torune
Film critic
Sau phần 1 về việc IBM mạnh tay chi số tiền khá lớn cho cuộc cách mạng máy tính của mình. Mời đọc giả theo dõi diễn biến câu chuyện về tính khả thi của ý tưởng và những thành tựu nhất định IBM đã đạt được để vươn tới ý tưởng này.
Phần 1 xem tại đây: http://www.hdvietnam.com/diendan/12-tin-tuc-cong-nghe/888441-ibm-chi-hon-3-ty-usd.html#post7472909
Có lẽ IBM sẽ tận dụng nhiều nhất công nghệ có thể để xây từng hình khối nhỏ cho thiết kế mới của định nghĩa “máy tính”. Đại diện IBM cho biết:”Một vài sự kết hợp sẽ trở nên thực tiễn và chúng tôi sẽ vận hành chúng trong nhiều năm nữa. Chúng tôi thật sự rất nghiêm túc về vấn đề này và lên kế hoạch chuẩn bị cho rất nhiều năm sau khi công nghệ được ra đời”.
Nói xa thì cũng phải nói gần, Gordon Moore – đồng sáng lập Intel – khẳng định rằng số lượng bán dẫn trên các bảng mạch hằng năm sẽ được tăng lên gấp đôi và với tốc độ phát triển đều đều như vầy, công nghệ này sẽ trở nên lỗi thời trong 10 năm tới. Các kỹ sư cũng đang gấp rút hướng dòng suy nghĩ tới các thiết kế vi mạch mới để tăng hiệu năng đồng thời thu nhỏ kích cỡ của chúng về mặt hình học. Trong tương lai gần, Intel đang chuẩn bị cho ra những bảng mạch cấu trúc 14 nano-mét và chuyển dần sang 10 nano-mét trong năm tới.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp sản xuất vi mạnh bước vào cuộc cách mạng mới khi khoa học thành công trong việc tinh chế silicon sạch. Nhưng việc gắn thêm nhiều tính năng lên vi mạch nhỏ hơn 7 nano-mét có vẻ khó khăn và cồng kềnh trong khi di chuyển mọi thứ lên mức độ phân tử đang là trào lưu của công nghệ.
Nói về “ống nano carbon”, đây là những ống rỗng hình trụ tạo nên từ phân tử carbon và chúng được xem là kẻ thay thế số một dành cho các vi mạch silicon. Các nhà khoa học từ IBM đang thu nhỏ kích thước của ống nano carbon và thách thức xảy ra trong khâu làm lạnh chúng cũng như nhiều tranh cãi về vấn đề an toàn. Về phần máy tính lượng tử và mô phỏng não bộ, chúng lại liên quan tới hành vi máy tính.
IBM đang phát triển các máy tính chức năng như não người trong chương trình có tên Synapse (xi-náp trong thần kinh người). Máy tính mô phỏng quá trình xử lý thông tin thông qua “hàng tỷ tỷ” kết nối giống như xi-náp. Tham vọng của IBM là tạo ra được một vi mạch nhỏ sở hữu 10 tỷ nơ-ron và 100 tỷ tỷ xi-náp chỉ tiêu tốn 1kW điện. Quả là một con số trong mơ!
Sau những số liệu, ý tưởng và hành động của IBM, có một nhận xét rất hay từ người đọc:“In the end, it always comes back to carbon”. Tạm dịch:”Cuối cùng, mọi thứ đều trở về carbon cả”. Câu nói làm người viết liên tưởng tới việc đằng nào thì chúng ta cũng trở về với cát bụi. Nhưng hơn hết, ý tưởng IBM trở về với phân tử carbon làm chúng ta thấy được công nghệ thậm chí đi trước cái chết của một con người một bước!
Như một lời tạm biệt, xin mời đọc giả lắng nghe ca khúc Cát Bụi nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhằm tăng thêm tinh thần bài viết. Thân ái và hẹn gặp lại...
