Hot tub time machine (2010)

poly

Banned
hot_tub_time_machineposter.jpg


Tên phim: Hot Tub Time Machine

Đạo diễn: Steve Pink

Kịch bản:
Josh Heald (screenplay)
Sean Anders (screenplay)

Ngày khởi chiếu: 26/3/2010 (USA)

Website chính thức: http://hottubtimemachinemovie.com/

Thể loại: Hài Hước

Xếp loại: R

Thời lượng: N/A

Ngôn ngữ: Tiếng Anh

Nước sản xuất:

Hãng sản xuất:
* Metro-Goldwyn-Mayer (MGM)
* New Crime Productions
* United Artists

Các diễn viên chính:

John Cusack ... Adam

Rob Corddry ... Lou

Craig Robinson ... Nick

Clark Duke ... Jacob

Crispin Glover ... Phil

Lizzy Caplan ... April

Chevy Chase ... Repairman

Sebastian Stan ... Blaine

Lyndsy Fonseca ... Jennie

Collette Wolfe ... Kelly

Charlie McDermott ... Chaz

Kellee Stewart ... Courtney

Trailer
http://www.youtube.com/watch?v=4DCFPS58KYY&feature=player_embedded
 
Chỉnh sửa lần cuối:

poly

Banned
Ðề: Hot tub time machine (2010)


Nói chung khi mà xem trailer Hot tub time machine, tui khi chắc 90% dân chúng đều bảo, trời, thôi dẹp, không xem cái phim nhảm nhí ngu si này. Nghe cái tựa là đã thấy nhảm rồi, chưa kể tới cái trailer. Hot tub tim machine - máy thời gian trong bồn tắm nước nóng!!! Cho tới khi trường tui chiếu phim này sneak preview miễn phí, tui quyết định mò đi xem! Hế hế, phim hoá ra lại hay hơn nhiều so với mình tưởng tượng!


Ban đầu tui cũng nghĩ phim này chắc ăn theo The Hangover. Bạn nào xem trailer cũng sẽ thấy: bốn chú trai cùng nhau đi ăn chơi nhảy múa, sáng ra bỗng thấy mọi thứ đảo lộn - phim kia thì do nhậu nhẹt mà không còn nhớ chuyện gì xảy ra, phim này thì do cỗ máy thời gian đưa về quá khứ! Trên thực tế, Hot Tub Time Machine không giống The Hangover. Hay ít nhất, Hot Tub Time Machine không giống kiểu hài của hội Jude Apatow - cái hội nổi lên từ dạo Trai tân 40 tuổi và sau đó làm miết làm miết kiểu phim hài nói chuyện sex, tục tĩu, bromance tình trai, phê bồ đà.....Nói đúng hơn, hội Jude Apatow làm phim hài về một đám đàn ông con trai thất bại trong cuộc sống, vật và vật vã khiến chúng ta cười cho đã xong rồi tự nhìn lại bản thân mình học một bài học không sâu sắc thì cũng không quá đắt về chân lý cuộc đời với giá hời. Kiểu trong Trai tân 40 tuổi là tuy 40 tuổi vẫn còn gin thì cũng không cần phải quá quan trọng chuyện quan hệ tình dục để mất gin mà quan trọng hơn cả là tình yêu cao cả trong sáng; trong Dính bầu là tuy sự cố xảy ra rồi tự nhiên mình thành ông cha bất đắc dĩ thì vấn đề không phải là chuyện đẻ con ra là xong mà quan trọng hơn là mình phải sống có trách nhiệm với chính bản thân mình trước thì mới có thể nói tới chuyện có trách nhiệm làm cha người ta; trong Pineapple Express (dịch bừa là tàu tốc hành quả dứa hahahaha) là bạn bè của ta dù có khốn nạn mất dạy thì vẫn là bạn của ta, sống trên đời này người đàn ông nào cũng phải có một thằng bạn thân chí tử, dù có bị nói giống gay thì cũng kệ, ta vẫn sẽ xông vào chỗ chết mà cứu bạn ta....

