Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

portlet

Member
Re: Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Em xem phim này khi vừa có bản HD. Thực ra cũng ko muốn vào comment lắm. Vì em vẫn băn khoăn ko biết nó có ra phần 2 hay phần này là duy nhất và nó mang kết thúc mở. Cái em quan tâm ở đây là: nếu đây là phần duy nhất với kết thúc mở thì theo em nó cực kỳ dở. Nó dở ở chỗ là tất cả con lừa (người dân 12 quận) chỉ nhìn vào củ cà rốt (hy vọng được sống) mà ko quan tâm tới cây gậy (vẫn tiếp tục sống như nô lệ). Tức là ng dân ở đây chỉ nhìn vào hy vọng mà ko quan tâm tới Capitol sẽ mang lại gì cho họ. Mọi người tiếp tục sống như những con lừa, theo sắp đặt của người cưỡi mà ko hề nghĩ mình đáng nhận một cái nhiều hơn củ cà rốt. Trái lại, nếu đây là phần mở đầu & sẽ có phần tiếp theo. Em sẽ ngồi chờ coi cái phần tiếp theo nó sẽ ntn. Rồi mới đưa ra bình luận tiếp.

Theo em, cảm xúc của bạn Nhi đã bị đẩy đi hơi quá :) Quá ở chỗ nếu đã thấy mình mắc kẹt trong một cuộc đấu tranh để sinh tồn thì có thể tìm một cách để thoát khỏi cuộc đấu tranh đó. Có nhiều cách để thoát khỏi cuộc đấu tranh sinh tồn đó. Bạn có thể chạy trốn. Hoặc bạn và nhiều người khác cùng chống lại. 100 người, 1000 người thì ít nhưng 1 triệu người, 10 triệu người thì nó lại khác. Bởi vậy, theo em điều quan trọng là thay đổi suy nghĩ của bản thân & những người ở xung quanh. Một khi còn mang tư tưởng con lừa thì cứ nghĩ rằng củ cà rốt là tất cả. Đơn cử là thi ĐH như bạn Nhi nói đó.

Tưởng tượng cảnh Barack Obama cùng bộ sậu của mình ngồi ở điện Capitol: “Trò chơi này mang đến điều mà ta gọi là sự hi vọng. Nước Mỹ không thể cai trị thế giới bằng sự sợ hãi như Hitler đã làm trước đây và chuốc lấy thất bại nặng nề. Chúng ta phải tạo cho người dân các nước khác sự hi vọng với thông điệp American Dream (giấc mơ Mỹ). Chúng ta phải khiến những người khác tin rằng sống theo giá trị Mỹ sẽ thay đổi được số phận của họ. Chúng ta phải bằng mọi giá khiến học sinh các quốc gia khác khao khát đua tranh để được đến học các trường ở Mỹ, người lao động từ khắp nơi trên thế giới thèm muốn được làm việc cho các công ty Mỹ. Nước Mỹ - hi vọng đổi đời, đó chính là cách chúng ta thống lĩnh thế giới này.”
Theo em thì bác nhìn ra được nhưng vẫn chưa thật xa. Cái cơ bản ở đây chính là cây gậy & củ cà rốt đó dành cho ai? Nếu Mỹ giành cây gậy & củ cà rốt cho nước ngoài để mang về lợi ích cho chính họ thì nó khác với chuyện cây gậy & củ cà rốt dành cho chính dân tộc của mình. Sự khác nhau cơ bản giữa 1 con lừa nhà nghèo & 1 con lừa nhà giàu chính là con lừa nhà giàu được thay đổi người cưỡi nó, được hưởng sự chăm sóc tốt hơn. Chứ ko phải kiểu AQ "lừa nào chẳng là lừa" :)
 

dung2408

Member
Ðề: Re: Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Em xem phim này khi vừa có bản HD. Thực ra cũng ko muốn vào comment lắm. Vì em vẫn băn khoăn ko biết nó có ra phần 2 hay phần này là duy nhất và nó mang kết thúc mở. Cái em quan tâm ở đây là: nếu đây là phần duy nhất với kết thúc mở thì theo em nó cực kỳ dở. Nó dở ở chỗ là tất cả con lừa (người dân 12 quận) chỉ nhìn vào củ cà rốt (hy vọng được sống) mà ko quan tâm tới cây gậy (vẫn tiếp tục sống như nô lệ). Tức là ng dân ở đây chỉ nhìn vào hy vọng mà ko quan tâm tới Capitol sẽ mang lại gì cho họ. Mọi người tiếp tục sống như những con lừa, theo sắp đặt của người cưỡi mà ko hề nghĩ mình đáng nhận một cái nhiều hơn củ cà rốt. Trái lại, nếu đây là phần mở đầu & sẽ có phần tiếp theo. Em sẽ ngồi chờ coi cái phần tiếp theo nó sẽ ntn. Rồi mới đưa ra bình luận tiếp.

Sách nó có 3 phần bạn ạ, phim hình như làm thành 4 thì phải. Mình không nghĩ vậy, đúng ra 12 quận (trước đó là 13) đã đứng lên chống lại chính quyền nhưng sau đó cách mạng bị đàn áp, quận 13 bị xóa sổ, các quận còn lại bị áp bức. Dù gì họ cũng chưa thể nội dậy lần 2 và chấp nhận cái hình phạt mỗi năm phải hiến tế một nam một nữ cho trò chơi, thế nên các thí sinh tham gia cũng đành phải làm con lừa tranh củ cà rốt thôi. Dù gì giờ họ phải sống được thì mới đấu tranh được để sống tốt hơn. Sang phần 2 tụi nó hợp tác với nhau bỏ trốn khỏi game thì phải.
 

yevon1987

New Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

không biết vì phim giữ nguyên tinh thần của tiểu thuyết hay thế nào, mà có một chi tiết mình cảm thấy rất không ổn: tại sao luật chơi có thể dễ dàng thay đổi như vậy ? một trò chơi đã tồn tại đến ba phần tư thế kỷ luật chơi không có gì thay đổi, tại sao bây giờ lại chấp nhận đầu hàng người chơi ? điều đó chỉ chứng tỏ luật chơi quá yếu kém và không lường hết mọi khả năng xảy ra. thà cứ như battle royal, nếu sống chung thì sẽ chết chung, có phải hợp lý hơn rất nhiều không ?
 

nmtbk

Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Tại sao phim này bị cấm chiếu ở Việt Nam?
 

dung2408

Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

không biết vì phim giữ nguyên tinh thần của tiểu thuyết hay thế nào, mà có một chi tiết mình cảm thấy rất không ổn: tại sao luật chơi có thể dễ dàng thay đổi như vậy ? một trò chơi đã tồn tại đến ba phần tư thế kỷ luật chơi không có gì thay đổi, tại sao bây giờ lại chấp nhận đầu hàng người chơi ? điều đó chỉ chứng tỏ luật chơi quá yếu kém và không lường hết mọi khả năng xảy ra. thà cứ như battle royal, nếu sống chung thì sẽ chết chung, có phải hợp lý hơn rất nhiều không ?

Em cũng thấy không ổn ở chỗ này, phim lý giải luật chơi thay đổi để mục đích cuối cùng nó đạt được là yên dân, cũng chỉ vì 1 đứa nhỏ quận 11 bị giết mà dân làm loạn. Tại sao các kỳ trước dân không làm loạn như thế, nếu họ cũng làm loạn thì tại sao những kỳ trước lại dẹp được và không thay đổi luật chơi ? Mình nghĩ đó là một tình huống mà tác giả bí bách không tìm ra được con đường nào hơn hoặc do nhà làm phim không truyền tải được đúng nội dung truyện. Thế nên chắc mình phải kiếm truyện về đọc thôi :)).
@nmtbk : Bởi vì theo quan điểm của các bác bên kiểm duyệt là những phim người lớn dù có chém giết nhau tàn bạo thì nếu người dân có bắt chước thì cũng cho người đó đi tù, tử hình để răn đe được. Còn phim này toàn thanh thiếu niên chém giết nhau thì mấy nhóc trẻ trâu có bắt chước thì cũng bắt nó đi tù được mấy năm rồi lại thả như Luyện Idol thì khó mà răn đe, thế nên phải cấm chiếu thôi bác
 

v4vendetta5

Active Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Em cũng thấy không ổn ở chỗ này, ... thế nên phải cấm chiếu thôi bác

Mình chưa đọc truyện Hunger Game nên chưa rõ film có bám sát theo kịch bản truyện hay không, nhưng theo cảm nhận và diễn tiến film thì tình tiết này hoàn toàn hợp lý. Sự thay đổi này là do anh chàng đạo diễn chương trình, thật sự anh này có emotion và bị HLV của bé nhân vật chính tác động. Khi theo dõi game này bác già đứng đầu không thích nên mới kêu anh này ra dặn dò phải nói câu khá hay "là cho nó hy vọng". Anh này ban đầu cũng làm theo ý bác già, nhưng cuối film lại cảm động hay vì sợ kết thúc Hunger Game mà không còn đứa nào còn sống để tôn vinh cũng như răn đe thì lại chùn tay. Và đó là lý do mà anh ý bị nhận án tử cuối film.
Có đọc hết comment của các bạn thì mới thấy nhiều bạn coi film hời hợt quá. Nếu không hiểu film thì phải đọc đâu đó để tìm hiểu, như lên IMDB hay đọc comment của các bạn khác rồi hãy khen chê, mà chưa gì đã nhảy vào chê lên, chê xuống. Chắc các bạn này quen xem film truyền hình nhiều tập của ĐL, TQ, HQ, VN..., những film mà tình tiết thừa thãi rất nhiều, đến mức không cần để ý nhưng vẫn hiểu film nói gì.
 

dung2408

Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Mình chưa đọc truyện Hunger Game nên chưa rõ film có bám sát theo kịch bản truyện hay không, nhưng theo cảm nhận và diễn tiến film thì tình tiết này hoàn toàn hợp lý. Sự thay đổi này là do anh chàng đạo diễn chương trình, thật sự anh này có emotion và bị HLV của bé nhân vật chính tác động. Khi theo dõi game này bác già đứng đầu không thích nên mới kêu anh này ra dặn dò phải nói câu khá hay "là cho nó hy vọng". Anh này ban đầu cũng làm theo ý bác già, nhưng cuối film lại cảm động hay vì sợ kết thúc Hunger Game mà không còn đứa nào còn sống để tôn vinh cũng như răn đe thì lại chùn tay. Và đó là lý do mà anh ý bị nhận án tử cuối film.
Có đọc hết comment của các bạn thì mới thấy nhiều bạn coi film hời hợt quá. Nếu không hiểu film thì phải đọc đâu đó để tìm hiểu, như lên IMDB hay đọc comment của các bạn khác rồi hãy khen chê, mà chưa gì đã nhảy vào chê lên, chê xuống. Chắc các bạn này quen xem film truyền hình nhiều tập của ĐL, TQ, HQ, VN..., những film mà tình tiết thừa thãi rất nhiều, đến mức không cần để ý nhưng vẫn hiểu film nói gì.

Cái lý do đấy thì mình hiểu, nhưng thắc mắc ở chỗ tại sao hơn mấy chục kỳ game trước lại không xảy ra một chuyện tương tự vì theo mình lý do dẫn đến việc này hết sức bình thường có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chỉ là có một quận nổi loạn khi chứng kiến 1 đứa trẻ quận đó chết, một ông HLV yêu quý người của mình, tìm mọi cách giúp người đó sống sót, nếu ông HLV đó thật sự là người tốt thì những kỳ trước ổng cũng phải tác động để giúp đỡ những đứa ở kỳ đó chứ, dù gì cũng đều là cùng quận, mà những người ở quận 12 (nghèo nhất, bị áp bức nhất) thì mình thấy cũng khó mà có đứa nào tỏ ra dễ ghét trong những cái kỳ kiểu này để mà ổng không giúp, thế nên tại sao đến tận kỳ này mới thay đổi luật chơi. Chính vì vậy mà tình tiết đó không thuyết phục chứ mình không nói không có lý do dẫn đến việc đó, nếu tình huống này xảy ra ở kỳ game đầu tiên thì khác, đằng này đã là kỳ thứ bao nhiêu rồi ?
 

yevon1987

New Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

dù sao luật chơi là luật chơi. thứ nhất nó phải lường hết đc mọi tình huống xảy ra, chứ không thể để bị người chơi chơi lại luật một cách dễ dàng đến vậy. thứ hai một luật chơi đã tồn tại chừng ấy năm, làm sao có thể dễ dàng bị thay đổi, dễ dàng chấp nhận nhượng bộ người chơi như thế ?
 

v4vendetta5

Active Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Cái lý do đấy thì mình hiểu, ... Chính vì vậy mà tình tiết đó không thuyết phục chứ mình không nói không có lý do dẫn đến việc đó, nếu tình huống này xảy ra ở kỳ game đầu tiên thì khác, đằng này đã là kỳ thứ bao nhiêu rồi ?
dù sao luật chơi là luật chơi. ..., dễ dàng chấp nhận nhượng bộ người chơi như thế ?
Nếu các bạn xem TH thực tế các bạn sẽ thấy là không có cuộc chơi nào giống cuộc nào vì người chơi khác nhau, hoàn cảnh khác, tình huống khác được tạo bởi chính những người tham gia. Film này mặc dù có cốt truyện hư cấu, nhưng cũng có những logic như vậy. Rất có thể trong 74 lần trước đó, những chuyện như vầy chưa hề có. Ngoài ra 74 năm là thời gian dài, đủ để biến đổi tâm lý của những người phải chịu đựng thành tư tưởng muốn chống đối. HLV của Everdeen đã nói là hắn sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để thấy khuôn mặt của những người tài trợ ra sao khi bé Everdeen bắn tên trúng con heo.
Những lượt game đầu, chắc hẳn sẽ không có những mầm mống tư tưởng chống đối vì lúc đó cuộc nổi loạn vừa mới bị dẹp, người ta còn nỗi sợ. Nhưng sau 74 lượt game thì nó khác, những thế hệ còn hoảng sợ đó đã chết hay đã già, lớp trẻ sau sẽ bớt sợ hơn, cũng như tầng lớp độc tài kia sẽ bớt mang tư tưởng đàn áp. Đây cũng chính là điều mà Snow, chủ tịch Capitol rất lo sợ. Khi anh đạo diễn (chắc chưa ra đời khi diễn ra sự kiện nổi dậy lần trước) có thái độ thương cảm đã bị án tử liền ngay sau đó.
Với lại ban đầu anh đạo diễn bị gài chuyện 2 đứa yêu nhau, mà TH thực tế thì cần những sự kiện như vậy để khuếch trương, anh ta đã phóng lao theo chuyện này, cho Everdeen chăm sóc Peeta bằng cách thay đổi luật chơi, chính việc này dẫn đến 2 đứa sẽ hi sinh cùng nhau. Vì film không chiếu cảm xúc của những người xem lúc đó, nếu có, bạn sẽ thấy họ đều mong muốn 2 đứa này không chết. Đạo diễn mà làm trái ý muốn của những người theo dõi chương trình lúc đó thì cũng sẽ bị cho thôi.
Anh HLV chỉ gài được khi Everdeen và Peeta thực sự có chút gì đó. Mà những người như Everdeen và Peeta không phải dễ kiếm, đó là lý do kỳ Hunger Game lần này bị đưa đến tình huống chưa từng có trong lịch sử và anh đạo diễn chương trình đã chết khi không lường trước tình huống.
 

yevon1987

New Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

bạn so sánh với truyền hình thực tế ? ok cũng không giống nhau lắm nhưng không phải là không có điểm chung. có điều luật chơi vẫn là luật chơi.

luật chơi, hiểu nôm na, là một bộ các nguyên tắc cho ta biết được kết quả của trò chơi dựa vào chiến thuật được lựa chọn bởi mỗi người chơi. cái mà bạn nói "không có cuộc chơi nào giống cuộc chơi nào" đó là do mỗi ngừoi chơi lại có cách lựa chọn chiến thuật riêng cho mình. tuy nhiên với tư cách là người ra đề, là quản trò, thì buộc lòng bạn phải tiên đoán được mọi hành động của họ. cũng giống như là pháp luật phải tiên đoán được mọi hành vi phạm pháp của người dân. điều này nghe có vẻ khó nhưng thực tế không khó như vậy.

luật chơi phải là thông tin công khai trước khi trò chơi bắt đầu. nếu không biết gì về luật, người chơi không có cách nào đề ra các chiến thuật khả dĩ. việc luật chơi thay đổi thực tế làm cho chúng ta chơi một trò chơi khác chứ không còn là trò chơi ban đầu nữa.

luật chơi lấy một bé trai và một bé gái từ mỗi quận. việc bọn nó yêu nhau mình tin đa số người trước khi xem hết phim đã đoán ra, bởi suy nghĩ này quá tự nhiên ! thậm chí mình còn cho rằng nếu bạn gái mình bị chọn có khả năng mình sẽ xung phong đi theo :D. vậy mà nó lại chưa từng xảy ra suốt 73 năm qua, điều đó bạn thấy có vô lý không ?

bạn xem truyền hình thực tế chắc bạn cũng hiểu: trong vòng dual của the voice, có một và chỉ một thí sinh đi tiếp, người lựa chọn sẽ là coach của họ. đây là LUẬT ! không thể nào có chuyện cả hai cùng bị loại hoặc cả hai cùng đi tiếp, cũng không có chuyện khán giả sẽ quyết định người chiến thắng, đúng không nào ? tuy nhiên thí sinh hát bài gì và thể hiện ra sao thì chúng ta không biết trước được. hay như trong bóng đá, một cầu thủ có thể ghi bàn bằng đầu, bằng chân, bằng ngực đều được. nhưng nếu là bằng tay thì hẳn khán giả sẽ nổi giận :D

luật chơi là thứ thiêng liêng, bất di bất dịch của mọi trò chơi.
 

nnk2007

Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Một bộ phim đáng để suy ngẫm.
 

hjhjo

New Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Có nhiều cách để thoát khỏi cuộc đấu tranh sinh tồn đó. Bạn có thể chạy trốn. Hoặc bạn và nhiều người khác cùng chống lại. 100 người, 1000 người thì ít nhưng 1 triệu người, 10 triệu người thì nó lại khác. Bởi vậy, theo em điều quan trọng là thay đổi suy nghĩ của bản thân & những người ở xung quanh.
Không phải là họ không "cùng chống lại" mà là đã từng chống lại và thất bại để rồi cả 1 quận (tức quận 13) bị xóa sổ và chính điều này mới xuất hiện ra Hunger Games để coi như la một lời đe, một lời "nhắc nhở" 12 quận kia là đừng bh làm lại cái trò đó nếu không sẽ lại có kết cục như quận 13, chính cái kết cục bi thưuong đấy đã khiến họ không dám đứng lên => end phần 1, sang phần 2 thì đã có sự chuyển biến, một cuộc nổi loạn chống lại sự cai trị của Capitol đã nổ ra, Katness và Peeta đã trở thành những người lãnh đạo bất đắc dĩ. Và điều này đã dẫn đến một cuộc trả thù tàn nhẫn từ phía Capitol… theo như lời cuối cùng mà Gale nói với Katnes (ở cuối tập 2) thì đó chính là Quận 12 bị xóa sổ :(

luật chơi là thứ thiêng liêng, bất di bất dịch của mọi trò chơi.
Xem nào, đến Trái Đất là thứ tồn tại hàng trăm triệu nam rồi còn có thể thay đổi chứ đừng nói là cái luật lệ đặt ra chưa được đến 100 năm, cái này có vẻ là so sánh khập khiễng nhưng điều mình muốn nói chỉ là bất cứ thì gì cũng có thể thay đổi :D
 

v4vendetta5

Active Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

bạn so sánh với truyền hình thực tế ? ok cũng không giống nhau lắm nhưng không phải là không có điểm chung. có điều luật chơi vẫn là luật chơi.
....
luật chơi là thứ thiêng liêng, bất di bất dịch của mọi trò chơi.

Luật pháp chỉ tiên đoán được 1 phần thôi bạn à. Người ta lách luật ầm ầm đấy thôi. Sau đó người ta sẽ phải tu chỉnh lại luật sao cho phù hợp nhất. Nếu bạn theo dõi cuộc họp QH bạn sẽ thấy các bác hay đề xuất các TH mà luật không áp dụng được rồi đưa ra điều chỉnh để người làm luật thêm vào để chỉnh cho đúng đấy thôi. Nói chung hiến pháp còn thay đổi được, nói gì đến luật pháp.

73 năm trước thì chúng ta hoàn toàn không biết vì tác giả không đề cập tới, nên khó có thể suy đoán, vì vậy bạn đừng giả sử ngày xưa cũng xảy ra chuyện này. Và cho dù có chuyện đó xảy ra thì chắc gì người đạo diễn đó tận dụng chuyện tình cảm đó để lăng xê, chắc gì lúc đó có người HLV đầy mưu mẹo giúp 2 anh chị đó, chắc gì lúc đó 2 anh chị đó còn sống cho đến cuối game,...Bạn nên tin rằng trên cuộc đời này những gì xảy ra với bạn là duy nhất.

TH thực tế sẽ phải thay đổi theo thời gian, và thường nó sẽ chết nếu không thay đổi. Bạn có thấy nhiều chương trình TH thực tế đã bị xóa sổ chưa ? Bạn có tìm hiểu tại sao người ta lại thay MC không ? ...

Lấy ví dụ bóng đá, nếu trong tương lai, con người cho rằng chơi bóng bằng tay thì game sẽ hay hơn thì chắc hẳn FIFA sẽ cho thay đổi luật và lúc đó nó sẽ không được gọi là bóng đá mà là môn bóng nào đó,...

Cái gì cũng có thể thay đổi được, và bạn nên thay đổi nhận thức của mình đi!
 

yevon1987

New Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Xem nào, đến Trái Đất là thứ tồn tại hàng trăm triệu nam rồi còn có thể thay đổi chứ đừng nói là cái luật lệ đặt ra chưa được đến 100 năm, cái này có vẻ là so sánh khập khiễng nhưng điều mình muốn nói chỉ là bất cứ thì gì cũng có thể thay đổi :D

luật chơi là thứ dùng để định nghĩa một trò chơi. một khi luật chơi đã thay đổi, cho dù chỉ là một điều nhỏ nhất thôi, thì điều đso có nghĩa là bạn đã chơi một trò chơi khác. nó không còn liên quan gì đến trò chơi cũ nữa.

ví dụ: nếu hunger games năm 10 đổi luật, thì đó là một trò khác, không còn là 9 cái hunger games đầu tiên nữa.
 

yevon1987

New Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Luật pháp chỉ tiên đoán được 1 phần thôi bạn à. Người ta lách luật ầm ầm đấy thôi. Sau đó người ta sẽ phải tu chỉnh lại luật sao cho phù hợp nhất. Nếu bạn theo dõi cuộc họp QH bạn sẽ thấy các bác hay đề xuất các TH mà luật không áp dụng được rồi đưa ra điều chỉnh để người làm luật thêm vào để chỉnh cho đúng đấy thôi. Nói chung hiến pháp còn thay đổi được, nói gì đến luật pháp.

73 năm trước thì chúng ta hoàn toàn không biết vì tác giả không đề cập tới, nên khó có thể suy đoán, vì vậy bạn đừng giả sử ngày xưa cũng xảy ra chuyện này. Và cho dù có chuyện đó xảy ra thì chắc gì người đạo diễn đó tận dụng chuyện tình cảm đó để lăng xê, chắc gì lúc đó có người HLV đầy mưu mẹo giúp 2 anh chị đó, chắc gì lúc đó 2 anh chị đó còn sống cho đến cuối game,...Bạn nên tin rằng trên cuộc đời này những gì xảy ra với bạn là duy nhất.

TH thực tế sẽ phải thay đổi theo thời gian, và thường nó sẽ chết nếu không thay đổi. Bạn có thấy nhiều chương trình TH thực tế đã bị xóa sổ chưa ? Bạn có tìm hiểu tại sao người ta lại thay MC không ? ...

Lấy ví dụ bóng đá, nếu trong tương lai, con người cho rằng chơi bóng bằng tay thì game sẽ hay hơn thì chắc hẳn FIFA sẽ cho thay đổi luật và lúc đó nó sẽ không được gọi là bóng đá mà là môn bóng nào đó,...

Cái gì cũng có thể thay đổi được, và bạn nên thay đổi nhận thức của mình đi!

mỗi lần luật bổ sung sửa đổi thì đó lại là một luật pháp mới. luật pháp mới quy định lại hành vi mới của người dân. bạn có thấy mỗi lần ra tu chính án mới thì nó lại được gom thành một bộ riêng ? đó là để quan sát tiến trình thay đổi của hiến pháp đó.

chuyện của 73 năm trước, nếu bạn cho rằng việc hai người yêu nhau và sau đó cùng sống sót (tạm gọi là sự kiện A) chưa từng xảy ra trong quá khứ thì mình còn cố chấp nhận được, bời vì .... mình hông có lý lẽ để phản biện. còn nếu A đã xẩy ra rồi thì lập luận của bạn quá vô lý. thật vậy:
- nếu A đã xảy ra ở năm thứ N nào đó, thì người chủ trò đã từng phải đối mặt với A ít nhất một lần rồi.
- khi A tiếp tục xảy ra ở năm thứ 74, tất nhiên người chủ trò sẽ giải quyết theo cái cách mà anh ấy (hoặc người chủ trò trước đó) đã làm ở năm thứ N, đây là điều quá hiển nhiên.
- tức là năm thứ N, có hai người sống sót, và điều này toàn bộ người dân đều biết, vì chương trình được truyền hình trực tiếp.
- thử tưởng tượng các thí sinh sẽ làm gì sau năm thứ N ? hiển nhiên họ sẽ không đấu tranh một mình nữa! họ sẽ tìm một người để ghép căp và cùng chiến đấu, điều này rõ ràng có lợi cho họ hơn nhiều ! (thực tế hunger games thứ 74 cũng chứng tỏ tìm đồng minh là một xu thế tất yếu)
- từ đó suy ra từ sau năm thứ N đó, họ sẽ chiến đấu theo cặp, sẽ luôn có hai người sống sót
- thực tế điều này không xảy ra, cho nên giả thiết ban đầu là sai, A chưa bao giờ xảy ra trước đó.
 

yevon1987

New Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Lấy ví dụ bóng đá, nếu trong tương lai, con người cho rằng chơi bóng bằng tay thì game sẽ hay hơn thì chắc hẳn FIFA sẽ cho thay đổi luật và lúc đó nó sẽ không được gọi là bóng đá mà là môn bóng nào đó,...

Cái gì cũng có thể thay đổi được, và bạn nên thay đổi nhận thức của mình đi!

tại sao mình phải quote lại chỗ này và viết vào post khác, vì điều bạn nói chính là cái mình nói. một khi bóng đá cho phép chơi bóng bằng tay thì nó sẽ trở thành một môn thể thao khác ! nó không còn là môn bóng đá của 2012 nữa, phải không nào ? bóng đá của 2012 mãi mãi là bóng đá của 2012, bất di bất dịch, không thể nào thay đổi. bóng đá của 2013 hoàn toàn có thể không còn là bóng đá của 2012 nữa.

"cái gì cũng có thể thay đổi được". bản thân mệnh đề này của bạn là tự mâu thuẫn. bạn biết tại sao không ? vì nếu nó đúng (true) thì giá trị logic của câu đó cũng có thể bj thay đổi, tức cũng có thể là false, mâu thuẫn.

bạn cần phát biểu lại câu đó như sau thì sẽ hết tự mâu thuẫn "tồn tại duy nhất một thứ không thể nào thay đổi, thứ đó chính là mệnh đề này".
 

Lioncoeur

New Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

luật chơi lấy một bé trai và một bé gái từ mỗi quận. việc bọn nó yêu nhau mình tin đa số người trước khi xem hết phim đã đoán ra, bởi suy nghĩ này quá tự nhiên ! thậm chí mình còn cho rằng nếu bạn gái mình bị chọn có khả năng mình sẽ xung phong đi theo :D. vậy mà nó lại chưa từng xảy ra suốt 73 năm qua, điều đó bạn thấy có vô lý không ?

Bạn quên những điều kiện cần có để vụ thay đổi luật xảy ra:

1. Chọn ngẫu nhiên 1 trai + 1 gái trong quận, và ít nhất 1 trong 2 người yêu người kia (Xác suất hơi bị thấp). Bạn cho rằng bạn gái mình bị chọn thì bạn sẽ xung phong theo? Xin lỗi, bạn tưởng bạn thích ai đó thì sẽ quên mình không do dự ư? Cụ thể, khi Kitness được chọn, cậu trai kia có tình nguyện ko? Hay là cho tới khi bị gọi tên hãy còn đực mặt ra vì thất thần hoảng hốt cho cái thân khốn khổ của mình?

2. Trong cuộc chiến sinh tồn, cả 2 phải thực sự phát sinh tình yêu với nhau. Coi phim thấy vậy chứ ko dể ăn đâu bạn. Những người yếu như 2 NV của Q12 phần lớn là chết toi trong vài ngày đầu rồi. Những tay dữ dằn như cỡ Q1, Q2 thì bạn nghĩ chúng nó có thể yêu nhau được không?

3. 2 người yêu nhau đắm đuối, khiến cho khán giả ở quận bạo động

4. 2 người còn sống sót cho đến khi BTC thấy rằng nên đổi luật để làm dịu bạo động. Ngay 2 NV chính của chúng ta, nếu không phải là vai chính thì đã có cả tá lần đáng lý lên nóc tủ thờ rồi, nói gì đến chuyện đổi luật. Yêu nhau không giúp người ta sinh tồn được đâu, chỉ có may mắn thôi.

Phải xảy ra cả 4 điều trên thì mới có thay đổi luật, xác suất quá nhỏ bạn ạ. Và phim thì nói về lần ngoại lệ đầu tiên của nó, sau 74 năm. Cụ thể xác suất là 1/74*12, tức là chưa tới 1 phần ngàn, rất bình thường.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Lioncoeur

New Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

luật chơi là thứ dùng để định nghĩa một trò chơi. một khi luật chơi đã thay đổi, cho dù chỉ là một điều nhỏ nhất thôi, thì điều đso có nghĩa là bạn đã chơi một trò chơi khác. nó không còn liên quan gì đến trò chơi cũ nữa.

ví dụ: nếu hunger games năm 10 đổi luật, thì đó là một trò khác, không còn là 9 cái hunger games đầu tiên nữa.

Thế bóng đá đã tồn tại hơn 100 năm, đã thêm bớt thay đổi không biết bao nhiêu luật chơi, bạn nghĩ nó không còn là bóng đá à?
Hunger Games thay luật cho phép cùng thắng, với mình nó chẳng khác gì bóng đá thêm luật việt vị hoặc bàn thắng vàng, cái chết bất ngờ hết.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

yevon1987

New Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Thế bóng đá đã tồn tại hơn 100 năm, đã thêm bớt thay đổi không biết bao nhiêu luật chơi, bạn nghĩ nó không còn là bóng đá à?
Hunger Games thay luật cho phép cùng thắng, với mình nó chẳng khác gì bóng đá thêm luật việt vị hoặc bàn thắng vàng, cái chết bất ngờ hết.

bạn nói rất đúng. bóng đá có luật việt vị không còn là bóng đá không có luật việt vị. đó là hai trò chơi hoàn toàn khác nhau. bạn không thấy việc đưa luật việt vị làm cho bộ mặt bóng đá thay đổi hoàn toàn, tư duy thi đấu cũng vì thế mà chuyển hướng hay sao ? bản chất nó đã không còn là thứ bóng đá trước đó rồi !

hơn nữa hunger games thay đổi KHI TRÒ CHƠI CHƯA KẾT THÚC ! còn luật bàn thắng vàng hay luật việt vị đều phải được thống nhất và công khai TRƯỚC KHI TRÒ CHOI BẮT ĐẦU và KHÔNG THAY ĐỔI CHO ĐẾN KHI TRÒ CHƠI KẾT THÚC. bạn có hiểu điều này quan trọng đến thế nào không ?

mỗi một luật chơi sẽ quy định cách thức tiếp cận trò chơi của người chơi. dựa vào thực lực của các cầu thủ và luật chơi đó, sơ bộ có thể đánh giá sức mạnh của các đội bóng. tuy nhiên chỉ cần thay đổi luật chơi một chút thôi thì có khi làm thay đổi hoàn toàn đánh giá sức mạnh này, các đội mạnh có thể trở thành các đội rất yếu và ngược lại. nếu luật chơi thay đổi ở vòng tứ kết (tức là ở thời điểm trước khi tham dự giải đấu các đội bóng không biết sẽ có sự thay đổi này) thì tất cả các đội đã bị loại ở vòng bảng có quyền kiện ban tổ chức vì đã sử dụng luật chống lại đội của họ, để họ bị loại sớm, sau đó áp dụng luật mới từ vòng sau.

điển hình nhé: ở champions league có luật treo giò vì số thẻ vàng nhận được: mỗi cầu thủ cứ sau mỗi 5 thẻ vàng sẽ bị treo giò một trận (tạm gọi là luật B). chính vì B mà những cầu thủ đã nhận 4 thẻ vàng ở vòng bảng sẽ cố ý phạm lỗi để nhận đủ 5 thẻ trong vòng bảng, để sau đó họ "sạch thẻ" trong vòng loại trực tiếp. nếu không có luật B này, thì sẽ không bao giờ có hành vi "tẩy thẻ" - cố ý nhận thẻ vàng thứ 5 như mình đã nói ở trên. điều này minh họa rõ ràng "luật chơi quy định hành vi của người chơi". thực tế bóng đá có luật B và bóng đá không có luật B là hai trò chơi khác nhau.

uefa đã buộc phải sửa lại luật để hành vi trên không còn tái diễn nữa. nói cách khác bóng đá sau khi có luật bổ sung đã là một thứ bóng đá khác - thứ bóng đá không còn hành vi tẩy thẻ.

và ngoài các luật "được phát biểu một cách chính tắc", uefa còn cài thêm "luật fair play". uefa đã dùng luật này để "tạm thời" trừng trị tất cả những cầu thủ cố ý tẩy thẻ. đây chính là một kiểu "vá lỗ hổng" của luật, một kiểu "bổ sung" để cho luật có thể bao quát hết mọi hành vi của người chơi, cho dù nếu ngừoi chơi có làm gì sai luật thì họ vẫn có chế tài xử lý. những kiểu vá lỗ hổng ntn rất nhiều, khiến cho mình nói rằng, thực tế việc "tiên đoán mọi hành vi của người chơi" cũng không phải là khó lắm.
 

yevon1987

New Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Bạn quên những điều kiện cần có để vụ thay đổi luật xảy ra:

1. Chọn ngẫu nhiên 1 trai + 1 gái trong quận, và ít nhất 1 trong 2 người yêu người kia (Xác suất hơi bị thấp). Bạn cho rằng bạn gái mình bị chọn thì bạn sẽ xung phong theo? Xin lỗi, bạn tưởng bạn thích ai đó thì sẽ quên mình không do dự ư? Cụ thể, khi Kitness được chọn, cậu trai kia có tình nguyện ko? Hay là cho tới khi bị gọi tên hãy còn đực mặt ra vì thất thần hoảng hốt cho cái thân khốn khổ của mình?

2. Trong cuộc chiến sinh tồn, cả 2 phải thực sự phát sinh tình yêu với nhau. Coi phim thấy vậy chứ ko dể ăn đâu bạn. Những người yếu như 2 NV của Q12 phần lớn là chết toi trong vài ngày đầu rồi. Những tay dữ dằn như cỡ Q1, Q2 thì bạn nghĩ chúng nó có thể yêu nhau được không?

3. 2 người yêu nhau đắm đuối, khiến cho khán giả ở quận bạo động

4. 2 người còn sống sót cho đến khi BTC thấy rằng nên đổi luật để làm dịu bạo động. Ngay 2 NV chính của chúng ta, nếu không phải là vai chính thì đã có cả tá lần đáng lý lên nóc tủ thờ rồi, nói gì đến chuyện đổi luật. Yêu nhau không giúp người ta sinh tồn được đâu, chỉ có may mắn thôi.

Phải xảy ra cả 4 điều trên thì mới có thay đổi luật, xác suất quá nhỏ bạn ạ. Và phim thì nói về lần ngoại lệ đầu tiên của nó, sau 74 năm. Cụ thể xác suất là 1/74*12, tức là chưa tới 1 phần ngàn, rất bình thường.

điều đầu tiên là cái xác suất bạn đưa ra vô cùng mơ hồ, không chỉ rõ xác suất trong không gian nào, điều kiện nào luật phân phối là gì, nên mình miễn bàn về nó.

chuyện tình nguyện đi theo người yêu, ok cứ cho là mình đã sai, nhưng khả năng mà họ yêu nhau trong khi thi đấu là rất cao ! thứ nhất, nếu họ là các ứng cử viên yếu đuối, thì họ chia sẻ nỗi sợ hãi. thứ hai, nếu họ là các ứng cử viên mạnh, như là các thí sinh quận 1, quận 2, họ thậm chí còn từng rèn luyện cùng nhau, rồi xung phong để đi thi, khi thi thì họ lại cùng chung lợi ích. có câu danh ngôn thế này: chỉ có hai thứ khiến người ta đứng chung chiến hào, đó là lợi ích chung và nỗi sợ hãi chung. hơn nữa, dù gì thì gì bạn cg phải công nhận với mình là cùng chiến đấu là một xu thế cực kỳ tự nhiên của hunger games. nó làm cho khả năng sống sót của cả hai cao hơn nhiều, hay ít nhất làm cho họ không sớm bị loại bỏ.

theo như những gì nữ chính thể hiện, thì muốn sống sót tầm 7 ngày trong hunger games không phải là một điều quá khó. bạn chỉ cấn trốn chui trốn lủi sao cho bạn không bị phát hiện ra là được. 2 ngày uống nứoc một lần và 7 ngày nhịn đói thì vẫn chưa chết.

cái thực sự khó xảy ra đó là: cả hai còn sống sót, đồng thời LÀ HAI NGƯỜI CUỐI CÙNG SỐNG SÓT. mình công nhận điều này quả là không dễ nếu như hai người này đều yếu đuối. nhưng nếu cả hai là một cặp đôi quận 1, 2, quen biết từ lâu, chiến đấu với nhau, lao động học tập với nhau, rèn luyện với nhau, gia đình hai họ lại biết nhau :D, và trong trò chơi họ lại thành lập (cùng với vài người khác) một liên minh mạnh mẽ thì khó tin là suốt hơn 70 năm không có đôi nào ntn trở thành đôi sống sót sau cùng.

suốt nãy giờ cũng chỉ là nói các khả năng. còn nếu nó cứ không xảy ra, hoặc tác giả kịch bản bảo nó chưa từng xảy ra..... thì chỉ biết chấp nhận vậy thôi. hehe.

hỏi bạn thêm câu này: theo bạn hunger games 75 sẽ có bao nhiêu người chiến thắng ? logic mà nói, hiển nhiên các thí sinh sẽ đổi chiến thuật để hướng tới có 2 người sống sót. hunger games 75 với luật bổ sung sẽ không còn là 73 lần hunger games đầu tiên nữa.
 
Bên trên