Trong năm vừa rồi, số lượng yếu cầu gỡ bỏ đường dẫn vi phạm bản quyền đã đạt 65 triệu lần, gấp đôi so với năm ngoái và bằng với 5 năm trước cộng lại.
Cụ thể, trong thông báo TorrentFreak, Google đã phải xử lý 65 triệu lượt yêu cầu đường dẫn vi phạm bản quyền mỗi tháng, hơn 30 triệu lượt trên mỗi tháng so với năm ngoái (chưa tính số đường dẫn vi phạm nội dung sở hữu trên Youtube). Con số này đến từ 68484 tên miền khác nhau, được báo cáo bởi 5492 người dùng có bản quyền cá nhân và 2514 tổ chức sở hữu tác quyền, với cái tên nổi lên nhiều nhất là British Recorded Music Industry và AudioLock là 2 công ty chuyên về sản xuất cũng như bảo vệ sản phẩm thương mại.
Nếu như vào năm 2011, số lượng yêu cầu chỉ vào khoảng vài năm lượt mỗi ngày thì đến thời điểm hiện tại, số lượng đã tăng lên 2 triệu lượt, cho thấy nhu cầu sở hữu miễn phí và tốc độ chia sẻ là rất cao. Tuy nhiên, việc báo cáo URL có chứa nội dung vi phạm nhiều cũng đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều sai lầm và trùng hợp trong việc phản hồi, gây giảm uy tín đến các site vô tình chứa các nội dung này. Do đó, trong năm ngoái, Google đã thông báo về việc thay đổi thuật toán tìm kiếm và hạ cấp các site thường xuyên bị báo cáo để giảm số lượt tìm kiếm và truy cập đến. Điều này dẫn đến việc không thể tìm ra các site torrent và các trang có chứa nội dung vi phạm. Nhưng không có nghĩa rằng Google không dìm chết các site này hoàn toàn. Bằng chứng là nếu muốn tìm kiếm một bộ phim hay một bài hát chất lượng cao ở một site nào đó, người dùng chỉ cần thêm cú pháp “site:*tên website*” trong ô tìm kiếm của Google (ví dụ như site:hdvietnam.com) thì hãng tìm kiếm này sẽ vẫn trả kết quả như bình thường.
Doanh thu theo từng phần của Google năm 2013
Do đó, rất nhiều tổ chức sản xuất âm nhạc muốn Google đóng cửa hậu hoàn toàn và đánh các dấu các site này vào blacklist. Nhưng có lẽ, điều này khó có thể xảy ra bởi nền tảng lợi nhuận của Google dựa chủ yếu vào quảng cáo và khai thác thị hiếu người dùng.

Cụ thể, trong thông báo TorrentFreak, Google đã phải xử lý 65 triệu lượt yêu cầu đường dẫn vi phạm bản quyền mỗi tháng, hơn 30 triệu lượt trên mỗi tháng so với năm ngoái (chưa tính số đường dẫn vi phạm nội dung sở hữu trên Youtube). Con số này đến từ 68484 tên miền khác nhau, được báo cáo bởi 5492 người dùng có bản quyền cá nhân và 2514 tổ chức sở hữu tác quyền, với cái tên nổi lên nhiều nhất là British Recorded Music Industry và AudioLock là 2 công ty chuyên về sản xuất cũng như bảo vệ sản phẩm thương mại.

Nếu như vào năm 2011, số lượng yêu cầu chỉ vào khoảng vài năm lượt mỗi ngày thì đến thời điểm hiện tại, số lượng đã tăng lên 2 triệu lượt, cho thấy nhu cầu sở hữu miễn phí và tốc độ chia sẻ là rất cao. Tuy nhiên, việc báo cáo URL có chứa nội dung vi phạm nhiều cũng đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều sai lầm và trùng hợp trong việc phản hồi, gây giảm uy tín đến các site vô tình chứa các nội dung này. Do đó, trong năm ngoái, Google đã thông báo về việc thay đổi thuật toán tìm kiếm và hạ cấp các site thường xuyên bị báo cáo để giảm số lượt tìm kiếm và truy cập đến. Điều này dẫn đến việc không thể tìm ra các site torrent và các trang có chứa nội dung vi phạm. Nhưng không có nghĩa rằng Google không dìm chết các site này hoàn toàn. Bằng chứng là nếu muốn tìm kiếm một bộ phim hay một bài hát chất lượng cao ở một site nào đó, người dùng chỉ cần thêm cú pháp “site:*tên website*” trong ô tìm kiếm của Google (ví dụ như site:hdvietnam.com) thì hãng tìm kiếm này sẽ vẫn trả kết quả như bình thường.

Doanh thu theo từng phần của Google năm 2013
Do đó, rất nhiều tổ chức sản xuất âm nhạc muốn Google đóng cửa hậu hoàn toàn và đánh các dấu các site này vào blacklist. Nhưng có lẽ, điều này khó có thể xảy ra bởi nền tảng lợi nhuận của Google dựa chủ yếu vào quảng cáo và khai thác thị hiếu người dùng.
Nguồn: torrentfreak