Hoa hậu Thế giới Canada bị mắc kẹt tại Hồng Kông, giải thích việc cố gắng nhập cảnh vào Trung Quốc

Great Bear

New Member
Hoa hậu Thế giới Canada bị mắc kẹt tại Hồng Kông, giải thích việc cố gắng nhập cảnh vào Trung Quốc
Tác giả: Matthew Robertson & Lin Yi, Epoch Times | Dịch giả: Phạm Duy, Việt Đại Kỷ Nguyên

unnamed-2-676x450.jpg

Hoa hậu Thế giới Canada tổ chức một cuộc họp báo tại khách sạn sân bay Regal ở Hồng Kông vào ngày 27 tháng 11 (Pun Choi Shu / Epoch Times)

HỒNG KÔNG – Kế hoạch đi qua Hồng Kông đêm 25 tháng 11 của cô Anastasia Lâm không phải là để tạo ra một cơn bão truyền thông; nhưng đó chỉ là những gì đã xảy ra sau khi các cơ quan chức năng ở tỉnh Hải Nam của Trung Quốc hoàn toàn từ chối không cho phép cô nhập cảnh để đến thành phố Tam Á, nơi cuộc thi Hoa hậu Thế giới hiện đang được tổ chức.

Cô Lâm là một người thẳng thắn ủng hộ cho nhân quyền ở Trung Quốc và là một học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện tâm tính đang bị đàn áp tại chính Trung Quốc – nơi xuất xứ của môn tập này – trong suốt 16 năm qua.

Cô đã được trao vương miện Hoa hậu Thế giới Canada vào tháng 5 năm nay, nghĩa là cô sẽ đại diện cho đất nước Canada tại cuộc thi hoa hậu quốc tế. Nhưng một khi biết rằng vòng chung kết cuộc thi này được tổ chức tại Trung Quốc, tranh cãi đã nổ ra xoay quanh vấn đề Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ phản ứng như thế nào khi mà ĐCSTQ vừa mong muốn có được uy tín trên trường quốc tế, nhưng lại tiến hành đàn áp tàn bạo các học viên Pháp Luân Công và những nhóm người khác mà cô Lâm đã lên tiếng ủng hộ.



“Nhưng hãy đừng chỉ hỏi họ về riêng trường hợp của tôi”.
— Anastasia Lâm

Chính quyền Trung Quốc đã im lặng trong nhiều tuần qua, nhưng cô Lâm phát hiện ra rằng tình trạng chính thức của cô là bị “miễn trừ ngoại giao” hay “không được chào đón”, thông qua một tuyên bố của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa. Đó là khi cô đang bay đến Hồng Kông vào ngày 25 tháng 11, để quá cảnh đến thành phố nghỉ dưỡng Tam Á.

Cô đã không thể thực hiện chuyến bay chuyển tiếp, sau khi một quan chức xuất nhập cảnh Trung Quốc thông báo với cô qua một cuộc điện thoại được thu xếp bởi Dragon Air – hãng hàng không mà cô lựa chọn để thực hiện chuyến bay – rằng cô sẽ không được phép nhập cảnh vào Trung Quốc.

Và vì thế sáng hôm sau, cô Lâm đã tổ chức một cuộc họp báo ở khách sạn sân bay Regal tại Hồng Kông, để thông báo cho vài chục nhà báo những gì đã xảy ra. Các nhà báo, bao gồm truyền thông trong nước và quốc tế, đã đứng dọc theo các bức tường và bên ngoài cửa phòng họp khi mà cô Lâm đã khuyến khích họ tiếp tục gây áp lực lên các nhà chức trách Trung Quốc trước cách đối xử của họ với cô và những người khác.

“Hãy hỏi chính phủ Trung Quốc tại sao họ lại sợ một hoa hậu”, cô nói. “Hãy hỏi họ, sự việc này tạo ra tiền lệ như thế nào cho các sự kiện quốc tế trong tương lai”.

“Nhưng hãy đừng chỉ hỏi họ về riêng trường hợp của tôi”.

“Hãy hỏi họ, tại sao họ không cho phép luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh đến khám nha sỹ sau khi ông đã bị mất gần hết răng của mình do bị họ tra tấn.

“Hãy hỏi họ, làm thế nào mà các bệnh viện Trung Quốc thực hiện hàng chục ngàn ca cấy ghép nội tạng, mặc dù việc hiến tạng tự nguyện là hầu như không tồn tại, và số lượng các vụ tử hình chính thức ở Trung Quốc là còn lâu mới đủ để cung cấp cho số lượng nội tạng này.

“Hãy hỏi họ, tại sao họ không tin tưởng người dân của họ để cho mọi người dân có thể được đọc thông tin mà không bị kiểm duyệt”.

unnamed-3-580x387.jpg

Hoa hậu Thế giới Canada tổ chức một cuộc họp báo tại khách sạn sân bay Regal ở Hồng Kông vào ngày 27 tháng 11 (Pan Choi Shu / Epoch Times)

Các phóng viên đã hỏi cô về các chi tiết liên quan đến nỗ lực của cô để được vào Trung Quốc (cô đã cố gắng tận dụng một lỗ hổng, đó là Trung Quốc cấp visa tại chỗ (visa hạ cánh) cho các cá nhân từ một số quốc gia, bao gồm Canada, để được đến thành phố Tam Á); về việc Tổ chức Hoa hậu Thế giới có ủng hộ cô hay không? (Họ vẫn gần như là kín tiếng, nhưng họ đã nói bóng gió với Reuters rằng cô có thể được phép thi hoa hậu trong năm tới); và về quan hệ của cô với Pháp Luân Công là như thế nào? (cô Lâm là một học viên của môn tu luyện truyền thống Trung Quốc này, trong đó bao gồm thiền định và giáo lý đạo đức. Môn tập đã bị bức hại ở Trung Quốc trong 16 năm qua).



"Hãy hỏi họ, tại sao họ không tin tưởng người dân của họ để cho mọi người dân có thể được đọc thông tin mà không bị kiểm duyệt"
— Anastasia Lâm


Trong một cuộc phỏng vấn với CTV, một hãng truyền hình Canada, vào đêm trước khi có cuộc họp báo chí, cô Lâm đã được hỏi: Là Trung Quốc hay là cô Anastasia Lâm đã thay đổi nhiều nhất kể từ khi cô Lâm rời khỏi đất nước (Trung Quốc) lúc 13 tuổi? “Tôi chắc chắn đã thay đổi rất nhiều,” cô nói. “Ở Trung Quốc, chúng tôi đã được giáo dục sao cho ĐCSTQ trở thành thành viên thân cận nhất trong gia đình bạn. Tôi thậm chí đã giúp truyền bá tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công và người Tây Tạng”.

“Sau khi tôi đến đây, mẹ tôi bắt đầu giới thiệu cho tôi về những lối suy nghĩ của thế giới phương Tây. Đó là khi tôi bắt đầu được mở mang tầm mắt để nhìn nhận tất cả những câu chuyện khác nhau này” cô nói, bây giờ đã trở thành một câu chuyện của chính cô.

Nguồn: THE EPOCHTIMES - VIỆT ĐẠI KỶ NGUYÊN Thời báo - Chuyên mục Trung Quốc: → http://vietdkn.com/281

- Bài liên quan: Vẻ đẹp đi cùng lý tưởnghttp://vietdkn.com/28a
 
Bên trên