(TG@) - Cùng với sự bùng nổ của công nghệ hiển thị hình ảnh 3D, các nhà sản xuất thiết bị đồ họa máy tính đã mở thêm một sân chơi mới
Khởi đầu với nVIDIA 3D Vision trên các hệ thống có đồ họa GeForce và bộ kit 3D Vision, giờ đây nhiều nhà sản xuất khác cũng bắt đầu nhen nhóm các giải pháp riêng. Trong đó, nổi bật lên là công nghệ HD3D mới của AMD. Điều thú vị không chỉ ở chỗ đây là đối thủ lớn nhất của nVIDIA với những ưu / nhược điểm riêng mà còn bởi HD3D sẽ được đi kèm trong các thế hệ card đồ họa mới của AMD – khởi điểm với phiên bản HD 6800 mới đây.
Nguyên tắc hoạt động
Nếu bạn sở hữu chiếc laptop với công nghệ 3D thế hệ đầu, bạn sẽ thấy chúng hầu hết sử dụng phần mềm để chuyển đổi các nội dung phim qua hình ảnh 3D rồi chiếu ra màn hình. Kiểu này thường không hoàn hảo do nội dung chuyển đổi chỉ ở mức... nửa mùa. Tương tự như trong điện ảnh, hình ảnh 3D trên máy tính cũng gồm các ảnh khác góc độ chồng lên nhau và một ảnh cho mắt trái, một ảnh cho mắt phải nhằm tạo ra hiệu ứng 3D trong cảm nhận của người xem.
Khác với 3D Vision, hình ảnh trong các trò chơi trên nền Radeon HD sẽ phải qua các trình điều khiển hỗ trợ 3D như Tridef của DDD hay iZ3D để được chuyển đổi. Khi đó, màn hình của bạn có thể giải quyết được mọi yêu cầu dù loại hình nguồn 3D nào được trưng dụng từ kính phân cực, kính đóng mở chủ động hay các giải pháp không dùng kính sắp ra mắt.
Những hệ thống nào hỗ trợ HD3D ?
Theo AMD, người dùng có thể thưởng thức 3D cả trên laptop cũng như máy bàn. Ở mảng laptop, một số mẫu máy được cho là tối ưu hóa cho 3D có thể điểm tới như: Envy 17 của HP (yêu cầu card đồ họa ATI Mobility Radeon HD 5850), IdeaPad Y560d (yêu cầu card đồ họa ATI Mobility Radeon HD 5730)... Trong khi đó, ở mảng máy bàn, hầu hết các mẫu với card đồ họa đều có thể hiển thị hình ảnh, game 3D khá tốt. Tuy nhiên, nếu muốn thưởng thức Bluray 3D mới, bạn phải sở hữu các mẫu Radeon HD 6870 hay 6850 mới ra mắt (yêu cầu trình điều khiển Catalyst 10.10 hoặc mới hơn).
Ngoài ra, một mẫu máy All In One cũng được AMD công bố là tiên phong hỗ trợ HD3D. Đó là phiên bản WindTop AE2420 3D của MSI với đồ họa Radeon HD 5730 – đây là mẫu máy với màn hình 2 inch full HD 120 Hz, có nền tảng phần cứng mạnh Core i7, ổ Bluray và giá bán lẻ vào khoảng trên 1.800 USD. Ở Việt Nam, một số mẫu Windtop AE đã xuất hiện từ sau ComputerWorld Expo hồi năm ngoái.
Và màn hình...
Ở phương diện màn hình hiển thị, khác với 3D Vision yêu cầu màn hình có chứng nhận liên quan, AMD chỉ yêu cầu màn hình 3D với HDMI 1.4 tích hợp và (tốt nhất) là Radeon HD 6800. Bạn có thể chọn các mẫu màn hình 3D như iZ3D, Zalman 3D hoặc FuHzion của Viewsonic. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, việc sử dụng các loại TV3D có vẻ sẽ hợp lý hơn. Một số lựa chọn có thể kể tới như LG 55LX6500, 47LX9500/Sony XBR-46HX909, KDL-55HX800, Panasonic TC-P50VT25, PS50C7705... Có thể thấy hầu hết các mẫu TV3D hiện tại đều có kích thước lớn và giá không hề rẻ. Do đó trừ khi hầu bao của bạn dư dả, còn nếu không việc đầu tư 3D có thể trở nên quá sức với số đông người dùng máy tính nói chung. Ngoài màn hình, bạn cũng có thể chọn các mẫu máy chiếu 3D. Hiện tại ViewSonic, Dell, Mitsubishi, Sharp, BenQ đều có các sản phẩm nhóm này cho người dùng lựa chọn.
Điểm yếu của HD3D
Dựa trên cùng một nguyên lý và phần cứng đồ họa máy tính, HD3D của AMD có yêu cầu khá giống với công nghệ 3D Vision của nVIDIA. Bạn sẽ cầm một màn hình có khả năng hiển thị 3D hoặc một loại TV 3D, kính phân cực, phần mềm thay đổi hình ảnh và... card màn hình AMD Radeon. Như vậy, bên cạnh thế mạnh dựa trên phần cứng đồ họa sở trường, có thể thấy so với giải pháp của nVIDIA, HD3D phụ thuộc nhiều vào phần mềm ngoài của nhà sản xuất thứ ba hơn thay vì chỉ sử dụng trình điều khiển. Đây là một điểm khá bất lợi vì với trình điều khiển, việc tối ưu hóa hiệu năng cũng như giảm bớt được các bước chuyển đổi hình ảnh sẽ giúp cho độ ổn định của việc hiển thị 3D tăng lên tốt hơn.
Việc sử dụng HDMI 1.4 giúp cho tính tương thích tốt hơn nhưng băng thông 10,2 GBps của kết nối này chỉ đủ cho game hiển thị trong trạng thái 3D ở 720p với tốc độ 60 khung hình / giây hoặc 1080p với 24 khung hình / giây. Đây là những con số rất khiêm tốn và hầu như chưa đủ đáp ứng nhu cầu của game thủ hiện tại. Bên cạnh đó, số lượng các màn hình hỗ trợ 3D kèm theo HDMI 1.4 còn khá ít ỏi. Hầu như các loại màn hình 3D hiện tại đều mới chỉ sẵn sàng cho 3D Vision mà thôi. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà sản xuất ra mắt các màn hình 3D thế hệ mới và đây sẽ là cơ hội cho HD3D trở nên thông dụng hơn.
Hoàng Linh
Nguồn: http://ictworld.vn/46-241975/san-pham/Giai-phap-3D-cho-phan-cung-AMD.htm

Khởi đầu với nVIDIA 3D Vision trên các hệ thống có đồ họa GeForce và bộ kit 3D Vision, giờ đây nhiều nhà sản xuất khác cũng bắt đầu nhen nhóm các giải pháp riêng. Trong đó, nổi bật lên là công nghệ HD3D mới của AMD. Điều thú vị không chỉ ở chỗ đây là đối thủ lớn nhất của nVIDIA với những ưu / nhược điểm riêng mà còn bởi HD3D sẽ được đi kèm trong các thế hệ card đồ họa mới của AMD – khởi điểm với phiên bản HD 6800 mới đây.
Nguyên tắc hoạt động
Nếu bạn sở hữu chiếc laptop với công nghệ 3D thế hệ đầu, bạn sẽ thấy chúng hầu hết sử dụng phần mềm để chuyển đổi các nội dung phim qua hình ảnh 3D rồi chiếu ra màn hình. Kiểu này thường không hoàn hảo do nội dung chuyển đổi chỉ ở mức... nửa mùa. Tương tự như trong điện ảnh, hình ảnh 3D trên máy tính cũng gồm các ảnh khác góc độ chồng lên nhau và một ảnh cho mắt trái, một ảnh cho mắt phải nhằm tạo ra hiệu ứng 3D trong cảm nhận của người xem.
Khác với 3D Vision, hình ảnh trong các trò chơi trên nền Radeon HD sẽ phải qua các trình điều khiển hỗ trợ 3D như Tridef của DDD hay iZ3D để được chuyển đổi. Khi đó, màn hình của bạn có thể giải quyết được mọi yêu cầu dù loại hình nguồn 3D nào được trưng dụng từ kính phân cực, kính đóng mở chủ động hay các giải pháp không dùng kính sắp ra mắt.

Những hệ thống nào hỗ trợ HD3D ?
Theo AMD, người dùng có thể thưởng thức 3D cả trên laptop cũng như máy bàn. Ở mảng laptop, một số mẫu máy được cho là tối ưu hóa cho 3D có thể điểm tới như: Envy 17 của HP (yêu cầu card đồ họa ATI Mobility Radeon HD 5850), IdeaPad Y560d (yêu cầu card đồ họa ATI Mobility Radeon HD 5730)... Trong khi đó, ở mảng máy bàn, hầu hết các mẫu với card đồ họa đều có thể hiển thị hình ảnh, game 3D khá tốt. Tuy nhiên, nếu muốn thưởng thức Bluray 3D mới, bạn phải sở hữu các mẫu Radeon HD 6870 hay 6850 mới ra mắt (yêu cầu trình điều khiển Catalyst 10.10 hoặc mới hơn).
Ngoài ra, một mẫu máy All In One cũng được AMD công bố là tiên phong hỗ trợ HD3D. Đó là phiên bản WindTop AE2420 3D của MSI với đồ họa Radeon HD 5730 – đây là mẫu máy với màn hình 2 inch full HD 120 Hz, có nền tảng phần cứng mạnh Core i7, ổ Bluray và giá bán lẻ vào khoảng trên 1.800 USD. Ở Việt Nam, một số mẫu Windtop AE đã xuất hiện từ sau ComputerWorld Expo hồi năm ngoái.
Và màn hình...
Ở phương diện màn hình hiển thị, khác với 3D Vision yêu cầu màn hình có chứng nhận liên quan, AMD chỉ yêu cầu màn hình 3D với HDMI 1.4 tích hợp và (tốt nhất) là Radeon HD 6800. Bạn có thể chọn các mẫu màn hình 3D như iZ3D, Zalman 3D hoặc FuHzion của Viewsonic. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, việc sử dụng các loại TV3D có vẻ sẽ hợp lý hơn. Một số lựa chọn có thể kể tới như LG 55LX6500, 47LX9500/Sony XBR-46HX909, KDL-55HX800, Panasonic TC-P50VT25, PS50C7705... Có thể thấy hầu hết các mẫu TV3D hiện tại đều có kích thước lớn và giá không hề rẻ. Do đó trừ khi hầu bao của bạn dư dả, còn nếu không việc đầu tư 3D có thể trở nên quá sức với số đông người dùng máy tính nói chung. Ngoài màn hình, bạn cũng có thể chọn các mẫu máy chiếu 3D. Hiện tại ViewSonic, Dell, Mitsubishi, Sharp, BenQ đều có các sản phẩm nhóm này cho người dùng lựa chọn.
Điểm yếu của HD3D
Dựa trên cùng một nguyên lý và phần cứng đồ họa máy tính, HD3D của AMD có yêu cầu khá giống với công nghệ 3D Vision của nVIDIA. Bạn sẽ cầm một màn hình có khả năng hiển thị 3D hoặc một loại TV 3D, kính phân cực, phần mềm thay đổi hình ảnh và... card màn hình AMD Radeon. Như vậy, bên cạnh thế mạnh dựa trên phần cứng đồ họa sở trường, có thể thấy so với giải pháp của nVIDIA, HD3D phụ thuộc nhiều vào phần mềm ngoài của nhà sản xuất thứ ba hơn thay vì chỉ sử dụng trình điều khiển. Đây là một điểm khá bất lợi vì với trình điều khiển, việc tối ưu hóa hiệu năng cũng như giảm bớt được các bước chuyển đổi hình ảnh sẽ giúp cho độ ổn định của việc hiển thị 3D tăng lên tốt hơn.
Việc sử dụng HDMI 1.4 giúp cho tính tương thích tốt hơn nhưng băng thông 10,2 GBps của kết nối này chỉ đủ cho game hiển thị trong trạng thái 3D ở 720p với tốc độ 60 khung hình / giây hoặc 1080p với 24 khung hình / giây. Đây là những con số rất khiêm tốn và hầu như chưa đủ đáp ứng nhu cầu của game thủ hiện tại. Bên cạnh đó, số lượng các màn hình hỗ trợ 3D kèm theo HDMI 1.4 còn khá ít ỏi. Hầu như các loại màn hình 3D hiện tại đều mới chỉ sẵn sàng cho 3D Vision mà thôi. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà sản xuất ra mắt các màn hình 3D thế hệ mới và đây sẽ là cơ hội cho HD3D trở nên thông dụng hơn.
Hoàng Linh
Nguồn: http://ictworld.vn/46-241975/san-pham/Giai-phap-3D-cho-phan-cung-AMD.htm