lengockhanhi
Film critic
Sự tiếp cận của Nhi với phim ảnh khá sớm, nhưng bị gián đoạn một thời gian vì nhiều nguyên nhân. Sớm có nghĩa là Nhi được tiếp xúc với rạp chiếu phim từ rất sớm (điều này có lẽ một phần do nhà Nhi quá nghèo không có TV vào thập niên 80).
Có lẽ phim đầu tiên trong đời chúng ta xem, là 1 phim hoạt hình.
Lần đầu tiên Nhi biết đến phim ảnh là vào năm hơn 4 tuổi một chút, lúc đó Nhi đang học lớp chồi, chuẩn bị lên lớp lá ở trường mầm non. Trường tổ chức chiếu phim cho các bé xem. Nhi không bao giờ quên sự kiện thú vị này. Vào thời đó đất nước còn rất khó khăn, nhưng xã hội rất yêu thương trẻ con và dành mọi thứ tốt nhất cho chúng. Đội chiếu phim mang một cái máy chiếu phim 8 mm vào lớp và căng một tấm vải trắng lên bảng làm màn chiếu. Sau đó Nhi và các em bé khác được xem 1 phim hoạt hình màu, của Việt Nam. Phim không dài lắm, và không có lời thoại mà chỉ có lời thuyết minh của cô giáo. Màu sắc trong phim rất tươi sáng, và ánh đèn chiếu màu vàng ấm áp đó Nhi không thể quên.
Nhi không nhớ rõ lắm về bộ phim thứ 2, thứ 3 mà mình xem, nhưng chắc chắn nó diễn ra tại rạp chiếu phim.
Thật ra những thể loại phim mà Nhi có thể hiểu được vào lúc đó là rất ít, ví dụ phim Thần thoại, phiêu lưu mạo hiểm, và võ thuật.
Có lẽ thứ tự cảm nhận phim ảnh trong đời của 1 đứa bé là như sau: Vào năm 4-7 tuổi, nó chỉ hiểu và yêu thích những thể loại phim có những đặc điểm như: Nhiều màu sắc, nhiều chuyển động, nhiều cảnh hành động, và tình huống vui nhộn.
Ngay cả khi cho đứa bé xem phim kinh dị hay bạo lực, khiêu dâm vào lúc này, Nhi tin là hoàn toàn vô hại, vì nó sẽ không có cảm xúc hay phản ứng gì cả, đơn giản vì nó không hiểu những khái niệm đó.
Ví dụ khi Nhi xem phim Hoàng tử Sinbad, Nhi không hề sợ hãi những bộ xương di động hay con quái vật trong phim, mà chỉ hiểu đơn giản đó là những kẻ gian ác, đối thủ của Sinbad. Những âm mưu, toan tính của nhân vật nam nữ trong phim hoàn toàn vô nghĩa với đứa bé, nó chỉ ngồi xem và chờ đến cảnh hành động cháy nổ, đánh nhau.
Tương tự, đứa bé thích những phim không quá dài và kịch bản đơn giản, dễ hiểu, ngược lại chúng không thể hiểu những bộ phim drama, thriller mà cha mẹ của chúng rất thích nhưng chúng thì tránh xa và cảm thấy khó chịu.
Ngược lại đứa bé đặc biệt nhạy cảm với sự hài hước và vui nhộn trong phim, năm 6 tuổi Nhi đã biết cười khi xem Tom and Jerry, Charlie Chaplin, và nhiều phim hài Hong Kong khác.
Như vậy, phim hoạt hình, phim võ thuật, phim thần thoại, và phim hài hước là những thể loại sơ cấp nhất mà đứa trẻ có thể hiểu được và yêu thích vào độ tuổi nhi đồng.
Thời thơ ấu của Nhi sống trong khu phố tàu ở Chợ Lớn, xung quanh khu vực này khi đó có hơn 1 chục rạp chiếu phim, những cinema lớn nhất Sài Gòn còn sót lại sau năm 1975. Nhi đã xem phim tại tất cả những rạp này, và cho tới giờ Nhi còn nhớ như in về phòng chiếu ở mỗi rạp. Rạp Lệ Thanh trên đường Phan Phú Tiên là rạp đầu tiên Nhi xem, và nơi Nhi đi xem nhiều nhất trong những năm sau đó. Phòng chiếu rạp Lệ Thanh có hai tầng, cửa ra vào phủ rèm bằng nhung màu nâu, những bức tường quét vôi màu xanh đậm, và có cấu trúc lồi lõm để cách âm, trên đầu có một đèn chùm lớn màu trắng, và những cái máy lạnh hình tròn đồng tâm rất ngộ. Tại rạp Lệ Thanh này Nhi đã xem rất nhiều phim, thuộc nhiều thể loại, và tất cả đều là phim nhựa, như phim thần thoại của Liên Xô, Nhật, phim Võ Thuật của Hong Kong và phim hành động phiêu lưu của Mỹ.
Hồi đó mỗi buổi chiếu có nghi thức chung, khi chưa bắt đầu thì màn ảnh phủ rèm kín, khán giả sẽ thấy ánh sáng của đèn neon màu xanh, hay đỏ bao quanh 4 cạnh. Khi buổi chiếu bắt đầu, đèn tắt hết trong phòng và rèm che bắt đầu kéo chậm rãi, và ánh sáng neon màu trên màn ảnh vẫn còn nên khung cảnh rất huyền ảo. Sau đó, phần nội quy, nhắc nhở được trình chiếu dưới dạng Slide. Cuối cùng mới vào phim chính. Phim chiếu nửa chừng thì sẽ có nghỉ giải lao, để khán giả ăn uống, khoảng 10 phút rồi chiếu tiếp cho tới hết.
Những rạp khác như Hoàn Kiếm, Tân Việt, Toàn Thắng, Vinh quang... Nhi đều đi xem qua. Vì nhà không có TV nên Nhi xem phim nhựa tại rạp là chủ yếu, mãi đến năm 88, khi mà nguồn phim nhựa khan hiếm, thì Nhi mới biết tới khái niệm phim video. Chuyện này có lẽ là một may mắn, vì thời nay có thể nói rằng mình đã từng được xem tất cả những phim của Thành Long, Lý Liên Kiệt bằng nguyên bản phim nhựa. Cơ hội xem phim nhựa chỉ có 1 lần trong đời cho mỗi tựa phim. Thật vậy.
Trong kỳ sau Nhi sẽ kể tiếp về sự trưởng thành của đứa bé, những thể loại phim mà tuổi thiếu niên có thể dung nạp và yêu thích được, gồm có 1 số thể loại hành động và phim kinh dị.
Có lẽ phim đầu tiên trong đời chúng ta xem, là 1 phim hoạt hình.
Lần đầu tiên Nhi biết đến phim ảnh là vào năm hơn 4 tuổi một chút, lúc đó Nhi đang học lớp chồi, chuẩn bị lên lớp lá ở trường mầm non. Trường tổ chức chiếu phim cho các bé xem. Nhi không bao giờ quên sự kiện thú vị này. Vào thời đó đất nước còn rất khó khăn, nhưng xã hội rất yêu thương trẻ con và dành mọi thứ tốt nhất cho chúng. Đội chiếu phim mang một cái máy chiếu phim 8 mm vào lớp và căng một tấm vải trắng lên bảng làm màn chiếu. Sau đó Nhi và các em bé khác được xem 1 phim hoạt hình màu, của Việt Nam. Phim không dài lắm, và không có lời thoại mà chỉ có lời thuyết minh của cô giáo. Màu sắc trong phim rất tươi sáng, và ánh đèn chiếu màu vàng ấm áp đó Nhi không thể quên.
Nhi không nhớ rõ lắm về bộ phim thứ 2, thứ 3 mà mình xem, nhưng chắc chắn nó diễn ra tại rạp chiếu phim.
Thật ra những thể loại phim mà Nhi có thể hiểu được vào lúc đó là rất ít, ví dụ phim Thần thoại, phiêu lưu mạo hiểm, và võ thuật.
Có lẽ thứ tự cảm nhận phim ảnh trong đời của 1 đứa bé là như sau: Vào năm 4-7 tuổi, nó chỉ hiểu và yêu thích những thể loại phim có những đặc điểm như: Nhiều màu sắc, nhiều chuyển động, nhiều cảnh hành động, và tình huống vui nhộn.
Ngay cả khi cho đứa bé xem phim kinh dị hay bạo lực, khiêu dâm vào lúc này, Nhi tin là hoàn toàn vô hại, vì nó sẽ không có cảm xúc hay phản ứng gì cả, đơn giản vì nó không hiểu những khái niệm đó.
Ví dụ khi Nhi xem phim Hoàng tử Sinbad, Nhi không hề sợ hãi những bộ xương di động hay con quái vật trong phim, mà chỉ hiểu đơn giản đó là những kẻ gian ác, đối thủ của Sinbad. Những âm mưu, toan tính của nhân vật nam nữ trong phim hoàn toàn vô nghĩa với đứa bé, nó chỉ ngồi xem và chờ đến cảnh hành động cháy nổ, đánh nhau.
Tương tự, đứa bé thích những phim không quá dài và kịch bản đơn giản, dễ hiểu, ngược lại chúng không thể hiểu những bộ phim drama, thriller mà cha mẹ của chúng rất thích nhưng chúng thì tránh xa và cảm thấy khó chịu.
Ngược lại đứa bé đặc biệt nhạy cảm với sự hài hước và vui nhộn trong phim, năm 6 tuổi Nhi đã biết cười khi xem Tom and Jerry, Charlie Chaplin, và nhiều phim hài Hong Kong khác.
Như vậy, phim hoạt hình, phim võ thuật, phim thần thoại, và phim hài hước là những thể loại sơ cấp nhất mà đứa trẻ có thể hiểu được và yêu thích vào độ tuổi nhi đồng.
Thời thơ ấu của Nhi sống trong khu phố tàu ở Chợ Lớn, xung quanh khu vực này khi đó có hơn 1 chục rạp chiếu phim, những cinema lớn nhất Sài Gòn còn sót lại sau năm 1975. Nhi đã xem phim tại tất cả những rạp này, và cho tới giờ Nhi còn nhớ như in về phòng chiếu ở mỗi rạp. Rạp Lệ Thanh trên đường Phan Phú Tiên là rạp đầu tiên Nhi xem, và nơi Nhi đi xem nhiều nhất trong những năm sau đó. Phòng chiếu rạp Lệ Thanh có hai tầng, cửa ra vào phủ rèm bằng nhung màu nâu, những bức tường quét vôi màu xanh đậm, và có cấu trúc lồi lõm để cách âm, trên đầu có một đèn chùm lớn màu trắng, và những cái máy lạnh hình tròn đồng tâm rất ngộ. Tại rạp Lệ Thanh này Nhi đã xem rất nhiều phim, thuộc nhiều thể loại, và tất cả đều là phim nhựa, như phim thần thoại của Liên Xô, Nhật, phim Võ Thuật của Hong Kong và phim hành động phiêu lưu của Mỹ.
Hồi đó mỗi buổi chiếu có nghi thức chung, khi chưa bắt đầu thì màn ảnh phủ rèm kín, khán giả sẽ thấy ánh sáng của đèn neon màu xanh, hay đỏ bao quanh 4 cạnh. Khi buổi chiếu bắt đầu, đèn tắt hết trong phòng và rèm che bắt đầu kéo chậm rãi, và ánh sáng neon màu trên màn ảnh vẫn còn nên khung cảnh rất huyền ảo. Sau đó, phần nội quy, nhắc nhở được trình chiếu dưới dạng Slide. Cuối cùng mới vào phim chính. Phim chiếu nửa chừng thì sẽ có nghỉ giải lao, để khán giả ăn uống, khoảng 10 phút rồi chiếu tiếp cho tới hết.
Những rạp khác như Hoàn Kiếm, Tân Việt, Toàn Thắng, Vinh quang... Nhi đều đi xem qua. Vì nhà không có TV nên Nhi xem phim nhựa tại rạp là chủ yếu, mãi đến năm 88, khi mà nguồn phim nhựa khan hiếm, thì Nhi mới biết tới khái niệm phim video. Chuyện này có lẽ là một may mắn, vì thời nay có thể nói rằng mình đã từng được xem tất cả những phim của Thành Long, Lý Liên Kiệt bằng nguyên bản phim nhựa. Cơ hội xem phim nhựa chỉ có 1 lần trong đời cho mỗi tựa phim. Thật vậy.
Trong kỳ sau Nhi sẽ kể tiếp về sự trưởng thành của đứa bé, những thể loại phim mà tuổi thiếu niên có thể dung nạp và yêu thích được, gồm có 1 số thể loại hành động và phim kinh dị.