thich_xem_phim
Active Member
Chúng ta thường gọi điện ảnh bằng cái tên "nghệ thuật thứ 7" và phim ảnh chính là sản phẩm của điện ảnh. Tại sao gọi điện ảnh là "nghệ thuật thứ 7" thì theo R. Canudo:
"Có 2 nghệ thuật chính là Kiến trúc và Âm nhạc. Kiến trúc có 2 nghệ thuật phù trợ là Điêu khắc và Hội họa, tạo thành 1 nhóm. Âm nhạc có 2 nghệ thuật phù trợ là Thơ và Múa, tạo thành 1 nhóm.
Hai nhóm nghệ thuật này có những tính chất khác nhau. Nhóm I có 3 tính chất đó là: nghệ thuật không gian, nghệ thuật tĩnh và nghệ thuật tạo hình. Còn nhóm II có 3 tính chất đó là: nghệ thuật thời gian, nghệ thuật động và nghệ thuật tiết tấu."
Sau khi phân tích tính chất của 6 nghệ thuật ở hai nhóm trên, Canudo dành vị trí thứ 7 cho điện ảnh mà ông gọi là “Nghệ thuật tổng thể”: Điện ảnh vừa là nghệ thuật không gian vừa là nghệ thuật thời gian; vừa là nghệ thuật tĩnh vừa là nghệ thuật động; vừa là nghệ thuật tạo hình vừa là nghệ thuật tiết tấu.
Chúng ta thấy trong các sản phẩm của 7 loại hình nghệ thuật trên thì sản phẩm của điện ảnh tức là phim ảnh có sức thu hút lớn nhất với mọi người (sản phẩm của âm nhạc là bài hát cũng có sức thu hút khá lớn nhưng có lẽ vẫn xếp sau phim ảnh về độ nóng sốt; còn sản phẩm của 5 loại hình nghệ thuật còn lại thì kém xa về độ thu hút, cứ nhìn số lượng người tham dự các triển lãm tranh, các buổi ngâm thơ, biểu diễn múa, xem tượng, công trình kiến trúc rõ ràng là quá ít so với số người đi xem phim). Trong phạm vi bài viết này tui thử phân tích 1 số yếu tố khiến phim ảnh tuy sinh sau đẻ muộn nhưng lại chiếm thế thượng phong so với các sản phẩm nghệ thuật khác.
Bạn nào là dân marketing thì chắc biết tầm quan trọng của khái niệm “câu chuyện” khi bán hàng. Khách hàng bỏ ra 1 số tiền lớn để mua 1 sản phẩm nhiều khi không phải vì bản thân sản phẩm mà là vì câu chuyện được thiết kế cho sản phẩm đó. Một người marketing giỏi là 1 người kể chuyện giỏi.
Các sản phẩm nghệ thuật ít nhiều đều hàm chứa trong đó những câu chuyện và khiến chúng ta bị hấp dẫn.
Xét về Kiến trúc, đền Taj Mahal của Ấn Độ chúng ta không chỉ bị hấp dẫn vì kiến trúc hoành tráng của ngôi đền mà còn vì câu chuyện tình yêu của vị vua dành cho hoàng hậu đã mất của mình.
Xét về Điêu khắc, những bức tượng danh nhân ngoài việc bị hấp dẫn bởi nét tinh xảo bề ngoài chúng ta còn bị hấp dẫn bởi các câu chuyện về cuộc đời thăng trầm của họ.
Xét về Hội họa, Âm nhạc, Thơ, Múa; những câu chuyện ẩn chứa trong các bức tranh, bài hát, bài thơ, vở múa đều thu hút sự chú ý của chúng ta.
Và phim ảnh cũng không phải ngoại lệ.
Tất cả đều có câu chuyện của mình nhưng vì sao phim ảnh lại hấp dẫn nhất? Trước hết là vì ngôn ngữ kể chuyện của nó. Ngôn ngữ kể chuyện trong phim ảnh cũng chính là ngôn ngữ chúng ta sử dụng hàng ngày. Còn ngôn ngữ sử dụng để kể chuyện trong các sản phẩm nghệ thuật khác lại khá xa lạ với chúng ta.
Rất ít người có thể nhìn 1 biểu tượng kiến trúc hay điêu khắc mà hiểu được đây là 1 câu chuyện tình yêu hay hình dung ra lịch sử hào hùng của nó. Rất ít người xem tranh có thể hiểu mà thiếu sự diễn giải. Các câu chuyện được kể bằng những giai điệu, những dòng thơ, những động tác múa cũng không kém phần trừu tượng với đa số mọi người.
Thời gian kể chuyện chính là yếu tố tiếp theo. Ngoại trừ Múa ra (bị bất lợi ở ngôn ngữ) thì 5 sản phẩm nghệ thuật còn lại thời gian kể chuyện rất ngắn: chỉ vài phút để nghe 1 bài hát, vài phút để nhìn 1 bức tranh, công trình kiến trúc hay tượng điêu khắc, vài phút để nghe ngâm thơ. Trong khi phim ảnh thì có thời gian dài hơn nhiều để chuyển tải nên người xem dễ cảm nhận câu chuyện hơn.
Một yếu tố khác xuất phát từ chính định nghĩa ở trên của Canudo: điện ảnh là nghệ thuật tổng hợp của 6 loại hình nghệ thuật. Một bộ phim có 1 chút âm nhạc, 1 chút múa (diễn xuất của diễn viên), 1 chút kiến trúc (không gian bối cảnh phim), 1 chút điêu khắc (tạo hình tính cách nhân vật), 1 chút thơ, 1 chút hội họa (màu sắc). Lẽ thường cái gì tổng hợp thì không chuyên sâu mà không chuyên sâu thì mọi người sẽ dễ tiếp nhận, cảm thụ hơn.
Tui chỉ mới nghĩ được 3 yếu tố: ngôn ngữ, thời gian, tổng hợp. Bạn nào phát hiện thêm được các yếu tố khác thì bổ sung thêm.
"Có 2 nghệ thuật chính là Kiến trúc và Âm nhạc. Kiến trúc có 2 nghệ thuật phù trợ là Điêu khắc và Hội họa, tạo thành 1 nhóm. Âm nhạc có 2 nghệ thuật phù trợ là Thơ và Múa, tạo thành 1 nhóm.
Hai nhóm nghệ thuật này có những tính chất khác nhau. Nhóm I có 3 tính chất đó là: nghệ thuật không gian, nghệ thuật tĩnh và nghệ thuật tạo hình. Còn nhóm II có 3 tính chất đó là: nghệ thuật thời gian, nghệ thuật động và nghệ thuật tiết tấu."
Sau khi phân tích tính chất của 6 nghệ thuật ở hai nhóm trên, Canudo dành vị trí thứ 7 cho điện ảnh mà ông gọi là “Nghệ thuật tổng thể”: Điện ảnh vừa là nghệ thuật không gian vừa là nghệ thuật thời gian; vừa là nghệ thuật tĩnh vừa là nghệ thuật động; vừa là nghệ thuật tạo hình vừa là nghệ thuật tiết tấu.
Chúng ta thấy trong các sản phẩm của 7 loại hình nghệ thuật trên thì sản phẩm của điện ảnh tức là phim ảnh có sức thu hút lớn nhất với mọi người (sản phẩm của âm nhạc là bài hát cũng có sức thu hút khá lớn nhưng có lẽ vẫn xếp sau phim ảnh về độ nóng sốt; còn sản phẩm của 5 loại hình nghệ thuật còn lại thì kém xa về độ thu hút, cứ nhìn số lượng người tham dự các triển lãm tranh, các buổi ngâm thơ, biểu diễn múa, xem tượng, công trình kiến trúc rõ ràng là quá ít so với số người đi xem phim). Trong phạm vi bài viết này tui thử phân tích 1 số yếu tố khiến phim ảnh tuy sinh sau đẻ muộn nhưng lại chiếm thế thượng phong so với các sản phẩm nghệ thuật khác.
Bạn nào là dân marketing thì chắc biết tầm quan trọng của khái niệm “câu chuyện” khi bán hàng. Khách hàng bỏ ra 1 số tiền lớn để mua 1 sản phẩm nhiều khi không phải vì bản thân sản phẩm mà là vì câu chuyện được thiết kế cho sản phẩm đó. Một người marketing giỏi là 1 người kể chuyện giỏi.
Các sản phẩm nghệ thuật ít nhiều đều hàm chứa trong đó những câu chuyện và khiến chúng ta bị hấp dẫn.
Xét về Kiến trúc, đền Taj Mahal của Ấn Độ chúng ta không chỉ bị hấp dẫn vì kiến trúc hoành tráng của ngôi đền mà còn vì câu chuyện tình yêu của vị vua dành cho hoàng hậu đã mất của mình.
Xét về Điêu khắc, những bức tượng danh nhân ngoài việc bị hấp dẫn bởi nét tinh xảo bề ngoài chúng ta còn bị hấp dẫn bởi các câu chuyện về cuộc đời thăng trầm của họ.
Xét về Hội họa, Âm nhạc, Thơ, Múa; những câu chuyện ẩn chứa trong các bức tranh, bài hát, bài thơ, vở múa đều thu hút sự chú ý của chúng ta.
Và phim ảnh cũng không phải ngoại lệ.
Tất cả đều có câu chuyện của mình nhưng vì sao phim ảnh lại hấp dẫn nhất? Trước hết là vì ngôn ngữ kể chuyện của nó. Ngôn ngữ kể chuyện trong phim ảnh cũng chính là ngôn ngữ chúng ta sử dụng hàng ngày. Còn ngôn ngữ sử dụng để kể chuyện trong các sản phẩm nghệ thuật khác lại khá xa lạ với chúng ta.
Rất ít người có thể nhìn 1 biểu tượng kiến trúc hay điêu khắc mà hiểu được đây là 1 câu chuyện tình yêu hay hình dung ra lịch sử hào hùng của nó. Rất ít người xem tranh có thể hiểu mà thiếu sự diễn giải. Các câu chuyện được kể bằng những giai điệu, những dòng thơ, những động tác múa cũng không kém phần trừu tượng với đa số mọi người.
Thời gian kể chuyện chính là yếu tố tiếp theo. Ngoại trừ Múa ra (bị bất lợi ở ngôn ngữ) thì 5 sản phẩm nghệ thuật còn lại thời gian kể chuyện rất ngắn: chỉ vài phút để nghe 1 bài hát, vài phút để nhìn 1 bức tranh, công trình kiến trúc hay tượng điêu khắc, vài phút để nghe ngâm thơ. Trong khi phim ảnh thì có thời gian dài hơn nhiều để chuyển tải nên người xem dễ cảm nhận câu chuyện hơn.
Một yếu tố khác xuất phát từ chính định nghĩa ở trên của Canudo: điện ảnh là nghệ thuật tổng hợp của 6 loại hình nghệ thuật. Một bộ phim có 1 chút âm nhạc, 1 chút múa (diễn xuất của diễn viên), 1 chút kiến trúc (không gian bối cảnh phim), 1 chút điêu khắc (tạo hình tính cách nhân vật), 1 chút thơ, 1 chút hội họa (màu sắc). Lẽ thường cái gì tổng hợp thì không chuyên sâu mà không chuyên sâu thì mọi người sẽ dễ tiếp nhận, cảm thụ hơn.
Tui chỉ mới nghĩ được 3 yếu tố: ngôn ngữ, thời gian, tổng hợp. Bạn nào phát hiện thêm được các yếu tố khác thì bổ sung thêm.
Chỉnh sửa lần cuối: