Học sinh Việt Nam vui cùng công nghệ cảm biến MESH của Sony

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
hd 6.jpg

Qua 7 năm tổ chức, chương trình "Tìm hiểu khoa học cùng Sony" đã thu hút gần 2.000 em học sinh các trường tiểu học, THCS tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng với nhiều chủ đề hấp dẫn khác nhau trong đó có chủ đề lắp ráp kính 3D, tai nghe, máy ghi âm, bộ phát và lưu trữ điện. Trong lần tổ chức 27-10-2018 này, để tăng thêm tính hấp dẫn, Sony đã mang đến chủ đề tìm hiểu và trải nghiệm công nghệ cảm biến MESH cho các em học sinh có niềm đam mê khoa học đến từ trường THCS Trần Văn Ơn.

MESH là từ viết tắt của Make – Experience – Share với ý nghĩa khuyến khích các em học sinh làm được một ứng dụng cụ thể từ các khối cảm biến, trải nghiệm ứng dụng mình tạo ra và chia sẻ với các bạn. Tại buổi trải nghiệm sáng nay, Sony đã giới thiệu 5 khối cảm biến dạng thẻ đó là thẻ di chuyển (màu xanh da trời) có thể cảm nhận được các chuyển động như lắc, lật, chạm nhẹ hay chuyển hướng; tag nút bấm (màu xanh lá) hoạt động như công tắc khi được bấm một lần, hai lần hay bấm giữ; tag đèn LED (màu cam) có thể phát ra ánh sáng nhiều màu khác nhau hoặc ánh đèn chớp; tag cảm ứng ánh sáng (màu xanh đậm) hoạt động như một công tắc khi có sự thay đổi về ánh sáng, và tag GPIO (màu xám) hoạt động như một thiết bị cảm biến trung gian kết nối các cảm biến bấm, chuyển động, ánh sáng với các thiết bị ngoại vi khác.

hd 11.jpg

Mặt trước của một trong số các thẻ

hd 12.jpg

Mặt sau của một trong số các thẻ
Các cảm biến này sẽ kết nối với nhau và thiết bị di động thông qua giao thức Bluetooth. Tuy các thẻ này mới chỉ là những công cụ cơ bản nhưng tính hữu ích là rất cao khi giúp hỗ trợ việc rèn luyện khả năng quan sát, phân tích tình huống, xâu chuỗi và sắp xếp trình tự hợp lý các hành động gán ghép cho cảm biến. Bằng sự sáng tạo và trí tưởng tượng của mình, các em học sinh có thể mặc sức đưa ra các kịch bản kết hợp chức năng của các cảm biến để ứng dụng trong đời thực. Có em tạo ra một chiếc đũa thần phát ánh sáng sặc sỡ và có âm thanh vui nhộn mỗi khi múa nhờ cài lệnh kích hoạt tag đèn LED cho tag di chuyển mỗi khi lắc, lật tay, hay chuyển hướng. Hay cài lệnh phát âm thanh là những lời động viên, khen ngợi cho tag di chuyển được gắn trên bàn chải, khối tạ, thùng rác,... Thậm chí, các bạn nhỏ có thể tạo một hệ thống thiết bị thông minh ngay tại bàn học như hộc bàn phát sáng khi kéo mở với tag cảm biến ánh sáng, âm nhạc phát ra khi kéo ghế bắt đầu học tập và làm việc với tag di chuyển,… cũng như tắt – mở cả hệ thống này chỉ với một tag nút bấm.

So với các chủ đề đã được tổ chức trước đây, MESH có độ phức tạp cao hơn, nhưng lại mang đến rất nhiều cung bậc cảm xúc: từ lạ lẫm, ngạc nhiên đến hào hứng, thích thú và cuối cùng là vỡ òa trong niềm vui sướng, tự hào khi tự tay tạo nên những món đồ thông minh nhờ ứng dụng MESH cùng các khối cảm biến. Quan trọng hơn, thông qua chương trình, khoảng cách giữa đời sống và khoa học công nghệ dường như được rút ngắn hơn đối với các em.

hd 13.jpg


Tự mình đưa ra các tình huống ứng dụng

hd 14.jpg

Các em học sinh đang nghe hướng dẫn và lựa chọn đồ vật hỗ trợ thêm

hd 1.JPG

Ông Tsuda Yasuhiro, Tổng Giám đốc Sony Electronics Việt Nam cho biết: “Tìm hiểu Khoa học cùng Sony” là một chương trình thú vị và bổ ích. Qua 7 năm, chương trình luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các trường học, các thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh. Đó là động lực giúp Sony tiếp tục mang đến cho các em học sinh tại Việt Nam những trải nghiệm mới về khoa học. Xuất phát từ cam kết “Vì thế hệ mai sau” của Tập đoàn Sony, chương trình mong muốn tạo cho các học sinh cơ hội khám phá và trải nghiệm thú vị về thế giới khoa học rộng lớn, qua đó nuôi dưỡng đam mê và sự yêu thích của các em với khoa học”.

MESH nói riêng và chương trình “Tìm hiểu Khoa học cùng Sony” nói chung là sân chơi sôi động, đầy thú vị và mang tính giáo dục cao. Sự sáng tạo, trí tìm tòi học hỏi từ trải nghiệm của chương trình sẽ là hạt mầm khỏe mạnh để ươm lên những nhà khoa học, những kỹ sư tài năng trong tương lai.

Một số hình ảnh khác tại buổi trải nghiệm công nghệ cảm biến MESH của các em học sinh sáng nay:

hd.jpg


hd 2.JPG


hd 3.JPG


hd.jpg

Video thuyết trình ứng dụng công nghệ cảm biến MESH của một số em:



 

infoskyads007

New Member
Thời đại mới mà. Tại đại học, các em lớp 6 - 7 đã có mặt và làm các dự án như thế này.
 
Bên trên