Hard-Boiled: Chất kích thích dành cho fan phim hành động

ChiMai

New Member
Sau gần một tuần "luyện" phim hành động, mình xin viết về bộ phim Hard-Boiled (Thần Thám Oai Hùng)
của đạo diễn Hồng Kông nổi tiếng, Ngô Vũ Sâm.

Hard-boiled-film-poster.jpg


Hard-Boiled kể về nhân viên cảnh sát mẫn cán nhưng nông nỗi Tequila (Châu Nhuận Phát) và cảnh sát chìm
Alan (Lương Triều Vỹ). Sau khi đồng đội bị một đàn em của Johnny Wong (Huỳnh Thu Sanh) giết chết trong
một vụ đấu súng, Tequila quyết trả thù Johnny Wong và anh đụng độ phải Alan. Lúc đầu Alan và Tequila xem nhau
như kẻ thù, nhưng về sau cả hai hợp tác với nhau để hạ Johnny Wong trong một cuộc đấu súng kinh điển.

Dù rằng Hard-Boiled không có câu chuyện phức tạp như The Killer, A Better Tomorrow,
Bullet in The Head. Nhưng các cảnh đấu súng trong phim được thể hiện một cách vượt bậc, những cảnh quay chậm
đậm nét của Ngô Vũ Sâm mang lại cho người xem cảm giác đầy hồi hộp và háo hức khiến người xem không thể rời mắt khỏi màn ảnh,
đặc biệt là cảnh Châu Nhuận Phát đấu súng với băng xã hội đen khi mà trên tay cầm một đứa bé.

Vai diễn cảnh sát mẫn cán giống như Harry Bẩn của Châu Nhuận Phát đã giúp anh có thêm một vai diễn đáng nhớ trong mắt khán giả.
Huỳnh Thu Sanh thể hiện xuất sắc nhân vật Johnny Wong ác độc, nham hiểm và lạnh lùng, sẵn sàng giết người vô tội. Còn Lương Triều Vỹ
lột tả được nội tâm của một nhân viên cảnh sát chìm buộc phải giết người vô tội để thi hành nhiệm vụ của mình. Nhân vật Mad Dog
cũng là một điểm nổi bật của bộ phim, Philip Kwok (mình chưa biết tên tiếng Việt của diễn viên này) thể hiện Mad Dog vô cùng lạnh lùng
nhưng lại là một người biết lý lẽ.

Tuy trong phim có vài hạt "sạn", nhưng với nhịp phim nhanh, các cảnh hành động đặc sắc, hấp dẫn và dưới bàn tay chỉ đạo của đạo diễn
Ngô Vũ Sâm, Hard-Boiled là một chất gây nghiện cho các khán giả mê phim hành động đã phát chán với những bộ phim đầy kỹ xảo CGI của Hollywood.

[video=youtube;jAtxZHuJNW4]http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=jAtxZHuJNW4[/video]
 
Chỉnh sửa lần cuối:

sirius8089

New Member
Hự, phim này lâu lắm rồi đúng không Thớt? anh Phát và bác Vỹ ngày ấy trẻ thế cơ mà...
 

PakTHQ

Member
Ðề: Re: Hard-Boiled: Chất kích thích dành cho fan phim hành động

Hự, phim này lâu lắm rồi đúng không Thớt? anh Phát và bác Vỹ ngày ấy trẻ thế cơ mà...

Hard Boiled ra rạp năm 1992, đây là bộ phim Hong Kong cuối cùng của Ngô Vũ Sâm trước khi có một bước đi mới trong sự nghiệp đó là chuyển sang Hollywood.
 
Ðề: Hard-Boiled: Chất kích thích dành cho fan phim hành động

Ha ha ha, đã coi và đã xóa, đơn giản vì là mây in chi na.
 

PakTHQ

Member
Ðề: Hard-Boiled: Chất kích thích dành cho fan phim hành động

Ha ha ha, đã coi và đã xóa, đơn giản vì là mây in chi na.

Lưu Quang Vũ từng viết : "Nhưng Mã Viện, Liễu Thăng, Sầm Nghi Đống.../Không ngăn nổi lòng tôi yêu bác Võ Tòng". Mình thì cũng không vì cái đường lưỡi bò mà bỏ qua bộ phim đặc sắc thế này, huống chi đây là phim Hong Kong :))
 
Ðề: Hard-Boiled: Chất kích thích dành cho fan phim hành động

Em không chê nó dở, cũng không đánh đồng Hồng Ko^ng với Đục Lại ! Thôi, đường lưỡi bò bay lưỡi heo chi cũng xin dừng ở đây !
 