Phần 1 xem tại đây: http://www.hdvietnam.com/diendan/12-tin-tuc-cong-nghe/888441-ibm-chi-hon-3-ty-usd.html#post7472909
![]() Một vi mạch graphene trong quá trình IBM "dệt" nên các thành phần ở cấp độ phân tử |
Có lẽ IBM sẽ tận dụng nhiều nhất công nghệ có thể để xây từng hình khối nhỏ cho thiết kế mới của định nghĩa “máy tính”. Đại diện IBM cho biết:”Một vài sự kết hợp sẽ trở nên thực tiễn và chúng tôi sẽ vận hành chúng trong nhiều năm nữa. Chúng tôi thật sự rất nghiêm túc về vấn đề này và lên kế hoạch chuẩn bị cho rất nhiều năm sau khi công nghệ được ra đời”.
Nói xa thì cũng phải nói gần, Gordon Moore – đồng sáng lập Intel – khẳng định rằng số lượng bán dẫn trên các bảng mạch hằng năm sẽ được tăng lên gấp đôi và với tốc độ phát triển đều đều như vầy, công nghệ này sẽ trở nên lỗi thời trong 10 năm tới. Các kỹ sư cũng đang gấp rút hướng dòng suy nghĩ tới các thiết kế vi mạch mới để tăng hiệu năng đồng thời thu nhỏ kích cỡ của chúng về mặt hình học. Trong tương lai gần, Intel đang chuẩn bị cho ra những bảng mạch cấu trúc 14 nano-mét và chuyển dần sang 10 nano-mét trong năm tới.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp sản xuất vi mạnh bước vào cuộc cách mạng mới khi khoa học thành công trong việc tinh chế silicon sạch. Nhưng việc gắn thêm nhiều tính năng lên vi mạch nhỏ hơn 7 nano-mét có vẻ khó khăn và cồng kềnh trong khi di chuyển mọi thứ lên mức độ phân tử đang là trào lưu của công nghệ.
![]() Một đoạn dây nano sản xuất bởi IBM |
Nói về “ống nano carbon”, đây là những ống rỗng hình trụ tạo nên từ phân tử carbon và chúng được xem là kẻ thay thế số một dành cho các vi mạch silicon. Các nhà khoa học từ IBM đang thu nhỏ kích thước của ống nano carbon và thách thức xảy ra trong khâu làm lạnh chúng cũng như nhiều tranh cãi về vấn đề an toàn. Về phần máy tính lượng tử và mô phỏng não bộ, chúng lại liên quan tới hành vi máy tính.
IBM đang phát triển các máy tính chức năng như não người trong chương trình có tên Synapse (xi-náp trong thần kinh người). Máy tính mô phỏng quá trình xử lý thông tin thông qua “hàng tỷ tỷ” kết nối giống như xi-náp. Tham vọng của IBM là tạo ra được một vi mạch nhỏ sở hữu 10 tỷ nơ-ron và 100 tỷ tỷ xi-náp chỉ tiêu tốn 1kW điện. Quả là một con số trong mơ!
Sau những số liệu, ý tưởng và hành động của IBM, có một nhận xét rất hay từ người đọc:“In the end, it always comes back to carbon”. Tạm dịch:”Cuối cùng, mọi thứ đều trở về carbon cả”. Câu nói làm người viết liên tưởng tới việc đằng nào thì chúng ta cũng trở về với cát bụi. Nhưng hơn hết, ý tưởng IBM trở về với phân tử carbon làm chúng ta thấy được công nghệ thậm chí đi trước cái chết của một con người một bước!
Như một lời tạm biệt, xin mời đọc giả lắng nghe ca khúc Cát Bụi nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhằm tăng thêm tinh thần bài viết. Thân ái và hẹn gặp lại...
[video=youtube;JLCpnKgkjGA]https://www.youtube.com/watch?v=JLCpnKgkjGA[/video] |
Biên tập và tổng hợp từ pcworld
Chỉnh sửa lần cuối: