Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

lengockhanhi

Film critic
hunger_games_banner.jpg


Chào các bạn cinephile. Hôm nay Nhi có vài dòng tâm sự về bộ phim Hunger Games mà nhiều người chắc hẳn đang đón chờ.


Nhi may mắn được xem buổi chiếu ra mắt phim này ở Paris, từ trước khi IMDB phê điểm. Bộ phim làm Nhi xúc động nhiều… À, nhưng chúng ta sẽ nói từ từ cho có trình tự rõ ràng.



Nhi đã đọc qua tác phẩm Hunger Games của nhà văn Suzanne Collins hồi năm 2009, đó là một tiểu thuyết hay, nhưng không phải loại truyện Nhi thích, vì Nhi thích đọc những kịch bản thriller, gián điệp trinh thám… với học thuyết âm mưu hơn là những tác phẩm dành cho tuổi teen kiểu như Twilight hay Hunger Games. Nhưng khi xem trailler phim Hunger Games, Nhi nghỉ chắc chắn mình sẽ đi xem nó. Có cái gì thôi thúc Nhi, và cho tới khi ngồi xem phim Nhi mới hiểu tại sao cơ thể mình lại đòi hỏi bộ phim này, đó là do ám ảnh tâm lý quá khứ… Nhi sẽ bàn về chuyện này sau.


Bài viết không đi vào mô tả về bộ phim, mà chắc hẳn nhiều bạn đã biết rõ, Nhi chỉ chia sẻ cảm nhận riêng của Nhi.

Chủ đề về cuộc chiến sinh tồn giữa những kẻ thấp hèn như 1 trò tiêu khiển của tầng lớp cao hơn đã được khai thác rất nhiều lần trong điện ảnh, ví dụ như phim Enter The Dragon, Hard Target, The quick and the dead, Running Man, Death Race, và nổi tiếng nhất là bộ Battle Royale… Nội dung của câu chuyện sẽ xoay quanh một nhóm người bị buộc phải tàn sát lẫn nhau cho tới khi chỉ còn 1 kẻ duy nhất sống sót, trong khi đó một thế lực hắc ám kiểm soát trò chơi này ở đằng sau. Câu chuyện này phản ánh triết lý về sự cạnh tranh khốc liệt trong xã hội thực tế có giai cấp bóc lột và bị bóc lột, nơi mọi người sống bằng tư tưởng ích kỉ, mạnh được yếu thua… Mặc dù theo cùng một hướng đi nhưng mỗi bộ phim có một cách thể hiện riêng. Đa phần mang nặng tính giải trí, dùng hành động và bạo lực làm ngôn ngữ ở nhiều mức độ khác nhau, từ cực đoan tàn bạo như Battle Royale, Hard Target cho đến trung bình như The quick and the dead, có những phim thuần giải trí, rất ít tính triết lý, ví dụ như running Man, có phim mang nhiều tính bi kịch, nặng triết lý như Battle Royale, Hard Target. Nhưng xét cả về thước đo bạo lực dã man lẫn thang cảm xúc, bi kịch, những bộ phim vừa kể đều ít nhiều cực đoan, thiên lệch hẳn về 1 phía. Hoặc là 1 phim trống rỗng xem chỉ để mua vui như Running Man, hay là 1 phim bạo lực thì nhiều, cảm xúc lại nửa vời như Battle Royale. Hơn nữa, tất cả những phim này đều dành cho đối tượng khán giả là nam giới.



Bộ phim Hunger Games xuất hiên như một mốc son đứng độc lập khỏi hàng ngũ những phim có cùng chủ đề. Trước hết, Hunger Games sử dụng bạo lực ở mức tối thiểu. Thật vậy, Hunger Games hoàn toàn không phải là một phim dùng bạo lực làm ngôn ngữ, và có thể nó sẽ làm thất vọng rất nhiều người tìm đến phim này với hy vọng xem những cảnh máu chảy đầu rơi như trong Battle Royale. Những cảnh cận chiến trong Hunger Games rất ít và bị lướt nhanh, không đổ máu. Nhưng Hunger Games đã đẩy tính bi kích và cảm xúc lên mức cao nhất, có thể nói là ngang ngửa với Battle Royale thậm chí còn hơn.
Và đối nghịch với tất cả những phim cùng chủ đề, Hunger Games là một câu chuyện thuần nữ tính, nó dành cho các bạn nữ, tôn vinh hình ảnh người con gái với tất cả những đức tính đẹp nhất, từ ngoại hình đến cá tính mạnh mẽ, tinh thần lạc quan, lòng dũng cảm, kĩ năng khéo léo, giỏi thích nghi, khả năng giao tiếp, và tuyệt vời nhất, là tình thương yêu, hi sinh.


Và trên hết Hunger Games mang tính triết lý rất cao về tình yêu, sự hy sinh và niềm hy vọng.

hunger-games_archery.jpeg


HungerGamesPrim-600x400.jpg



Như mọi phim dành cho tuổi teen khác, Hunger game cũng có những khuôn mặt hot boy, hot girl. Phim lại đề cao nữ giới nên chắc hẳn nhiều bạn nam sẽ rất thất vọng. tình tiết đôi khi quá bi lụy gây nản, và không ít lỗi, điểm yếu kém, nhưng trong khi 2h ngồi xem phim, Nhi không thấy khó chịu về những yếu kém này, mà như sống nhập vai trong thế giới và cuộc chiến của Katniss Everdeen, nhiều cảnh làm Nhi khóc.



Nhi thấy cuộc đời mình trong đó, Nhi bàng hoàng nhận ra là cuộc đời mỗi người ai cũng đã từng trải qua những trận chiến khốc liệt tương tự.


Thế giới của Capitole và 12 district trong phim chính là xã hội ngoài kia cứ nào đâu xa, cũng những người giàu có, những kẻ tự cho là sang trọng, trí thức, sành ăn chơi trong những cuộc vui xa hoa, trên mồ hôi xương máu của đồng loại. Và đối lập lại là những người nghèo khổ vô cùng tận. Đó là sự tương phản của trung tâm đô thị Sài gòn với những tòa nhà văn phòng, những nhà hàng, trung tâm mua sắm, đối lập với những xóm lao động nghèo, những bãi rác và những người ăn xin, bán hàng rong…

[FONT=&quot]Hồi ức của Nhi [/FONT]ở những cảnh đầu phim [FONT=&quot]lại nhớ về những năm tháng cuối cấp tiểu học khi Nhi [/FONT]được chọn vào [FONT=&quot]đội tuyển của thành phố tham dự kì thi học sinh giỏi V[/FONT]ăn [FONT=&quot]toàn quốc. Sau khi được thầy cô trong trường ôm hôn, dẫn đi ăn kem, Nhi phải xa rời lớp học c[/FONT]ũ, xa [FONT=&quot]những người bạn thân quen suốt 3 năm để v[/FONT]ề[FONT=&quot] tập trung ở một l[/FONT]ớp học xa lạ[FONT=&quot], nơi 1 đứa bé 11 tuổi như Nhi phải ngồi nghe những nhà văn, những thầy cô giảng về văn thơ suốt cả ngày, sáng lẫn chiều, đọc hàng trăm trang sách văn học Pháp, Nga, Việt, ngày nào cũng phải viết bài luận. Mười mấy con gà chọi đó chỉ có 1 con đoạt giải ở Hà Nội mà thôi, và kh[/FONT]ông phải là [FONT=&quot]Nhi . Nhi thi rớt, trở về trường cũ như 1 người xa lạ, mất căn bản môn Toán trầm trọng và có nguy cơ thi rớt tốt nghiệp. [/FONT]


[FONT=&quot]Nhi nhớ những năm học cấp hai, lớp Nhi có hơn 50 học sinh, có những đứa học rất giỏi, và những học sinh học y[/FONT]ếu[FONT=&quot] kém, như Nhi. Cuối năm lớp 8, Nhi đã nhận thức được r[/FONT]ằng [FONT=&quot]đến trường học không phải là những năm tháng bình yên, và những người ngồi chung lớp không phải là bạn bè, Nhi hiểu tại sao luôn s[/FONT]ẽ [FONT=&quot]có người xếp hạng 1, và luôn phải có người xếp hạng 54, hiểu rằng việc học là một cuộc chiến sinh tồn cho tương lai, mà thứ hạng thấp có nghĩa là đòn roi và những lời mắng chửi ng[/FONT]ày hôm nay và cuộc đời đen tối ngày mai[FONT=&quot], Nhi đã nghe những câu tương tự như : Bây giờ nó và mày học cùng 1 lớp, nhưng khi ra đời, nó sẽ làm ông nọ bà kia, mày phải làm công nhân, làm kẻ hầu cho nó. Những thứ đó làm Nhi phát điên.[/FONT]


Nhi nhớ khi Nhi lao vào trận chiến sinh tử, là kì thi đại học, trong mắt Nhi tất cả mọi thí sinh đều là kẻ thù và không còn lối thoát nào khác ngoài việc phải đậu đại học, thậm chí Nhi từng có ý nghĩ sẽ tự sát nếu thi rớt. Kì thi đại học không khác trận chiến trong Hunger Games là bao nhiêu. Không có sự công bằng nào cả, vì có những học sinh được học thầy giỏi, tiếp xúc với bài tập khó, học trước chương trình từ 2-3 tháng. Nhi nhớ nhóm bạn trong lớp luyện thi Hóa, có 5 đứa mà chỉ 1 năm trước sống hồn nhiên yêu thương nhau như chị em, mà gần đến ngày thi đứa nào cũng đăm chiêu, cau có nhìn nhau. Sau khóa thi năm đó, Nhi lại nghe kể những câu chuyện thương tâm, có bạn thi rớt đã nhảy lầu tự tử tại chính ngôi trường của mình, bạn Nhi có đứa thiếu điểm, bị ở nhà đánh thừa sống thiếu chết, đến khi trường thông báo hạ điểm chuẩn, mới hay từ rớt thành đậu, nó ra vào giảng đường lầm lì, vài năm sau mới cân bằng trở lại.


Nhi thích cái kết của phim Hunger Games, nó không giống bất cứ phim nào cùng loại. Nếu Battle Royale, running Man hay Death Race đều chọn giải pháp là một cuộc nổi loạn, phản kháng, để xóa bỏ sự áp bức bất công và trò chơi tàn nhẫn, thì cái kết của Hunger Games sâu sắc hơn, ý nghĩa hơn nhiều lắm. Sự thực là chúng ta không bao giờ xóa bỏ được sự cạnh tranh ngoài cuộc đời thật kia, cuộc đời này mãi là một trận chiến sinh tử như vậy đấy, nhưng như ta thấy trong phim, chính từ trong máu lửa mà hy vọng vẫn đâm chồi, người vẫn biết yêu thương nhau, và vẫn còn những giọt nước mắt. Nhi cảm nhận điều này như một vị ngọt ấm áp của cuộc đời mà Nhi vốn biết đen thui và xấu xí. Nhi hiểu tại sao trong lớp 12 thời ấy của Nhi vẫn còn có thể bắt gặp cô lớp trưởng gục đầu lên vai bạn trai mình và khóc trong ngày chia tay, và hiểu tại sao trải qua nhiều thử thách cạnh tranh mà Nhi vẫn không trở nên vô cảm, ích kỉ chút nào.




Nhi viết bài này tặng các em nhỏ sắp bước vào kì thi đại học năm nay, Nhi biết đây là một chiến trường tàn khốc, chỉ có rất ít người tồn tại nổi, nhưng tháng tới các em hãy dành 2h ra xem phim Hunger games, để bắt gặp hình ảnh đời mình và bạn bè trong đó, và khóc, và mỉm cười, dù cho ngày mai phải đi vào chỗ chết cũng không bao giờ mất đi hy vọng và tình yêu thương các em nhé.

Thân.
 

Green_Naruto

Active Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Bài review hay quá!
Mình ko còn là hs 12 nữa nhưng năm nay cũng thử thi lại ĐH, thế nên chắc sẽ xem qua film này! Ngay và luôn :D
Thank bạn nhiều ^^
 

security_plus

New Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính



Nhi viết bài này tặng các em nhỏ sắp bước vào kì thi đại học năm nay, Nhi biết đây là một chiến trường tàn khốc, chỉ có rất ít người tồn tại nổi, nhưng tháng tới các em hãy dành 2h ra xem phim Hunger games, để bắt gặp hình ảnh đời mình và bạn bè trong đó, và khóc, và mỉm cười, dù cho ngày mai phải đi vào chỗ chết cũng không bao giờ mất đi hy vọng và tình yêu thương các em nhé.

Thân.[/QUOTE]

Cám ơn Nhi, một bài viết rất hay.

Tuy nhiên, áp lực vào Đại học giờ không lớn bằng vài năm trước. Hiện trường Đại học ở VN rất nhiều, có những nơi lấy điểm khá thấp ...

Tất nhiên, trường "hot" thì lúc nào cũng thế và ở đâu cũng thế.
 
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Bạn Nhi có thể viết thêm 1 chút cảm nhận về triết lý của Battle Royal có được không?
 

myeongwol

New Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Cảm ơn chị Nhi nhiều lắm :x Bất chợt em nhớ lại cái cảnh lớp 10, 11 cả lũ gào thét đuổi nhau quanh lớp, chỉ 1 năm sau mà giờ ra chơi cấm ai nhấc mông ra khỏi chỗ :( Em đã trải qua những tháng ngày đó, biết rằng không thể có chuyện trong lớp tất cả đều xếp hạng như nhau, sẽ có người thứ nhất, người đội sổ; vì thế em luôn cố gắng chạy không ngừng nghỉ, chẳng còn thời gian nhìn xung quanh, lo lắng cho người khác. Nhưng rồi đấu trường sinh tử ấy em vượt qua không được, lúc đó mới hiểu ra tại sao có người còn bỏ mạng vì nó. Qua rồi, giờ mới tiếc đứt quãng thời gian mình có thể tận hưởng đời học sinh với nhiều cảm xúc có thể có hơn là chỉ lo sợ, căng thẳng, cáu giận, mệt mỏi, ... Qua đấu trường ấy đi vào 1 đấu trường khác to hơn là trường đại học_ 1 xã hội thu nhỏ, để lần đầu biết được đứa ngồi cạnh mình cuối tuần về nhà đi cày, xót ruột khi giá 1 phích nước sôi tăng từ 2k lên 3k, lần đầu thấy được có đứa tiêu mãi mà chả hết tiền... Những sự cạnh tranh, bất công trong xã hội chẳng bao giờ có thể hết được, dù em rất thích 1 cái kết phim nổi loạn để lập lại trật tự mới của thế giới, nhưng rồi đâu lại vào đấy thôi. Có chăng như chị nói:

Nhi viết bài này tặng các em nhỏ sắp bước vào kì thi đại học năm nay, Nhi biết đây là một chiến trường tàn khốc, chỉ có rất ít người tồn tại nổi, nhưng tháng tới các em hãy dành 2h ra xem phim Hunger games, để bắt gặp hình ảnh đời mình và bạn bè trong đó, và khóc, và mỉm cười, dù cho ngày mai phải đi vào chỗ chết cũng không bao giờ mất đi hy vọng và tình yêu thương các em nhé.

để vượt qua được tất cả những điều đó, cần có 1 chỗ dựa vững chắc tự tạo, đó là hi vọng và tình thương yêu.
Em cảm ơn chị nhiều :x Chắc chắn sẽ đi xem phim này :D
 

Lemithful

Active Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

tự dư thấy có chút kì kì khi dọc xong cái bài này tại mình ko phải nử chăng :D
 

anh0424

Active Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

mình rất thik những bài cảm nhận như này của Nhi. tiếc là ko có đk đi coi rạp. chờ HD hơi lâu!
thanks :)
 

lengockhanhi

Film critic
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Tuy nhiên, áp lực vào Đại học giờ không lớn bằng vài năm trước. Hiện trường Đại học ở VN rất nhiều, có những nơi lấy điểm khá thấp ...

Tất nhiên, trường "hot" thì lúc nào cũng thế và ở đâu cũng thế.

Trong phim có một câu nói của lão trùm Capitole làm Nhi suy nghĩ nhiều và thấy xót xa khi nghĩ về kì thi đại học, đại ý ông ta nói: Tại sao ta không đem bọn trẻ ra giết một lần ? Như thế gọn và dễ dàng hơn nhiều. Không, trò chơi này mang đến điều mà ta gọi là "sự hy vọng", ta không thể cai trị xã hội bằng nỗi sợ hãi, vì hy vọng có khả năng chiến thắng nỗi sợ hãi, vấn đề là phải biết cách kiểm soát hy vọng...

Đối với Nhi, mục đích duy nhất của kì thi đại học là tạo ra một sự hy vọng cho xã hội này, vì nếu chiến thắng trong kì thi đó, nhiều người có thể thay đổi số phận của mình.
Những xã hội cón phân hóa giàu nghèo cao như Châu Phi, Hàn Quốc, Trung quốc, Việt Nam... kì thi đại học là 1 áp lực khủng khiếp. Ngược lại ở các nuớc phát triển thì đại học hoàn toàn mở rộng cửa, không hề có áp lực đầu vào, chỉ có khó khăn đầu ra thôi.
Đó là lí do tại sao ở những vùng nông thôn xa xôi nước ta, cuộc sống người dân ở đó còn khó khăn cơ cực, nhưng cha mẹ luôn hy sinh tất cả cho việc học của con. người ta chỉ muốn con không còn phải lao động cực khổ như mình mà sau này sẽ có một nghề nhẹ nhàng thong thả hơn. Bằng cách bước chân vào giảng đường một đứa trẻ có thể gia nhập vào xã hội thượng lưu nơi thành thị, được đổi đời, thoát cảnh nghèo, có cơ hội đi du học, vân vân...
Bản chất của kì thi là như vậy đấy.

Nhi dám nói như vậy vì có nhiều người không cần phải qua kì thi này nhưng vẫn có thể thành công trong cuộc đời.

1. Hồi những năm 70 có nhiều trường hợp do hoàn cảnh khó khăn, không được đi học, sống bụi đời, hay bị ảnh hưởng lý lịch của gia đình đã không thể vào đại học, những đứa trẻ đó đi vượt biên sang nước ngoài, sau đó học tập và thành đạt (trở thành giáo sư đại học). Nhi đã từng gặp những bạn trẻ đi du học ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông, và ở tuổi 25-27 họ đã có tất cả, như bằng thạc sĩ, tiến sĩ, đi làm với chức vụ quan trọng, lãnh lương rất cao và bản lĩnh họ cao hơn rất nhiều những bạn cùng trang lứa ở VN chỉ biết vùi đầu trong lý thuyết, dù rời giảng đường với bằng cử nhân loại giỏi nhưng vẫn như tờ giấy trắng.

2. Bạn bè Nhi có nhiều người không đậu đại học nhưng rất thành công trong kinh doanh, làm ăn, trong khi đó có người học rất giỏi, đậu vào những đại học khó, để ra trường bị thất nghiệp hay chấp nhận những công việc văn phòng với mức lương không đáng kể. Nếu so ra thì ai đang đóng góp xây dựng xã hội này nhiều hơn ? Một thư kí văn phòng hay một chủ doanh nghiệp ?

3. Cuối cùng, ai cũng biết ở giảng đường người ta dạy ta những kiến thức gì, bằng cấp của ta có được nước khác công nhận không ? và bao nhiêu phần trăm trong số đó thực sự hữu dụng cho nghể nghiệp sau này ?

Người ta không thể bỏ kì thi đại học được, đơn giản vì xã hội còn quá bất công, nó là một hy vọng đổi đời.

Khi không còn khoảng cách giàu nghèo nữa, khi không còn bất công, khi không còn chuyện trọng bằng cấp, khinh rẻ lao động chân tay, khi mọi nghề đều được trân trọng như nhau, thì xã hội không cần đến kì thi đại học nữa, khi đó ai cũng có quyền tiếp cận kiến thức khoa học như nhau, và có quyền làm bất cứ nghề gì mà vẫn sống hạnh phúc, no đủ.
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Hồi đó Nhi cũng vượt biên hả Nhi? Hay là có người bảo lãnh.
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Tưởng tượng cảnh Barack Obama cùng bộ sậu của mình ngồi ở điện Capitol: “Trò chơi này mang đến điều mà ta gọi là sự hi vọng. Nước Mỹ không thể cai trị thế giới bằng sự sợ hãi như Hitler đã làm trước đây và chuốc lấy thất bại nặng nề. Chúng ta phải tạo cho người dân các nước khác sự hi vọng với thông điệp American Dream (giấc mơ Mỹ). Chúng ta phải khiến những người khác tin rằng sống theo giá trị Mỹ sẽ thay đổi được số phận của họ. Chúng ta phải bằng mọi giá khiến học sinh các quốc gia khác khao khát đua tranh để được đến học các trường ở Mỹ, người lao động từ khắp nơi trên thế giới thèm muốn được làm việc cho các công ty Mỹ. Nước Mỹ - hi vọng đổi đời, đó chính là cách chúng ta thống lĩnh thế giới này.”
 
Chỉnh sửa lần cuối:

lengockhanhi

Film critic
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Hồi đó Nhi cũng vượt biên hả Nhi? Hay là có người bảo lãnh.
Bây giờ làm gì còn chuyện vượt biên nữa, vì đất nước đã mở rộng cửa rồi bạn.
Nhi thì đi du học bằng tiền của chính phủ Pháp, không có ai bảo lãnh cả.
 

Cara

Active Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Mình cũng như khanhi, khi xem trailer và poster của the hunger games mình cảm thấy có 1 chút gì đó rất đồng cảm, chỉ tự dưng là đồng cảm không hiểu nguyên nhân, chờ đợi và mong được xem bộ phim này kinh khủng.
Xem trên IMDB mình không thích lắm tạo hình của nữ diễn viên chính khi xuất hiện ra mắt phim vì khi đó cô ấy đã làm cho mình xinh đẹp, kiêu sa quá nhiều, mình thích hình ảnh cô bé thắt bím 1 bên, ánh mắt cương nghị và đôi môi lúc nào cũng như sẵn sàng mở miệng ra nói ' I sacrified' .... rất thích nét gai góc nhưng nữ tính và sẵn lòng hi sinh bản thân mình như thế.

mình rất thik những bài cảm nhận như này của Nhi. tiếc là ko có đk đi coi rạp. chờ HD hơi lâu!
thanks :)
bạn ở đâu nhỉ, SG-HN và những nơi megastar phủ sóng thì 30/3 này xem được rồi, mình nhớ lịch công chiếu là ngày này

Hồi đó Nhi cũng vượt biên hả Nhi? Hay là có người bảo lãnh.

xin lỗi bác trước, lúc trước em đọc một số comment của bác và cũng liệt vào những người em thích đọc comment
nhưng câu hỏi này làm em cảm thấy không thoải mái trong lòng, vì dù người đã ra đi bằng hình thức gì, quan trọng là hiện tại họ là ai, suy nghĩ về thiên đàng không chịu giãy chết hay tư bản giãy chết như thế nào, coi con người là người hay là đồ vật ... điều đó với em mới đáng để quan tâm, còn tiền trong túi họ, cái ghế họ ngồi, cái quần áo họ show off hay cái cách họ ra đi trở về ... đều không nên moi móc.
 

silentxx

New Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

sao tương lai bao giờ cũng xây dựng trông đầy u ám thế nhỉ, hiếm có film nào về tương lai mà mang màu sắc tích cực cả :(
 
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Chị Nhi thường có xu hướng bi quan hóa cuộc sống nhỉ, nếu mà như em thi đại học không được thì cố năm sau thi tiếp :))
Nhiều khi chấp nhận cuộc sống khách quan thì sống sẽ dễ thở hơn chứ chị mà cứ như vậy sẽ dễ trầm cảm lắm đó.
Đôi dòng tâm sự....:)
 

silentxx

New Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

không ngờ doanh thu tuần đầu film này kinh thế, biết là sẽ khủng nhưng thế này quả là không nhờ. Top 3 trong lịch sử luôn :|
 

Cara

Active Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

có ai đi sing hay đi Cam xem phim này với mềnh không ... huhu ... bố khỉ họ hàng nhà vịt ... mấy hôm nay em giận quá chẳng muốn chửi, đang book vé ráo riết hix hix:-"
 

poly

Banned
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

có ai đi sing hay đi Cam xem phim này với mềnh không ... huhu ... bố khỉ họ hàng nhà vịt ... mấy hôm nay em giận quá chẳng muốn chửi, đang book vé ráo riết hix hix:-"

sao ở chỗ em ko đi PP-Cam cho gần
Legend Cinemas
 

Cara

Active Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

sao ở chỗ em ko đi PP-Cam cho gần
Legend Cinemas
đợt ròi rồi em xem bên iluma ở Bugis vì tiện rail bên đó, canh mãi không book được vé imax nào của Shaw hựn nó qué hu hu, xem gòi thấy ... không thích kiểu anh hùng bất đắc dĩ của nàng này, ban đầu em cứ tưởng ...
 

zodiac90

New Member
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

cái này thì hình như là Nhi chưa đọc hết bộ 3 tác phẩm Hunger Game rồi, vì kết thúc của bộ truyện là sự nổi dậy lật đổ chính capitol của quận 13 ( quận tưởng như đã bị xoái sổ)
 
Ðề: Hunger Games : Học thuyết cạnh tranh dưới góc nhìn đầy nữ tính

Phim này ai khen hay thì rất có triển vọng triển vọng trở thành thành viên giải Oscar;))

chờ đợi thất vọng càng nhiều, cốt truyện phim chả có gì, 1 từ quá dở

Phim này mình xem cảm thấy nhàm thật. Chẳng thấy hay ở đâu @@!

cám ơn bạn đã up bản đẹp
phim này nội dung không hay lắm


Thấy đa số feedback các bác trên này thường đi ngược với nhận xét của bạn Nhi :-s
 
Bên trên