movies-hot-tub-time-machine.jpg


Hot Tub Time Machine cũng có một đám đàn ông con trai thất bại trong cuộc sống. Thất bại còn cay đắng hơn cả nguyên đám tui kể ở trên. Thất bại không phải chỉ trong thời điểm đầu phim ta xem, mà thất bại từ cái thời hai mươi năm trước, xa lắc xa lơ mà lát sau trong phim chúng ta sẽ cùng mấy chả bay về quá khứ để mà chứng kiến. Đầu tiên là chú Adam (John Cusack), bị bồ đá và con bồ nó cũng đòi chia tài sản trong nhà lấy gần hết tất cả những gì đáng giá. Chú Nick (Craig Robinson), làm nhân viên chăm sóc thú cưng, công việc hàng ngày cũng không được phần thơm tho cho lắm (chẳng hạn như móc đít chó), dẫu chú từng có thời cũng đi làm ca sĩ. Và Lou (Rob Corddy), gã bạn to mồm ồn ào của họ, nằm trong bệnh viên cấp cứu bởi bị tình nghi là có ý đồ tự sát khi ngồi trong xe hơi bật nhạc điên loạn, nốc rượu tù tì và đóng cửa garage để khói xe mù mịt. Adam và Nick, sau bao nhiêu lâu dường như không còn liên lạc, đến thăm Lou. Vì bác sĩ căn dặn phải giúp Lou tìm lại cân bằng trong cuộc sống, Adam và Nick quyết định rủ Lou quay lại khu trượt tuyết ở Kodiak Valley, nơi mà năm xưa họ từng một thời oanh liệt vui vẻ. Thằng cháu trai của Adam, Jacob, mê chơi điện tử không thích tiếp xúc với xã hội loài người mà thích sống trong thế giới game Second Life, cũng lên đường theo họ.


slice_hot_tub_time_machine_trailer_shot_movie_image_011.jpg



Cả bốn đến Kodiak Valley. Nay đã vắng teo, cũ nát. Đêm đầu tiên, dường như buồn tẻ. Cả bốn chui vào bồn tắm nước nóng ngoài sân. Và rồi, trong nháy mắt, họ trở về năm 1986. Cả bốn ngơ ngác kinh hoàng. Hot tub time machine! Nhưng quá quen với các kiểu "cỗ máy thời gian" trong phim ảnh - cả đám ngồi tự giải thích với nhau từ học thuyết của Terminator đến Stargate - nên khi người thợ sửa máy thời gian bí ẩn (Chevy Chase) xuất hiện và khuyến cáo về "hiệu ứng cánh bướm" - một sự thay đổi nhỏ trong quá khứ sẽ làm thay đổi toàn bộ hiện tại, cả bốn ngay tức thì nhận ra vấn đề! Cả bốn, đúng hơn là cả ba người bởi Jacob khi ấy chưa sinh ra đời, phải sống lại chính xác những gì đã xảy ra ở Winterfest 1986. Ngay cả khi họ biết trước những chuyện đau khổ nhất xảy đến, những chuyện họ không bao giờ muốn lặp lại, họ bắt buộc phải chấp nhận: Adam phải chia tay với cô bạn gái dễ thương của mình và bị nàng lấy nĩa đâm vào mặt, Nick phải lên sân khấu hát và ăn chơi ngủ với một em gái thật hot (là một bi kịch bởi Nick rất chung tình với vợ), và Lou phải bị đám con trai mất dạy đập cho mấy trận nhớ đời. Họ cố gắng "đi theo đường cũ", nhưng đương nhiên, mọi chuyện không dễ dàng gì diễn ra theo ý muốn của họ! HTTM không chỉ hài hước mà đoạn kết cũng xúc động và bất ngờ nha. Nói chung từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.

Kể tới đó thôi, không spoil đoạn sau.

Những ai quen với văn hoá Mỹ những năm 80 chắc sẽ thấy phim này hài hước hơn. Văn hóa Mỹ những năm 80 du nhập vào Việt Nam vào những năm 90. Hot tub time machine có nhiều reference liên quan đến phim ảnh, âm nhạc của thập kỷ này - một trong những thập kỷ có nhiều đột phá, cách mạng về văn hóa tại Mỹ: từ phim (Terminator, Stargate và Back to the future đều được nhắc đến trong phim này, bởi đều liên quan đến cỗ máy thời gian) cho đến nhạc (the Replacements, Salt-N-Pepa, David Bowie, Greenday, Spandau Ballet, Rick Springfield và Michael Jackson). Đương nhiên, HTTM đầy rẫy các chi tiết hài về thập niên 80 - những trò chơi điện tử với đồ họa hình pixel 16 bit, những chiếc điện thoại di động khổng lồ, Michael Jackson khi ấy vẫn còn là da đen, và cả nỗi sợ hãi cộng sản Nga tấn công nước Mỹ... Một loạt reference các phim của thời năm 1980, cũng như các diễn viên của thời này cũng tham gia, không kể đến ngôi sao của Sixteen candles John Cusack thủ vai chính - như Red Dawn, Better off dead và The karate kid... Dĩ nhiên, nếu bạn không biết thì phim cũng không vì thể mà dở đi...


rob_corddry3.jpg



Tui đặc biệt thích Corddry, gã đầu trọc lưu manh bố láo trong hầu hết các phim, từ Harold and Kumar 2 đến What happens in Vegas. Nói chung tui hay ước mơ tui có được sự lưu manh bố láo giống chú này nhưng mà không dám cho nên tui rất là khoái xem các nhân vật của chú này đóng. Trong HTTM, Corddy đóng vai ngược lại với những vai trước đây - một gã bị ăn hiếp. Vẻ mặt bố láo bị ăn hiếp trông rất ngáo của Corddy khiến nhân vật Lou vừa đáng tội vừa đáng thương.

John Cusack, như mọi hầu hết các phim khác, vừa đủ dễ thương nhưng cũng không quá nổi bật. Anh này có cái gì đó nhàn nhạt, nhưng không phải nhạt nhẽo chán ngắt, mà kiểu có ố mấy cũng không lên nổi mà có cố mấy cũng không xuống nổi, cứ lình bình lình bình.


hot1.jpg



Nhưng Craig Robinson!!! Wow! Chú náy thiệt sự là "steal the show" - cướp đất diễn. Cứ có chú này hiện ra là cười, kể cả khi chú khóc vì bị em một em tóc vàng hoe bưởi toe đè vô mặt, miệng thì cứ bảo 'mình đã có vợ nhưng đó là chuyện của tương lai!!!". Chuyện của nick với vợ cũng là một trong những chi tiết hài hước nhất trong phim, ngay cả đến phút chót. ta nói, không thể không nín cười. Và trong trailer hẳn các bạn đều thấy cảnh chú này nói "it's like some kind of... hot tub time machine" rồi chú nhìn thẳng vào máy quay! Trong phim, đó là một trong những khoảnh khắc ấn tượng đáng nhớ nhất, cả rạp phải phá lên cười vỗ tay rần rần! Mà chú Craig này hát cũng hay nha bà con. nhưng mà không spoil nên tui sẽ không nói chú ấy hát cái gì hahahhaa...

Không thể không nhắc đến một nhân vật phụ nhưng đáng chú ý - gã nhân viên dọn phòng một tay do Crispin Glover đóng. Chú này bạn nào từng xem Back to the future hẳn đều quen mặt, không nhớ thì chắc sẽ nhớ gã bịnh hoạn trong Charlie's Angels mê ngửi tóc em Drew Barrymore. Vẫn cái kiểu nhìn bịnh bịnh quái đản, Crispin Glover vào vai gã nhân viên dọn phòng một tay - nhưng ở thời điểm năm 1986 thì chàng trai trẻ ấy vẫn còn đủ hai tay! Vậy chuyện gì đã xảy ra? Chờ xem cánh tay chú này bị chặt mất trong hoàn cảnh nào cũng là một trong những chi tiết hài hước hồi hộp nhất của phim này!


Phim này làm kinh phí thấp, nhưng chính ra vì hế nó lại hợp với không khí của phim. Kỹ xảo quê mùa, quay phông xanh để lộ rõ đường cắt răng cưa... nhưng nó hợp bởi nó làm cho mình tưởng mình xem phim của những năm 80 vậy! kết phim có một đoạn end credit xuất sắc, làm ngồi xem mà thấy bồi hồi. Nhớ lại những năm tháng lọc cọc đạp xe đạp lên 82 Lý Chính Thắng, tiệm của anh Lê Hải, để mua băng video ca nhạc chọn bài tổng hợp. Hồi đó làm gì có internet, truyền hình cáp hay MTV gì. Rồi những buổi chiều ngồi bật TV chờ xem Giai điệu bốn phương có anh gì (Hồng Hải hay gì đó Hưng) thì phải với chị gì đó (Hoàng Yến thì phải) giới thiệu, mà không chỉ có bật nhạc lên rồi phát mà còn giới thiệu tiểu sử bài hát, tiểu sử ca sĩ, ban nhạc, những chuyện hậu trường nhưng không phải chuyện kiểu Britney lòi quần lót như các báo bi giờ hay đăng. Xem Hot Tub Time Machine tui thấy thích vì khi xem tui nhớ lại những cảm xúc của mình thời 15 năm trước vậy. Nhớ lần đầu tiên nghe một bản nhạc tiếng Anh hát KOK là bản Right here waiting của Richard Marx và When the child was born. Nhớ những bản nhạc "sến" (giờ thấy sến chứ hồi xưa mê mẩn muốn chết hahaha) như Foolish beat của Debbie Gibson, Never gonna give you up, Together Forever của Rick Ashley, I swear của All 4 U, Lemon Tree của Fool Garden, November Rain của Gun 'n Roses... Nhớ lần đầu tiên xem bản High Hopes của Pink Floyd và mê mệt với nhóm này, đi lục lọi khắp xó xỉnh để mua được đĩa Division Bell, lại mò ra Dark side of the moon và cái phim The Wall đã mở ra cho tui một thế giới khác bên ngoài. Nhớ những ngày đi cặm cụi ra nhà sách ngồi chép lời bài hát trong mấy cuốn Những ca khúc bất hủ, xong rồi khi có tiền thì mua về, mua băng cassette về nghe, vừa nghe vừa hát theo học tiếng Anh từ đó (trừ lớp 1 - 5 và ba tháng lớp 9 luyện thi bằng A thì tui không có đi học thêm tiếng Anh ở đâu hết, toàn là tự học nhờ xem phim và nghe nhạc với đọc báo thôi). Rồi ra Lê Hải, sau này có thêm một tiệm khác trên đường Hai Bà Trưng gần chợ Tân Định, để mua băng video về xem music video. Rồi đi xem thi Âm nhạc và giới trẻ - khi đó cuộc thi chỉ dành cho bậc đại học mà tui đang học trung học, đến khi mở rộng ra cho cả trường trung học thi thì tui vô đại học nên chả bao giờ được đi thi. Có điều đi xem cũng có trả lời câu hỏi dành cho khán giả hoặc khi cả hai đội thi đều bị bí, xong lãnh được mấy món quà hình như là sách của First News thì phải. Cái cuộc thi đó cũng nhiều kỷ niệm bởi cũng từ cuộc thi này mà tui cũng mở rộng kiến thức của mình về âm nhạc hơn.
Nói một hồi lạc đề, nên thôi dừng lại :D

PS: phim này cũng rated R, cũng có mấy cảnh sex bậy bạ show hàng từa lưa, không biết có hãng nào nhập về VN chiếu không nữa...

http://www.phanxineblog.com/?p=3934&cpage=1#comment-92144
 
Bên trên