Ðề: Hard-Boiled: Chất kích thích dành cho fan phim hành động

ui - sao lại phân biệt vn tq hk nhỉ - văn hóa và nghệ thuật thì mình vẫn tiếp thu - toàn diễn viên nổi tiếng - còn vấn đề tranh chấp là vấn đề chính trị - phải rõ ràng chứ -
 

lengockhanhi

Film critic
Có một số chi tiết cần bổ sung cho bài của bạn Chimai:

Phim Lạt thủ thần thám là một ví dụ điển hình cho cách làm phim không giống ai của Hong Kong thập niên 80-90. Khi đó, đạo diễn có quyền hạn rất lớn và họ chi phối toàn bộ qui trình làm phim, chính họ vẽ ra kịch bản, chọn diễn viên, tha hồ sáng tạo theo phong cách của mình. Phim Lạt Thủ thần thám vốn là 1 phim không có kịch bản, nó được bấm máy chỉ dựa trên 1 ý tưởng sơ khởi, ban đầu Ngô Vũ Sâm định làm phim về 1 tên khủng bố tâm thần chuyên hãm hại trẻ em tại bệnh viện, nhưng sau đó ông ta thay đổi ý tưởng này trong quá trình làm phim để chuyển sang đề tài mafia và cảnh sát. Khi bấm máy, phim cũng chưa có phân cảnh, những phân cảnh hành động được Ngô Vũ Sâm nghĩ ra một cách ngẫu hứng (ví dụ khi ông ta thấy cầu thang trong tiệm trà, ông nghĩ ra cảnh cho Châu Nhuận Phát trượt trên đó và bắn súng bằng 2 tay.
Quay phim khi mà kịch bản chưa hình thành, chỉ có Ngô Vũ Sâm mới làm kiểu này.
Vì thế phim của ông ta chỉ là sự ghép nối của những màn hành động đẹp mắt, chứ không thể trông chờ một câu chuyện hay ho, ông ta có bao nhiêu sở trường đều đã mang ra sử dụng hết trong thập niên 90 tại hong Kong, nên khi đến Mỹ, bị trói tay trói chân trong một môi trường làm việc trái ngược, tưc là đạo diễn bị chi phối bởi giám đốc sản xuất và hãng phim, cũng như thiếu sự hợp tác ăn ý của diễn viên, Ngô Vũ Sâm không làm phim nào ra hồn cả.

Linh hồn của phim LẠt Thủ thần thám không phải là Châu Nhuận Phát, mà là Lương Triều Vĩ, và Nhi tin chắc rằng thành công vai diễn của anh này không phải là công lao của đạo diễn, mà là của chính anh ta. Lương Triều Vĩ đóng vai nào cũng thành công, anh biết cách thể hiện nhân vật theo cảm nhận của mình. D9iều này lý giải thành công của bộ phim Lục đỉnh ký (1984) của hãng TVB. Một phim truyền hình tầm thường trở nên bất tử, không phải do đạo diễn, mà hoàn toàn do diễn xuất của Lương triều Vĩ. Diễn bằng ánh mắt là biệt tài của Lương Triều Vĩ. Anh ta đúng là một nhân tài mà hãng TVB đã phát hiện ra, trong số các diễn viên Hong Kong thì Lương Triều Vĩ có vị trí rất quan trọng.

Trở lại với Lạt Thủ thần thám, bộ phim không thể thành công nếu không có 3 yếu tố: Vũ khí, sự hy sinh, và sự sáng tạo. Phong cách của Ngô Vũ Sâm đơn giản là: hành động mạnh hơn, nhiều hơn, dài hơn, so với những phim cùng thời. Điều này giống với cách mà Sylvester Stalonne đang làm hiện nay. Phim của Ngô Vũ Sâm sử dụng rất nhiều loại súng, nhiều đạn, số phát súng bắn ra gấp 3-4 lần so với 1 cảnh quay bình thường, các vụ nổ lớn hơn, nhiều người chết và máu me hơn. Thời đó sở dĩ phim của Ngô Vũ Sâm được xem là hay độc đáo chỉ đơn giản vì chưa có ai dám nghĩ, dám làm. Ngày nay, mức độ bạo lực trong phim Mỹ ngày càng tăng cao, nên xem lại phim của ông Ngô thấy cũng bình thường, và ai cũng có thể làm theo cách như vậy.
Đó là lí do tại sao 1 phim bắn nhau tưng bừng như Face Off được khen, nhưng vài năm sau khi ông ta mang bổn cũ soạn lại trong phim Wind Talker năm 2003 thì chẳng có ai vỗ tay, thậm chí còn bị ném đá nữa.
 

ChiMai

New Member
Cảm ơn bạn Nhi đã giúp mình có thêm kiến thức về bộ phim này. Bài viết rất hay.
 
Bên trên