ngdinhluat
Well-Known Member
Ðề: Fast & Furious 7: Hơn cả nhanh - Đó là cuồng nộ
Xin hỏi bạn xem phim hay tìm sạn.
Sạn phim nhiều loại, mình kể ra một số:
1. Lỗi sắp xếp, bài trí cảnh quay: ví dụ kính ô tô vỡ ở cảnh này nhưng lại liền ở cảnh khác; diễn viên đang bó bột tay phải sang cảnh tiếp lại bó bột tay trái; phim cổ trang lại mà diễn viên quên lại đeo đồng hồ điện tử hay điện thoại di động.... Các lỗi này do phim chia quay nhiều cảnh riêng biệt không liên tục, quay phim ẩu.... Những lỗi này thường không ảnh hưởng tới cảm nhận phim, thường là một thú vui khi phát hiện lỗi lúc xem phim.
2. Lỗi kỹ xảo: giả, quá phô, không tạo cảm giác thật.. cái này do sự phát triển của kỹ xảo điện ảnh. Những phim sci-fi, adventure, bom tấn ăn điểm ở kỹ xảo hình ảnh mà khâu này làm không tốt thì khán giả khó bỏ qua.
3. Lỗi về phát triển nhân vật: lỗi biên kịch -> nhân vật không điểm nhấn, một màu, hoặc lỗi từ khả năng diễn xuất của diễn viên (chưa đủ tầm, tạo hình không hợp, diễn gượng...). những thể loại phim cần diễn xuất như drama, bio, romance ... mà dính những lỗi trên thì mất điểm hoàn toàn. Gặp những câu hỏi : sao 2 nhân vật chính yêu nhanh như vậy, tại sao anh ta hành động như vậy... tất cả những điều này 1 phần do kịch bản, nhưng diễn xuất của diễn viên đóng vai trò rất quan trọng.
4. Lỗi logic: tính hợp lý của cảnh quay, tình tiết, diễn biến của câu chuyện hay hành động của nhân vật.
Đã là phim tất nhiên có sạn, không phim nào tránh khỏi lỗi thứ nhất. Lỗi thứ 2 và thứ 3 tùy từng thể loại phim mà mức độ ảnh hưởng tới chất lượng bộ phim khác nhau. Sạn chúng ta đang nói ở đây phần nhiều là lỗi thứ 4. Nhiều biên kịch và đạo diễn sẽ có những cách để làm người xem không chú ý tới lỗi logic hoặc những lỗi này không ảnh hưởng tới thưởng thức bộ phim. Ví dụ Titanic làm theo 1 sự kiện có thật trong lịch sử. Việc thực tế con tàu chỉ có 3 ống khói so với trên phim là 4 ống khói, hay màu sắc Tượng nữ thần tự do trong phim không đúng lịch sử thì cũng chẳng ảnh hưởng gì tới cảm nhận bộ phim cả.
Phim sci-fi là đặc biệt, vì vốn đã là viễn tưởng, yếu tố logic được đặt ra là phim tuân thủ được một quy luật nhất định trong thế giới mà phim vẽ ra. Ví dụ chẳng ai nói việc tránh đạn trong matrix là không logic cả.
Phim fantasy tương tự, với 1 thế giới phép thuật + phù thủy, chẳng cần quá đòi hỏi logic, khi mà yếu tố hấp dẫn lại là càng huyền ảo càng tốt.
Phim hành động (mình nghĩ chiếm 40% tổng số phim), yếu tố cháy nổ, súng ống, đấm đá tay chân là không thể thiếu, vì vậy việc đưa một nhân vật “quá mạnh” lên phim là không hợp lý (những nhân vật hành động như Bond, Ethan cũng đều phải chày da tróc vẩy, thừa sống thiếu chết khi chiến đấu với kẻ thù). Phim hành động không thiếu những đoạn kịch tính, thoát chết trong gang tấc, nhưng việc sắp xếp khéo léo của kịch bản sẽ tăng sự thuyết phục cho cảnh phim, tránh tình trạng cảnh quay không cần thiết, không phục vụ gì cho cốt truyện hay khán giả nhìn thấy sự sắp đặt quá rõ.
Ngoài ra một số logic mà qua nhiều phim bạn sẽ thấy nó hiển nhiên mà khán giả chấp nhận nó không mấy khó khăn – vì đó là yếu tố phim ảnh: nhân vật chính bách phát bách trúng, kẻ thù toàn bắn trượt, những lúc quan trọng thì hết đạn và đánh nhau tay bo, nhảy vực hay nhảy thác không chết, phá khóa bằng que kim loại trong vài giây....
5. Quảng cáo: đó là mấy hạt sạn gần đây gây chướng mắt. Quảng cáo sản phẩm vô tội vạ, không phục vụ gì cho nội dung, phô và gây phản cảm. Điển hình: Transformer 4 hay màn uống nước ngọt cuối worldwar Z.
Như vậy, sạn lúc nào cũng có, chỉ là tài năng của đội ngũ làm phim làm bạn đừng để ý tới nó hay không thôi.
Sau đây mình kể vài phim mình thích trên quan điểm cá nhân và yếu tố che đi sạn - plot holes trong những phim đó (chứ mình hoàn toàn không nói những phim này ít sạn)
Inception: bộ phim đưa ra khái niệm về kẻ cắp giấc mơ, làm diễn biến cuốn theo việc đạo diễn giới thiệu thế giới đó. Câu chuyện nhanh, dồn dập, đến kết phim vẫn còn mơ hồ thì khán giả chẳng có lúc nào mà để ý tới những điểm bất hợp lý trong câu chuyện. Đến khi ngẫm lại hay xem lại, thì lúc đó những plotholes mới bắt đầu hiện ra.
Donie Darko: bản thân cốt truyện đã quá khó hiểu, bạn luôn phải đặt câu hỏi tại sao nhân vật hành động kỳ quặc như vậy (chứ không phải là hành động như vậy có hợp lý không), giống việc bạn dốt tiếng Anh mà phải cố sức dịch 1 đoạn văn dài, thì làm sao bạn biết được nội dung đoạn văn đúng hay sai. Những phim hại não ít hơn như Memeto, Primer hay Triangle, bạn đều thấy logic của câu chuyện hay đã cuốn luôn sự chăm chú của khán giả đi chứ làm gì còn tâm trí nhặt sạn.
Watchmen: Cả phim là những hình ảnh và lời thoại ẩn dụ đậm đặc, nhiều tầng lớp trong từng thước phim một (chi tiết nào đưa ra cũng có ý nghĩa đi kèm), việc cố gắng thấm hết tất cả thông điệp mà câu chuyện muốn truyền tải có thể đã khiến khán giả overload thì làm gì có lúc nào để ý tới plotholes
Alien: so sánh với Godzilla 2014 bạn sẽ thấy tuy thời gian quái vật không gian xuất hiện ít tương tự godzilla nhưng hiệu quả đạt được là vô cùng thành công. Quái vật không gian được miêu tả vô cùng chân thực và đáng sợ qua không khí của phim, biểu đạt của các nhân vật chứ không phải chỉ từ vài hình ảnh một vài phần cơ thể của alien thoáng qua. Bộ phim Sci-Fi horror kinh điển này bản thân câu chuyện đã hấp dẫn người xem hơn việc ngồi xem bộ phim vô lý ở chỗ nào. Phần hai của phim khi yếu tố hành động tăng lên, nhịp phim dồn dập thì tuy yếu tố kinh dị giảm bớt nhưng sự kịch tính còn trội hơn phần đầu.
Back to the future: bản thân nội dung bộ phim đã là một nghịch lý, nhưng sự hài hước và sự tò mò mà bộ phim mang lại đã làm khán giả dễ dàng bỏ qua những thứ ngớ ngẩn phi logic để theo dõi hành trình của nhân vật chính.
muốn hỏi bác ngdinhluat 1 câu là : trong tất cả các fim bác đã xem và bình luận, thì có fim nào là ko có sạn ko ( hoặc là ít sạn nhất)...để mình tìm xem phát![]()
Xin hỏi bạn xem phim hay tìm sạn.
Sạn phim nhiều loại, mình kể ra một số:
1. Lỗi sắp xếp, bài trí cảnh quay: ví dụ kính ô tô vỡ ở cảnh này nhưng lại liền ở cảnh khác; diễn viên đang bó bột tay phải sang cảnh tiếp lại bó bột tay trái; phim cổ trang lại mà diễn viên quên lại đeo đồng hồ điện tử hay điện thoại di động.... Các lỗi này do phim chia quay nhiều cảnh riêng biệt không liên tục, quay phim ẩu.... Những lỗi này thường không ảnh hưởng tới cảm nhận phim, thường là một thú vui khi phát hiện lỗi lúc xem phim.
2. Lỗi kỹ xảo: giả, quá phô, không tạo cảm giác thật.. cái này do sự phát triển của kỹ xảo điện ảnh. Những phim sci-fi, adventure, bom tấn ăn điểm ở kỹ xảo hình ảnh mà khâu này làm không tốt thì khán giả khó bỏ qua.
3. Lỗi về phát triển nhân vật: lỗi biên kịch -> nhân vật không điểm nhấn, một màu, hoặc lỗi từ khả năng diễn xuất của diễn viên (chưa đủ tầm, tạo hình không hợp, diễn gượng...). những thể loại phim cần diễn xuất như drama, bio, romance ... mà dính những lỗi trên thì mất điểm hoàn toàn. Gặp những câu hỏi : sao 2 nhân vật chính yêu nhanh như vậy, tại sao anh ta hành động như vậy... tất cả những điều này 1 phần do kịch bản, nhưng diễn xuất của diễn viên đóng vai trò rất quan trọng.
4. Lỗi logic: tính hợp lý của cảnh quay, tình tiết, diễn biến của câu chuyện hay hành động của nhân vật.
Đã là phim tất nhiên có sạn, không phim nào tránh khỏi lỗi thứ nhất. Lỗi thứ 2 và thứ 3 tùy từng thể loại phim mà mức độ ảnh hưởng tới chất lượng bộ phim khác nhau. Sạn chúng ta đang nói ở đây phần nhiều là lỗi thứ 4. Nhiều biên kịch và đạo diễn sẽ có những cách để làm người xem không chú ý tới lỗi logic hoặc những lỗi này không ảnh hưởng tới thưởng thức bộ phim. Ví dụ Titanic làm theo 1 sự kiện có thật trong lịch sử. Việc thực tế con tàu chỉ có 3 ống khói so với trên phim là 4 ống khói, hay màu sắc Tượng nữ thần tự do trong phim không đúng lịch sử thì cũng chẳng ảnh hưởng gì tới cảm nhận bộ phim cả.
Phim sci-fi là đặc biệt, vì vốn đã là viễn tưởng, yếu tố logic được đặt ra là phim tuân thủ được một quy luật nhất định trong thế giới mà phim vẽ ra. Ví dụ chẳng ai nói việc tránh đạn trong matrix là không logic cả.
Phim fantasy tương tự, với 1 thế giới phép thuật + phù thủy, chẳng cần quá đòi hỏi logic, khi mà yếu tố hấp dẫn lại là càng huyền ảo càng tốt.
Phim hành động (mình nghĩ chiếm 40% tổng số phim), yếu tố cháy nổ, súng ống, đấm đá tay chân là không thể thiếu, vì vậy việc đưa một nhân vật “quá mạnh” lên phim là không hợp lý (những nhân vật hành động như Bond, Ethan cũng đều phải chày da tróc vẩy, thừa sống thiếu chết khi chiến đấu với kẻ thù). Phim hành động không thiếu những đoạn kịch tính, thoát chết trong gang tấc, nhưng việc sắp xếp khéo léo của kịch bản sẽ tăng sự thuyết phục cho cảnh phim, tránh tình trạng cảnh quay không cần thiết, không phục vụ gì cho cốt truyện hay khán giả nhìn thấy sự sắp đặt quá rõ.
Ngoài ra một số logic mà qua nhiều phim bạn sẽ thấy nó hiển nhiên mà khán giả chấp nhận nó không mấy khó khăn – vì đó là yếu tố phim ảnh: nhân vật chính bách phát bách trúng, kẻ thù toàn bắn trượt, những lúc quan trọng thì hết đạn và đánh nhau tay bo, nhảy vực hay nhảy thác không chết, phá khóa bằng que kim loại trong vài giây....
5. Quảng cáo: đó là mấy hạt sạn gần đây gây chướng mắt. Quảng cáo sản phẩm vô tội vạ, không phục vụ gì cho nội dung, phô và gây phản cảm. Điển hình: Transformer 4 hay màn uống nước ngọt cuối worldwar Z.
Như vậy, sạn lúc nào cũng có, chỉ là tài năng của đội ngũ làm phim làm bạn đừng để ý tới nó hay không thôi.
Sau đây mình kể vài phim mình thích trên quan điểm cá nhân và yếu tố che đi sạn - plot holes trong những phim đó (chứ mình hoàn toàn không nói những phim này ít sạn)
Inception: bộ phim đưa ra khái niệm về kẻ cắp giấc mơ, làm diễn biến cuốn theo việc đạo diễn giới thiệu thế giới đó. Câu chuyện nhanh, dồn dập, đến kết phim vẫn còn mơ hồ thì khán giả chẳng có lúc nào mà để ý tới những điểm bất hợp lý trong câu chuyện. Đến khi ngẫm lại hay xem lại, thì lúc đó những plotholes mới bắt đầu hiện ra.
Donie Darko: bản thân cốt truyện đã quá khó hiểu, bạn luôn phải đặt câu hỏi tại sao nhân vật hành động kỳ quặc như vậy (chứ không phải là hành động như vậy có hợp lý không), giống việc bạn dốt tiếng Anh mà phải cố sức dịch 1 đoạn văn dài, thì làm sao bạn biết được nội dung đoạn văn đúng hay sai. Những phim hại não ít hơn như Memeto, Primer hay Triangle, bạn đều thấy logic của câu chuyện hay đã cuốn luôn sự chăm chú của khán giả đi chứ làm gì còn tâm trí nhặt sạn.
Watchmen: Cả phim là những hình ảnh và lời thoại ẩn dụ đậm đặc, nhiều tầng lớp trong từng thước phim một (chi tiết nào đưa ra cũng có ý nghĩa đi kèm), việc cố gắng thấm hết tất cả thông điệp mà câu chuyện muốn truyền tải có thể đã khiến khán giả overload thì làm gì có lúc nào để ý tới plotholes
Alien: so sánh với Godzilla 2014 bạn sẽ thấy tuy thời gian quái vật không gian xuất hiện ít tương tự godzilla nhưng hiệu quả đạt được là vô cùng thành công. Quái vật không gian được miêu tả vô cùng chân thực và đáng sợ qua không khí của phim, biểu đạt của các nhân vật chứ không phải chỉ từ vài hình ảnh một vài phần cơ thể của alien thoáng qua. Bộ phim Sci-Fi horror kinh điển này bản thân câu chuyện đã hấp dẫn người xem hơn việc ngồi xem bộ phim vô lý ở chỗ nào. Phần hai của phim khi yếu tố hành động tăng lên, nhịp phim dồn dập thì tuy yếu tố kinh dị giảm bớt nhưng sự kịch tính còn trội hơn phần đầu.
Back to the future: bản thân nội dung bộ phim đã là một nghịch lý, nhưng sự hài hước và sự tò mò mà bộ phim mang lại đã làm khán giả dễ dàng bỏ qua những thứ ngớ ngẩn phi logic để theo dõi hành trình của nhân vật chính.
Chỉnh sửa lần cuối: