Hình ảnh Tết xưa

cuzzy1

Well-Known Member
Ðề: Hình ảnh Tết xưa

Cấm đốt pháo là một quyết định đúng và dũng cảm.
Nếu vẫn cho đốt pháo thì hàng năm lại cò vài chục ngàn người chết vì Pháo nữa.
Tết bây giờ không còn là tết nữa mà chỉ là những ngày nghỉ kéo dài thôi.
Ngày xưa ăn tết - Đói quanh năm no 3 ngày tết
Bây giờ chơi tết - Đi du lịch
Cái này đốt pháo....mà là pháo binh + Boom rải thảm cả năm chắc cũng lên được tới số vài chục ngàn người....^:)^.

Đốt phào gì mà chết khiếp thế...ghê quá. G
ần 20 năm trời ăn tết cùng với pháo chưa năm nào nghe đốt pháo mà chết la liệt như vậy....:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vuthehoa

New Member
Ðề: Hình ảnh Tết xưa

Cấm đốt pháo là một quyết định đúng và dũng cảm.
Nếu vẫn cho đốt pháo thì hàng năm lại cò vài chục ngàn người chết vì Pháo nữa.
Tết bây giờ không còn là tết nữa mà chỉ là những ngày nghỉ kéo dài thôi.
Ngày xưa ăn tết - Đói quanh năm no 3 ngày tết
Bây giờ chơi tết - Đi du lịch[/QUOTE
Nếu chết nhiều mà cấm thì chắc cấm luôn cả đi xe máy nhỉ,vì tai nạn giao thông chết nhiều hơn và tốn kém xăng dầu thì nhiều hơn.

Thèm nghe lại tiếng pháo xưa quá,ST không thấy đốt pháo chỗ nào để đi hít tí khói.
À quên cảm ơn bác chủ nhé,xem cũng thấy bùi ngùi thật.
 

Jiro Tran

Member
Ðề: Hình ảnh Tết xưa

Sài Gòn tết Mậu Thân năm 1968.

vietnam073.sJPG_950_2000_0_75_0_50_50.sJPG

Câu chuyện thương tâm trên xảy ra vào ngày mồng 1 tháng giêng năm Mậu Thân đó các bác....

Bạo tướng Loan và cái chết cô quạnh nơi đất khách
Nguyễn Ngọc Loan và tội ác đã được ghi hình vĩnh viễn.

Trong những ngày xảy ra các sự kiện ác liệt Tết Mậu Thân năm 1968, có một bức ảnh do phóng viên Mỹ Eddie Adams chụp đã làm chấn động lương tâm nhân loại. Trong ảnh ghi hình viên tướng chỉ huy lực lượng cảnh sát của chính quyền Sài Gòn Nguyễn Ngọc Loan thẳng tay gí súng bắn vào đầu một người đàn ông nhỏ bé và đầy đau đớn...

Cảnh tượng rùng rợn này cũng được một nhà báo Australia, Neil Davis, quay rất chi tiết... Vụ hành hình dã man ấy đã biến Nguyễn Ngọc Loan thành biểu tượng của cái ác cho đến ngày cuối của đời mình.

Lạc lối từ đầu

Cũng như không ít những viên tướng của chính quyền Sài Gòn cũ, ngay từ trẻ, Nguyễn Ngọc Loan đã xác định con đường đi theo lực lượng ngoại bang chống lại cuộc đấu tranh giành lại độc lập tự do của người dân Việt Nam.

Sinh ra trong một gia đình kỹ sư hỏa xa ở Huế ngày 11/12/1930, vừa lớn lên, Nguyễn Ngọc Loan đã gia nhập quân đội Liên hiệp Pháp chống lại kháng chiến. Tốt nghiệp khóa 1 Trường võ bị Thủ Đức năm 1952, Nguyễn Ngọc Loan được đưa về lực lượng xung kích Pháp - Việt khét tiếng gian ác.

Thượng cấp người Pháp của ông ta đã nhận thấy tố chất thích hợp của Nguyễn Ngọc Loan trong nghề phi công nên ngay từ năm 1953, đã cho ông ta đi sang tu nghiệp không quân tại Trường Salon-de-Pvovence ở "mẫu quốc". Trở về miền Nam Việt Nam, năm 1956 Nguyễn Ngọc Loan đã là phi công lái máy bay khu trục đầu tiên trong lực lượng không quân vừa được thành lập của chính quyền Sài Gòn.

Tới đầu những năm 60 của thế kỷ trước, Nguyễn Ngọc Loan là Chỉ huy trưởng phi đoàn không quân đóng ở Nha Trang. Nguyễn Ngọc Loan khá hăng hái ủng hộ các tướng lĩnh Sài Gòn trong những phi vụ đảo chính lật đổ chính quyền của Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu năm 1963.

Không khí chính trị nhiễu nhương và bất trắc ở Sài Gòn khi ấy cùng với những xâu xé, tranh chấp nội bộ của những quan chức và tướng lĩnh chóp bu đã tạo thêm điều kiện cho những viên sĩ quan nắm trong tay các loại vũ khí mạnh như Nguyễn Ngọc Loan có nhiều cơ hội để "đục nước béo cò". Và năm 1964, Nguyễn Ngọc Loan được đeo quân hàm Đại tá giữ chức Phó Tư lệnh lực lượng không quân của chính quyền Sài Gòn, dưới quyền Tư lệnh là "tướng râu kẽm" Nguyễn Cao Kỳ.

Chính ở thời điểm này, Nguyễn Ngọc Loan đã bị các nhà báo ở Sài Gòn đặt cho biệt danh "Sáu Lèo". Chữ "Sáu" là nói theo kiểu vẫn quen gọi các viên sĩ quan Pháp. Quan một có một vạch trên vai, tương đương cấp Thiếu úy; quan hai có hai vạch, tương đương cấp Trung úy... Quan năm có 5 vạch tương đương cấp Đại tá. Còn Nguyễn Ngọc Loan tuy mới chỉ là Đại tá nhưng được gọi ở mức trên cả quan năm cho hợp với tính "ông kễnh" của y.

Còn chữ "Lèo" (vốn là từ thêm vào có nghĩa không hay ho gì trong tiếng Việt) thì theo một số nguồn tư liệu, xuất phát từ cách hành xử lắm khi vớ vẩn, thô bạo và võ biền của Nguyễn Ngọc Loan: y là một viên sĩ quan ăn mặc luộm thuộm, ứng đối bạt mạng và ăn ở rất lôi thôi...

Một thuộc cấp gần gụi với Nguyễn Ngọc Loan trong quân đội Sài Gòn về sau đã nhớ lại rằng, Nguyễn Ngọc Loan dù đeo quân hàm cao ngất ngưởng như thế nhưng không bao giờ mang quân phục, luôn vận một cái quần trây-di xộc xệch và chân đi dép cao su lẹp xà lẹp xẹp, trông chẳng có dáng vẻ sĩ quan gì cả.

Ngay ở công sở nhưng lắm khi Nguyễn Ngọc Loan cứ một tay cầm chai bia, tay kia chỉ vung tứ tung và chửi thề loạn xạ... Binh lính dưới quyền Nguyễn Ngọc Loan mỗi khi bị gọi đến trước mặt y dù không cảm thấy mình có lỗi gì cũng đều nơm nớp sợ hãi. Nhìn chung, trong con mắt của nhiều tầng lớp xã hội của Sài Gòn khi đó, Nguyễn Ngọc Loan là một hình ảnh chứa đầy tiêu cực, hầu như ai cũng ghét.

Phó Tư lệnh Không quân Nguyễn Ngọc Loan là một trong những kẻ hung hăng nhất trong các chuyến bay phá hoại miền Bắc Việt Nam trên những chiếc phi cơ A1 Skyraider (giặc nhà trời) trong khuôn khổ chiến dịch "Mũi tên lửa", bắt đầu từ ngày 11/2/1965... Tính tàn bạo của Nguyễn Ngọc Loan và tác phong bặm trợn của y trong các trận bắn phá miền Bắc đã nhanh chóng mang lại cho y quân hàm chuẩn tướng.

Không những thế, sau khi Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ tiến hành cuộc đổi ngôi ngoạn mục, loại bỏ được tướng Nguyễn Khánh ra khỏi vị trí "chủ xị" ngày 19/6/1965, Nguyễn Ngọc Loan đã được điều chuyển về giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong bộ máy bạo lực ở Sài Gòn lúc đó: Tổng Cảnh sát trưởng quốc gia kiêm Giám đốc Nha An ninh Quân đội, phụ trách Đặc ủy trung ương Tình báo.

Người đóng vai trò chính trong việc bổ nhiệm này là thượng cấp trực tiếp của Nguyễn Ngọc Loan trong lực lượng không quân Sài Gòn trước kia, sau ngày 19/6/1965 đã lên nắm chức Chủ tịch Ủy ban Hành pháp trung ương (tương đương Thủ tướng) trong bộ máy chính quyền Sài Gòn.

Nắm trong tay quyền sinh quyền sát như vậy nên Nguyễn Ngọc Loan đã gây ra rất nhiều tội ác với đồng bào yêu nước ở miền Nam. Chính y đã theo lệnh thượng cấp dìm chết cuộc bạo động của các tín đồ Phật giáo ở miền Trung năm 1966 mà dư luận cho rằng có sự hậu thuẫn của viên tướng Sài Gòn Nguyễn Chánh Thi.

Sau vụ việc này, Nguyễn Chánh Thi phải bỏ xứ sang Mỹ tị nạn, còn Nguyễn Ngọc Loan được thăng cấp Thiếu tướng và trở thành trợ thủ đắc lực của người đứng đầu nội các Sài Gòn khi đó.--PageBreak--

Lộ mặt "bạo tướng"

Những ngày Tết Mậu Thân năm 1968 đã khiến cả thế giới nhận rõ bộ mặt thật của viên tướng chỉ huy lực lượng cảnh sát an ninh của chính quyền Sài Gòn. Chiến sự bắt đầu lan vào nội thành Sài Gòn từ lúc 2h đêm 31/1/1968, tức là ngày mùng một Tết Mậu Thân. Quân đội Sài Gòn đã lồng lộn tìm kiếm cơ hội phản công ngay ở nội đô, chia khu vực thành phố và vùng ven đô thành khu vực trách nhiệm rồi giao cho các viên tướng được coi là thiện chiến nhất quản lý.

Tình hình cực kỳ căng thẳng. Tại Thị Nghè, binh lính Sài Gòn đã bắt được một người đàn ông và đổ riệt cho người này tội "làm Việt Cộng". Lúc đó, Nguyễn Ngọc Loan xuất hiện trong bộ áo giáp đen ngòm, tay cầm khẩu M16 cùng bầu đoàn thê tử những sát thủ thuộc lực lượng cảnh sát dã chiến.

Trong những thước phim do nhà báo Neil Davis quay, có thể thấy rất rõ cảnh Nguyễn Ngọc Loan cầm khăn lau mặt, vẫy tay kêu đám lâu la đi cùng tránh ra và y đến bên người đàn ông vóc người nhỏ bé và dáng điệu đầy bi thảm, gí súng lục bắn vào đầu anh này. Khoảng khắc ghê rợn đó đã được vĩnh viễn ngưng đọng trong bức ảnh của nhà báo Mỹ Eddie Adams.

Và khi bức ảnh đó xuất hiện trên hàng loạt các tờ báo ở phương Tây, nó đã gây ra một chấn động ghê gớm, đổ thêm dầu vào ngọn lửa phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa và tàn bạo mà quân đội Mỹ tiến hành ở Việt Nam. Và đó có lẽ cũng là một trong những bức ảnh bi thảm đáng nhớ nhất về cuộc chiến tranh Việt Nam.

Năm 1969, Eddie Adams đã được nhận giải thưởng danh giá Pulitzer nhờ bức ảnh này. Còn Nguyễn Ngọc Loan đã trở thành biểu tượng muôn đời của sự tàn bạo, dã man và khát máu. Tờ nhật báo "The Age" đã gọi y là "bạo tướng".

Ác giả ác báo, ngay sau sự kiện trên, Nguyễn Ngọc Loan đã bị bắn gãy chân khi đọ súng với quân giải phóng trên cầu Phan Thanh Giản. Và y đã phải sang Australia để chạy chữa. Trở về Sài Gòn, y đã phải trở thành vật hy sinh cho những tranh chấp nội bộ.

Vì muốn loại bớt tay chân của "đối tác" rất khó chịu là Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã lợi dụng sự vắng mặt của Nguyễn Ngọc Loan để đưa y ra khỏi các chức vụ liên quan tới an ninh, cảnh sát. Không những thế, Nguyễn Ngọc Loan còn bị loại ngũ và phải sống bằng tiền chế độ dành cho các viên tướng ngồi chơi xơi nước trong ngôi biệt thự nằm trên đường Hiền Vương cũ (nay là phố Võ Thị Sáu).

Chết lạc xứ người

Sau tháng 4/1975, Nguyễn Ngọc Loan đã phải lê lết tấm thân thương tật sang Mỹ tá túc. Và y đã ngay lập tức vấp phải sự ghẻ lạnh của người dân ở đó. Quán ăn nhỏ Les Trois Continents ở thành phố Springfield thuộc tiểu bang Virginia đã không chỉ một lần bị xịt sơn lên tường dòng chữ: "Ta đã biết ngươi là ai rồi!".

