Giáo dục không chỉ lạc hậu mà còn đang… lạc lối

PhuongLe73

New Member
Giáo dục không chỉ lạc hậu mà còn đang… lạc lối




Giáo dục của ta không chỉ lạc hậu mà nguy hiểm hơn, nó đang đi lạc hướng, ra xa con đường chung của nhân loại, đang phát triển lạc điệu với thế giới văn minh.

Đó là ý kiến của các nhà giáo dục tại hội thảo "Trí thức thủ đô với đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam" do Hội liên hiệp Khoa học kỹ thuật tổ chức ngày 29.9.

Nhà trường không chỉ dạy chữ

GS Hoàng Tụy cho rằng, trong thế giới hiện đại, với xu thế toàn cầu hóa, nước nào không hội nhập được, không thích nghi được, tất sẽ bị cô lập, bị bỏ rơi lại đằng sau, “chết lâm sàng rồi từ từ bị đào thải, nếu không sớm tỉnh ngộ”.

GS Hoàng Tụy chỉ ra: Giáo dục đang lạc hướng, lạc điệu từ cái gốc, tức là từ triết lý giáo dục, từ tư duy, quan niệm cơ bản về mục tiêu, đường lối, cung cách làm giáo dục. Nhà trường không thể chỉ dạy chữ, dạy kiến thức, mà còn dạy làm người. Thực tế xưa nay nhà trường nào cũng làm như thế cả, dù gián tiếp hay trực tiếp, dù có ý thức hay vô ý thức. Cái khác nhau chỉ là ở nội dung và cách dạy người. Dạy cho thanh thiếu niên thành người như thế nào, đó là chỗ khác nhau cơ bản giữa nhà trường lạc hậu và nhà trường hiện đại, tiên tiến.

Theo GS Hoàng Xuân Sính, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc VN, có thể nói, 12 năm từ tiểu học đến THPT, giáo dục của chúng ta chỉ làm được việc dạy kiến thức, còn việc dạy người thì chưa làm được gì.

GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ đặt vấn đề: Tại sao bao nhiêu chỉ thị, nghị quyết đều không được thực hiện nghiêm chỉnh? Bao nhiêu cảnh báo, kiến nghị của các cá nhân và tập thể đều như “đấm vào bị bông”?

PGS Đặng Danh Ánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu, đào tạo và tư vấn khoa học công nghệ nói, những sai lầm lớn, nổi trội của GD-ĐT bị phê phán cách đây 15 năm vẫn tồn tại như: nạn dạy thêm, học thêm tràn lan; tổ chức thi cử nặng nề; nội dung và phương pháp giảng dạy lạc hậu, nhồi nhét; chất lượng đào tạo xuống cấp không kiểm soát nổi, những hiện tượng tiêu cực như mua bằng, bán điểm và nguy hiểm hơn là bằng thật mà học giả… chẳng những không khắc phục được bao nhiêu mà lâu ngày đang biến thành những tình thế khó đảo ngược, những căn bệnh "thâm căn cố đế" khó có phương thuốc chữa trị.



a3%20(1).JPG


Giáo dục Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm - Ảnh: Phan Hậu


Theo GS Hoàng Xuân Sính, hệ phổ thông với thầy và trò suốt ngày dạy thêm, học thêm; hệ ĐH với những sinh viên chỉ muốn "xả hơi" sau 12 năm gò lưng trên bàn học ở trường và ở lớp học thêm. Đến mùa thi thì "đi thầy đi cô" để có bảng điểm tốt. Một danh sách khá dài những gia đình chán ngán với giáo dục của nước mình, đã bằng mọi giá cho con ra nước ngoài học.

GS Nguyễn Xuân Hãn, Chủ tịch Hội liên hiệp Khoa học kỹ thuật Hà Nội nêu thực tế: Ở bậc phổ thông, học sinh bị bội thực về sách, chương trình quá nặng so với quốc tế và xa rời với thực tế; còn bậc ĐH thì “đói” sách và "dạy chay" triền miên.

GS Đặng Danh Ánh cũng nhận định, không ít sinh viên ĐH chỉ học sao có mảnh bằng nên phần lớn trong số họ rất lúng túng khi bước vào đời.

Hệ thống GD-ĐT kém linh hoạt, tất cả học sinh tốt nghiệp THPT dù giỏi hay kém đều được thi ĐH đã gây nên tình trạng “ùn tắc” quá tải như hiện nay. “Chính phân luồng học sinh không tốt dẫn đến mất cân đối trầm trọng trong cơ cấu tuyển sinh, cơ cấu đào tạo và cơ cấu nguồn nhân lực", GS Ánh nói.

Không độc quyền sách giáo khoa

Đa số các ý kiến đều cho rằng, việc đổi mới giáo dục không nên sa đà vào việc viết lại sách giáo khoa mà cần phải có một chương trình chuẩn đáp ứng được những yêu cầu của nền giáo dục mới.

GS Nguyễn Lân Dũng đề nghị chương trình sau khi được xây dựng xong cần đưa ra trưng cầu ý kiến rộng rãi trước khi thông qua một hội đồng quốc gia đầy đủ tín nhiệm. Sau đó để cho các nhà xuất bản và các nhóm tác giả cạnh tranh qua chất lượng các bộ sách giáo khoa khác nhau. Việc in sách giáo khoa không độc quyền như hiện nay mà phải là việc của từng nhóm tác giả và từng nhà xuất bản. Bộ sách nào không theo sát chương trình thì không được in. Lựa chọn bộ sách nào để dạy, để học là tùy thầy cô giáo và học sinh. “Chỉ có cạnh tranh như vậy mới mong sớm có được những bộ sách giáo khoa tốt”, GS Lân Dũng nói.

Còn Nhà giáo nhân dân Lê Hải Châu thì đề nghị cần làm lại các chương trình môn học, mạnh dạn bỏ những nội dung ôm đồm, không thiết thực, xa rời thực tiễn, không phục vụ cuộc sống… như chương trình hiện nay.

Đa số các nhà giáo cũng đề nghị phải thay đổi cách thức thi cử như hiện nay.

GS Nguyễn Lân Dũng nói về phong trào “Hai không”: “Tôi hỏi một cháu ở Hà Tây cũ về kỳ thi vừa qua, cháu nói thầy cô cho mang “phao” thoải mái vào phòng thi, chỉ cấm mang sách giáo khoa thôi. Vậy thì đâu chỉ có một Đồi Ngô ở Bắc Giang mà có cả “rừng ngô” trong cả nước”.

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm, Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật TP.Hà Nội đề nghị: "Để kỳ thi tốt nghiệp THPT được nghiêm túc và có tỉ lệ đánh giá chính xác, Bộ GD-ĐT phải mạnh dạn thay đổi quy chế cho thi tốt nghiệp THPT tại ngay các trường THPT. Thầy trò tự coi, các trường tổ chức thi phải đầu tư camera để giám sát toàn bộ kỳ thi. Khi gửi bài thi thì gửi băng ghi hình của phòng thi đó luôn cho hội đồng chấm".


Cần một cuộc tổng điều tra giáo dục

Để đi đến đồng thuận xã hội và nhất trí trong các cấp lãnh đạo về thực trạng giáo dục, chúng ta phải tiến hành một cuộc tổng điều tra giáo dục ở quy mô quốc gia với các phương pháp và công cụ hiện đại… để có được các dữ liệu khách quan trong một bức tranh toàn cảnh chân thực. Không nên chỉ dựa vào báo cáo chính thức của ngành giáo dục và kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học ở từng mảng vấn đề hạn hẹp.

Trên cơ sở của cuộc tổng điều tra này, chúng ta mới có thể biết thực sự nền giáo dục của chúng ta yếu kém nhất ở những khâu nào; yếu kém đến mức độ nào? Để đề xuất phương án cải cách. Thiếu một kết quả của cuộc tổng điều tra như thế thì mọi kiến nghị cải cách giáo dục chỉ mang tính gợi ý chứ không thể là các chương trình hành động khả thi.
Giáo sư Chu Hảo


Nguồn: Giáo dục không chỉ lạc hậu mà còn đang… lạc lối | Thanh Niên Online
 

Stormhdvn

Well-Known Member
Ðề: Giáo dục không chỉ lạc hậu mà còn đang… lạc lối

Giáo dục vn thì tệ từ trước giờ rồi, cải cách hoài mà ngày càng đi xuống, hỏi sao càng học càng ngu @-)
 

traitimsat1982

Active Member
Thi đua ta quyết thi đua
Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu rồi biết đi đâu?
Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi

:)) :))
 

kamelo

New Member
Ðề: Giáo dục không chỉ lạc hậu mà còn đang… lạc lối

Bác trái tim sắt nói hay quá \:D/ .
Chúng ta cứ chạy theo thành tích trong học tập, nhưng không quan tâm học sinh, sinh viên sau này sẽ làm được gì với những kiến thức đã được học.
 

tuyetmuavienxu

Active Member
Ðề: Giáo dục không chỉ lạc hậu mà còn đang… lạc lối

Bệnh thành tích găm trong máu người dân Việt Nam rùi, không chỉ riêng gì giáo dục. Lâu lâu các bác lại cãi nhau chí chóe, đề ra phương án này phương án nọ mà mắc cười. Đổi sách xoành xoạch để mấy bác còn kiếm chút đỉnh chứ.
 

loiruot

Well-Known Member
Con đường dẫn tới thiểu năng sớm nhất: Giáo dục của nước nhà!!!
 

paracels

Well-Known Member
Ðề: Giáo dục không chỉ lạc hậu mà còn đang… lạc lối

Ai chả biết, nói hoài có ai làm đâu. Toàn là "đỉnh cao trí tuệ" lãnh đạo thì còn ai có thể vượt qua cái giới hạn ấy được, mà ngặt nỗi, cái "đỉnh cao" ấy lại là cái "bottom line" của người ta mới chết.

Cho nên, tất tần tật cái bằng đại học, bằng thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư gì gì đấy được giới hạn trong vùng "đỉnh cao trí tuệ" thì chỉ được "hét" trong đó mà thôi. Còn bước ra khỏi giới hạn đó thì tương tự như vampires bước ra ánh nắng vậy.

Thôi chán đi ăn sáng cái đã.
 

ancoihd2010

New Member
Ðề: Giáo dục không chỉ lạc hậu mà còn đang… lạc lối

Các bậc phụ huynh rất chịu chi, chịu đầu tư cho con em mình môi trường học tốt nhất có thể,nhưng không hiểu sao "bác Dục" nhà mình cứ loại hoay mãi mà chả làm nên cơm cháu gì cả. buồn quá!
 

jenova12345

New Member
Ðề: Giáo dục không chỉ lạc hậu mà còn đang… lạc lối

cái vấn đề của mỉnh không phải là không hợp thời,,,mà là mình thiếu tính nhân văn - nhân bản trong giáo dục. do đó thế hệ yếu kém lại sinh ra yếu kém...mãi chạy theo chỉ tiêu, mà quên đi lòng tự trong của 1 nhà giáo
 

ruby3000

New Member
bộ giáo dục nước nhà cải tiến như chạy theo chỉ tiêu không quan tâm chúng ta học quá nhiều mà không có thực hành nhiều thì không có kết quả
 

Jiro Tran

Member
Ðề: Re: Giáo dục không chỉ lạc hậu mà còn đang… lạc lối

Giờ làm tn để thay đổi được đây bác chủ nhỉ?

Làm giống như Philipines hoặc Ấn Độ ý... lấy nguyên cuốn sách giáo khoa của Mỹ dạy luôn trong trường học từ mầm non đến đại học... tiết kiệm được khối tiền nghiên cứu thay sách mỗi năm mà học sinh lại có văn bằng chất lượng quốc tế \m/ chất lượng giáo dục phổ thông của Vietnam bây giờ còn thua cả Cambodia, Bangladesh or Pakistan luôn... :-/ nếu các bác có điều kiện trò chuyện với người dân của các nước này thì sẽ rõ & ngạc nhiên là họ sử dụng được Anh ngữ khá thành thạo !!! =D>
 

tusontay

Huyền Thoại
Re: Ðề: Re: Giáo dục không chỉ lạc hậu mà còn đang… lạc lối

Làm giống như Philipines hoặc Ấn Độ ý... lấy nguyên cuốn sách giáo khoa của Mỹ dạy luôn trong trường học từ mầm non đến đại học... tiết kiệm được khối tiền nghiên cứu thay sách mỗi năm mà học sinh lại có văn bằng chất lượng quốc tế \m/ chất lượng giáo dục phổ thông của Vietnam bây giờ còn thua cả Cambodia, Bangladesh or Pakistan luôn... :-/ nếu các bác có điều kiện trò chuyện với người dân của các nước này thì sẽ rõ & ngạc nhiên là họ sử dụng được Anh ngữ khá thành thạo !!! =D>
Bác ko định cho các "nhà cải cách giáo dục" ăn từ những vụ thay/chỉnh sửa sách giáo khoa hả? :)
 
Bên trên