòa nhiệt độ.
Hãy tưởng tượng bạn đang bay qua các ngôi đền của người Maya, các thế giới đã thất lạc, du hành qua các giải thiên hà xa xôi hay đơn thuần là đang tập thể dục như ở nhà... Tất cả đều diễn ra bên trong con kén và bạn chỉ việc dùng các cử chỉ và vận động của thân thể để di chuyển vật thể hoặc ra lệnh bằng lời nói, giống như phong cách phim giả tưởng Minority Report vậy. Chính giao diện tương tác đặc biệt trong bộ phim này đã tạo cảm hứng để John Underkoffler, cựu thành viên Trung tâm thí nghiệm media MIT, sáng chế nên công nghệ này.
Ứng dụng của Immersive Cocoon thì có thể nói là vô số, như việc mua sách qua mạng sẽ không phải click lên tựa sách mà có thể cầm quyển sách lên luôn, hay người chơi game sẽ vẫy vùng trong một khoảng không chứ không phải bấm lên bàn phím, còn làm việc từ xa sẽ "3D" hơn là kiểu hiện tại.
Hiện vẫn chưa có thông tin khi nào ý tưởng này sẽ được hiện thực hóa và đưa vào cuộc sống hằng ngày, nhưng trước mắt, công nghệ này sẽ chỉ nhắm vào đối tượng là các tập đoàn công ty lớn để ứng dụng nội bộ - tất nhiên đây là những nơi đủ khả năng chi ra một khoản tiền lớn. Ngoài ra còn được biết NAU đang xúc tiến phát triển một dòng sản phẩm dành cho các phòng chờ VIP tại sân bay. Riêng người dùng thông thường thì sẽ mua vé để "chơi" Cocoon đặt ở công cộng thông qua laptop hoặc smartphone.
(Bấm lên hình để xem kích thước lớn)
View attachment 20309 View attachment 20317 View attachment 20316 View attachment 20315 View attachment 20314
View attachment 20313 View attachment 20312 View attachment 20311 View attachment 20310
[video=youtube;nBGJarlZXAc]http://www.youtube.com/watch?v=nBGJarlZXAc[/video]
View attachment 20309 View attachment 20317 View attachment 20316 View attachment 20315 View attachment 20314
View attachment 20313 View attachment 20312 View attachment 20311 View attachment 20310
[video=youtube;nBGJarlZXAc]http://www.youtube.com/watch?v=nBGJarlZXAc[/video]