Thậm chí, năm 1976 đã có hai nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ là bà Elizabeth Holtzman và ông Harold Sawer đứng tên người đàn ông từng bị Nguyễn Ngọc Loan gí súng vào đầu bắn chết mùa xuân Mậu Thân ở Sài Gòn kiện y lên Tòa án Mỹ. Tuy nhiên, những thế lực hắc ám đã tìm được cách vô hiệu hóa vụ kiện này.

Giai đoạn cuối đời, Nguyễn Ngọc Loan sống lặng lẽ. Ai hỏi gì về những câu chuyện cũ, y cũng tìm cách lảng tránh, như lảng tránh những ký ức rùng rợn nhất trên cõi đời này. Chỉ có đôi lần, khi ngồi với một vài thuộc hạ thân tín cũ, y mới ngậm ngùi thú nhận rằng, khi còn mang sắc phục trong những đội quân chỉ chiến đấu vì lợi ích của ngoại bang, y và đồng bọn đã bị "bịt mắt".

Bản tính ngang ngạnh, coi trời bằng vung, Nguyễn Ngọc Loan vốn chẳng tôn trọng gì những chính khách cùng thời ở Sài Gòn và cũng không ưa gì các cố vấn Mỹ trịch thượng, nhưng rốt cuộc, cả đời mang binh phục của y đã phải trôi trong vòng kiềm tỏa của chính những lực lượng ấy.

Nguyễn Ngọc Loan chết vì bệnh ung thư ngày 14/7/1998 tại Burke, bang Virginia, ngoại ô thành phố Washington. Đám tang của y diễn ra cô quạnh. Và bây giờ, nếu có ai đó còn nhớ tới cái tên Nguyễn Ngọc Loan thì trước hết, trong tâm trí họ sẽ hiện ra bức ảnh ghê rợn chụp hồi Tết Mậu Thân năm 1968

Quần Thư

Source: Bạo tướng Loan v


và đây vài lời của Eddie Adams (sau hơn 30 năm kể từ thảm kịch đó) đăng trên TIME Magazine U.S ngày 27/7/1998:

I won a Pulitzer Prize in 1969 for a photograph of one man shooting another. Two people died in that photograph: the recipient of the bullet and GENERAL NGUYEN NGOC LOAN. The general killed the Viet Cong; I killed the general with my camera. Still photographs are the most powerful weapon in the world. People believe them, but photographs do lie, even without manipulation. They are only half-truths. What the photograph didn't say was, "What would you do if you were the general at that time and place on that hot day, and you caught the so-called bad guy after he blew away one, two or three American soldiers?'"

"How do you know you wouldn't have pulled the trigger yourself?"

Source: Eulogy: GENERAL NGUYEN NGOC LOAN - TIME

Chiến tranh là như vậy đó... Cầu chúc cho thế giới luôn được hưởng những cái Tết trong an lành !

P/S 30 năm nữa chắc bác Đông Hải Long Vương (Phóng viên Báo Hà Nội mới thì phải ???) cũng sẽ có nhiều chuyện để kể cho con cháu nghe đây.... hihihi b-:)(b-(

110718083052_viet_protest_466x262_apphotokyodonews.jpg


Source: BBC - Homepage
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vuthehoa

New Member
Ðề: Hình ảnh Tết xưa

Câu chuyện thương tâm trên xảy ra vào ngày mồng 1 tháng giêng năm Mậu Thân đó các bác....

Bạo tướng Loan và cái chết cô quạnh nơi đất khách
Nguyễn Ngọc Loan và tội ác đã được ghi hình vĩnh viễn.

Sao bác này lại so sánh hành động của ác quỷ với người dân yêu nước và một hành động quấy rối trật tự công cộng,có hành vi chống đối người thi hành công vụ là giống nhau vậy
 

YeuNhac

Banned
Ðề: Hình ảnh Tết xưa

Câu chuyện thương tâm trên xảy ra vào ngày mồng 1 tháng giêng năm Mậu Thân đó các bác....


Quần Thư

Source: Bạo tướng Loan v


ai tin (báo) ca?

"Các ông cấp cao ngồi ở trong văn phòng, trong cơ quan kín cổng cao tường [có] lính gác, đi xe hơi, về xe hơi, biết đâu rằng ngoài chợ người ta chửi công an như thế nào."
"Người ta bảo công an là 'cướp ngày' là 'cướp cạn'."
Lê Hiền Đức
BBC - Homepage

Mà thôi, tết là ngày lễ truyền thống của dân tộc, sao các bác lại đưa chuyện tổng tấn công, bắn giết nhau ra?! Công tội hãy để lịch sử phán xét.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên