torune
Film critic
Hôm nay, nếu truy cập vào trang tìm kiếm của Google, bạn sẽ chứng kiến một Doodle hết sức thú vị được thực hiện nhằm kỷ niệm 200 năm ngày sinh của George Boole - người tìm ra biến Boolean.
Sinh ngày 2/11/1815 tại Lincoln (Anh Quốc), George Boole là nhà toán học có tầm ảnh hướng lớn nhất thế kỷ 19 với công trình biến đổi những suy nghĩ phức tạp thành các phương trình giản đơn. Tài sản lớn nhất mà George để lại cho nhân loại nói chung và ngành công nghệ thông tin nói riêng là Đại số Boolean. Theo đó, các biến chỉ được tồn tại ở thể 'đúng' hoặc 'sai', hay 'tắt' hoặc 'mở'.
Lý thuyết này đã giúp Claude Shannon xây dựng mạch điện toán đầu tiên vào những năm 30, làm tiền đề cho sự phát triển của máy tính sau này. Để trải nghiệm, bạn đọc có thể truy cập vào https://www.google.com/. Quá trình tương tác được mô tả qua ảnh động bên dưới.
Ngày nay, Đại số Boolean xuất hiện trong tất cả thiết bị kỹ thuật số đang tồn tại, nó len lỏi vào mọi mã lệnh và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của con người. Ít ai biết được, khi còn sống, mục tiêu tối cao nhất mà George Boole muốn thực hiện là trí thông minh nhân tạo nhằm tải bớt công việc lao động từ người sang máy tính. Boolean Logic là một phần trong công trình đó của ông.
Doodle của Google nhân sự ngày kỷ niệm này xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới, trừ Mỹ, Mexico, Ý, một vài quốc gia ở Trung Đông và châu Phi.

Sinh ngày 2/11/1815 tại Lincoln (Anh Quốc), George Boole là nhà toán học có tầm ảnh hướng lớn nhất thế kỷ 19 với công trình biến đổi những suy nghĩ phức tạp thành các phương trình giản đơn. Tài sản lớn nhất mà George để lại cho nhân loại nói chung và ngành công nghệ thông tin nói riêng là Đại số Boolean. Theo đó, các biến chỉ được tồn tại ở thể 'đúng' hoặc 'sai', hay 'tắt' hoặc 'mở'.
Lý thuyết này đã giúp Claude Shannon xây dựng mạch điện toán đầu tiên vào những năm 30, làm tiền đề cho sự phát triển của máy tính sau này. Để trải nghiệm, bạn đọc có thể truy cập vào https://www.google.com/. Quá trình tương tác được mô tả qua ảnh động bên dưới.

Ngày nay, Đại số Boolean xuất hiện trong tất cả thiết bị kỹ thuật số đang tồn tại, nó len lỏi vào mọi mã lệnh và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của con người. Ít ai biết được, khi còn sống, mục tiêu tối cao nhất mà George Boole muốn thực hiện là trí thông minh nhân tạo nhằm tải bớt công việc lao động từ người sang máy tính. Boolean Logic là một phần trong công trình đó của ông.
Doodle của Google nhân sự ngày kỷ niệm này xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới, trừ Mỹ, Mexico, Ý, một vài quốc gia ở Trung Đông và châu Phi.
Theo telegraph, Google