Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

GENERALS

Ban Quản Trị
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Văn hoá phong bì vẫn sẽ còn đó dù các bạn có chấp nhận hay ko chấp nhận, vấn đề sẽ chỉ được giải quyết khi giải xong bài toán cơ bản nhất đó là cơ chế, chính sách đãi ngộ lương thưởng cho cán bộ công nhân viên ngành y tế, chừng nào lương thưởng của họ vẫn chỉ ở mức vài triệu đồng thì các bác cứ xác định sống với "văn hoá phong bì" dài dài. Còn nếu ko ? Các bác đòi hỏi service tốt hơn .v.v. thì thử vào các trung tâm y tế nước ngoài như ý kiến bác Chip đã nêu ở trên...

Vấn đề gốc rễ này tràn lan và len sâu trong rất nhiều ngành nghề và ngóc ngách trong xã hội, e đơn cử nhãn tiền nhất đó là ngành giao thông như báo chí và các a/e ta cứ chửi đổng và bàn tán suốt, với mức lương 1-2 tr/tháng đối với các tân CSGT mới ra trường thì nếu họ ko lấy tiền hối lộ thì GEN e rằng chả có ma CSGT nào đứng trên đường điều phối giao thông hằng ngày, hằng giờ cả. Và các người dân khi vi phạm giao thông (hoặc giả chính các bác trong trường hợp đó!?!) tự ý hối lộ $$$ thay vì bị lập biên bản đóng phạt, giam xe .v.v.. Ai đúng ai sai khoan hẵng phán xét, cái chúng ta thấy cuối cùng là hệ quả tiêu cực của cả 1 quá trình.....đau đầu lắm thay !!!! Nhưng nếu cơ quan pháp quyền có cơ chế, chính sãnh đãi ngộ lương bổng ở mức đảm bảo điều kiện sống của nhân viên CSGT (chẳng hạn 5-6tr/tháng), cơ chế xử phạt, đóng phạt quy củ, nhanh chóng.v.v. lúc đó em nghĩ về cơ bản vấn đề sẽ được giải quyết......^^
 

truonghd

Well-Known Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

với chế độ lương thưởng như hiện nay thì k có bác sỹ nào mà k nhận phong bì và mở phòng mạch tư,
ngoài những tiền đó còn những tiền của trình dược cho nữa, như bạn KHẢ NHI viết là bọn tư bản(ý nói những người bán thuốc) ăn trước thì suy nghĩ lại, vì khi thuốc về VIỆT NAM muốn bán được phải vào bệnh viện hoặc phòng mạch để giới thiệu thuốc và kèm những phần quà mà bạn k thể nào ngờ tới,
Như trước đây mình có đọc 1 bài báo về bệnh viện ĐẠI HỌC Y DƯỢC có mấy ông bác sỹ kê toa thuốc thận gì mà sau 1 tháng được côn ty DƯỢC chia 500 đến 600 trăm triệu tiền phần trăm thì nghĩ tính thử đi tiền đó là ở đâu có.................................
 
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Đấy, bác trườnghd cũng biết đấy. Thằng bạn em làm cty dược phòng sale mà. Nó cứ phải đi tổ chức sự kiện, mời bác sĩ đi tour, cửa sau cửa trước, mat xa mát gần để sale có chỉ tiêu mà. Tính nó thẳng thắng nên khi đi tiếp khác kiểu đó nó chịu nhục không nổi, nó viết đơn xin nghỉ qua chổ khác làm là vậy đó. Va mấy người đó Nhi có biết là ai không, là thạc sĩ tiến sĩ y sĩ có đủ đó Nhi à. Bài viết của Nhi sao giống kiểu bên điện lực đang than lương 7 tr không đủ sống đòi tăng lương á. Ai mà chẳng biết chả có bác sĩ nào nghèo mặc dù lương cơ bản là chết đói cả. Tiền đó đâu ra ai cũng hiểu mà. Chỉ có cái đáng bàn là tư cách bác sĩ thôi. Nếu bác sĩ mà theo kiểu no mony no service thì đáng bị lên án mà.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Ha ha! Dân trí quan trí!

Biết đọc được chữ chỉ là thoát mù cơ học. Đọc chữ mà hiểu ý mới đáng bỏ công đi học. Làm người Việt Nam, bẩm sinh đã thông minh hơn cả, nên tiêu chuẩn phải cao hơn, nghĩa là phải biết dùng cái đầu để đọc được ý nằm giữa hai hàng chữ.

Nhiều bác trong này đưa dẫn chứng phản bác em Nhi, chứng tỏ có đọc mà không hiểu! Tuy nhiên các bác an tâm, đa số dân VN mình cũng thế thôi. Cho đến chừng nào mà đa số dân VN còn trút mọi căm ghét thù hằn vào giới bác sĩ, thì họ vẫn còn xứng đáng được cư xử như những gì họ đang phải nhận! Giống như bạn đau tim mà đi thoa dầu vậy. Cứ thoa cho đến chết thôi! Ngêu sò thì mãi vẫn là ngêu sò!
 

lengockhanhi

Film critic
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Nhi cảm ơn các bạn đã dành thời gian góp Ý kiến của mình. Thực sự xã hội này đã quá chán nản với giới bác sĩ rồi. Không có người nào là chưa từng có ấn tượng xấu, bị thương tổn với thái độ và nhân cách của bác sĩ. Bản thân người nhà của Nhi từng bị hành hạ đủ kiểu ở bệnh viện, phải nhét tiền cho từ bác sĩ mổ chính cho tới điều dưỡng, bạn bè Nhi cũng vậy.
Nhi cũng mệt mỏi lắm khi nhìn lại mình, học 11 năm rồi, rồi 1 ngày nào đó Nhi có tránh khỏi cảnh này không, khi bị người đời khinh ghét như thế... Nhi không biết khi mình ngồi sau tay lái xe hơi chạy đến bệnh viện hay về nhà, những ánh mắt của mọi người xung quanh sẽ nhìn Nhi như thế nào, và Nhi có can đảm nhìn vào mắt họ và vô cảm lướt qua không.

Mấy năm nay Nhi lấy việc nghiên cứu khoa học làm vui, rồi làm trợ giảng cho thầy, dạy Physiology, viết báo, làm thống kê... Ngày mai Nhi bảo vệ luận án tiến sĩ xong, con đường trước mặt thật là vô định... Có thể Nhi cũng sẽ cố chen chân vào các công ty dược, vì như có bạn nói, chỉ những người có học hàm mới vào được giới này. Nhi không dám nghĩ tới việc cứu giúp cuộc đời vì nó rất khó làm, nhất là khi Nhi chỉ có 1 mình.
Ai sẽ giúp Nhi, và những người Nhi yêu thương ?
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Vô bệnh viện ngoại, giả sử các bạn phải trả 10 triệu cho 1 lần chữa bệnh, không phong bì, các bạn được bác sĩ chăm sóc chu đáo, không ai lên án bác sĩ. Vô bệnh viện công chỉ phải trả 1 triệu, các bạn đưa phong bì thêm 9 triệu để được hưởng chất lượng y như vậy, nhưng sau đó các bạn lại lên án họ. Cả 2 trường hợp bác sĩ đều được trả công xứng đáng. Tại sao các bạn lại lên án trường hợp thứ 2 trong khi các bạn đều phải tốn 10 triệu và hưởng chất lượng như nhau?

Ở trường hợp thứ 2 người dân đã làm thay phần lớn vai trò của ngân sách. Thế nên phong bì chính là giải pháp. Bác sĩ chỉ đáng bị lên án khi đã nhận phong bì rồi mà làm không xứng đáng với phong bì đó. Và tương tự, người bệnh cũng đáng bị lên án khi không trả công xứng đáng cho bác sĩ bằng phong bì khi ngân sách không trả đủ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Tặng các bạn đọc chơi câu chuyện này, nếu ai thích thì thử trả lời xem, vị trí người bác sĩ ở đâu trên chiếc xe trong chuyện này?

...

Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi.

Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô.

Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.

Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.

Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường…

“Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình.

Người đàn ông sững sờ, nói:

“Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?”

“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?”

Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười.

Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.”

Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”

Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói:

“Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”

Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.

Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: “Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!”

Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe.

Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ.

Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút.

Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô.

Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe:

“Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”

The driver said nothing, but the bus traveled faster and faster.

Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung.

Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”.

Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.

Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc.
 

tuyetmuavienxu

Active Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Gia đình thầy mình 3 đời làm nghề Y. Có trò chuyện với cả nhà thầy, mới thầy cách giáo dục y đức bác sĩ khác xưa nhiều quá. Khi xưa, thế hệ cha chú chúng ta, vừa đặt chân vào giảng đường đại học, đầu bảng và cuối giảng đường kẻ lớn dòng chữ: "Lương y như từ mẫu". Mỗi tiết học, là mỗi lần các sinh viên khoa Y được các thầy truyền dòng máu nóng nhiệt huyết bằng những câu chuyện về y đức, về phẩm hạnh, về niềm vui giúp đời giúp người, nhiều bạn trẻ xúc động rơi nước mắt... Còn hôm nay thì sao? "ĐCSVN quang vinh muôn năm...v.v..." Những câu nói vô hồn đâu có liên quan gì đến ngành y, đọc xong chỉ cảm thấy thứ gì đó mơ hồ, xa rời. Đa phần 10 người theo ngành y thì có đến 7,8 người nghĩ đến "tương lai" của mình, bản thân mình chưa xong còn lo cho ai cái nỗi gì???

Ngêu sò thì mãi vẫn là ngêu sò!
Bác DanielTran nói vậy thì nặng quá. Em không thích kiểu "Vỗ đùi phán vào mặt thiên hạ" của bác.

Ai sẽ giúp Nhi, và những người Nhi yêu thương ?
Đã đọc nhiều bài của bạn Nhi, cảm nhận của mình Nhi là người sống nội tâm. Đời ra sao thì kệ nó, suy nghĩ nhiều chi mệt. Cứ dửng dưng làm điều mình muốn, nghe nhiều đẽo cái cày chẳng ra cái gì. Còn đợi người khác giúp mình à? Xưa rồi Diễm... Mọi người chỉ trợ lực tinh thần, không ai theo mình kè kè cả đời để chỉ bảo cho mình, phải tự mình quyết định đi con đường của mình. Xác định lại: "Trước kia mình học Y để làm gì? Mục đích thật sự khi mình vừa đặt chân vào giảng đường trường Y..." Gặp tí khó khăn đã bỏ cuộc thì có...chết cũng tự chịu.

Tặng các bạn đọc chơi câu chuyện này
Theo em biết, đây là câu chuyện có thật ở Trung Quốc ( không biết chính xác không :-@ ). Nghĩ hoài mà chưa ra "đạo" của nó. Nhờ bác DanielTran giải đáp gấp :))
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Bác DanielTran nói vậy thì nặng quá. Em không thích kiểu "Vỗ đùi phán vào mặt thiên hạ" của bác.

Theo em biết, đây là câu chuyện có thật ở Trung Quốc ( không biết chính xác không :-@ ). Nghĩ hoài mà chưa ra "đạo" của nó. Nhờ bác DanielTran giải đáp gấp :))

Cái vụ ngêu sò ấy bác, bác thấy Daniel nói nặng, tức là câu ấy không dành cho bác đâu. Còn bác không thích thì cũng thông cảm cho Daniel xả stress tí, he he!

Còn câu chuyện kia, cũng không chắc là có thật nên Daniel không dẫn đoạn ấy ra. Còn đạo của nó, Daniel k dám đâu ạ, nếu dám thì đã k dẫn dắt lằng nhằng làm gì, he he!
 

thenhan74

Active Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Mình không phải là bác sĩ, nhưng theo mình biết mọi bác sĩ đều phải tuyên thệ trước khi vào nghề, xem sinh mạng bệnh nhân là quan trọng nhất. Tất nhiên cuộc sống bây giờ không thể nào nói suông và uống nước lã, nhưng khi mình chọn cho mình chiếc áo thiên thần, hãy cố gắng làm tròn bổn phận của mình.
Trong đời mình từng nhiều lần đưa người thân vào viện ( có ít nhất hai lần nguy hiểm tính mạng ) nhưng sự lo lắng cho một sinh mạng con người sắp lìa khỏi tay mình, không bao giờ được thấy trong ánh mắt bác sĩ mình từng gặp. một câu một : đóng tiền đi.....
Mình có người bạn làm bác sĩ ở BV ung bướu, người đó nói một câu : đi học thì đầy đam mê hoài bão, đi làm thì việc đó la xa xĩ, sự thiếu thốn dẫn người ta dần thay đổi. Mình mới hỏi : mày có quyền chọn lựa sống tốt hơn hoặc đồng tình mà ! Sự im lặng kéo dài suốt buổi nhậu của hai người bạn thân. Hoàn cảnh là một việc và sự lựa chọn sống như thế nào lại không hoàn toàn phụ thuộc vào nó.
Chúc tác giả vui vẻ và thực hiện đúng lời thề của vị lương y.
Thân.
 

lqt123

Active Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Nhi cảm ơn các bạn đã dành thời gian góp Ý kiến của mình. Thực sự xã hội này đã quá chán nản với giới bác sĩ rồi. Không có người nào là chưa từng có ấn tượng xấu, bị thương tổn với thái độ và nhân cách của bác sĩ. Bản thân người nhà của Nhi từng bị hành hạ đủ kiểu ở bệnh viện, phải nhét tiền cho từ bác sĩ mổ chính cho tới điều dưỡng, bạn bè Nhi cũng vậy.
Nhi cũng mệt mỏi lắm khi nhìn lại mình, học 11 năm rồi, rồi 1 ngày nào đó Nhi có tránh khỏi cảnh này không, khi bị người đời khinh ghét như thế... Nhi không biết khi mình ngồi sau tay lái xe hơi chạy đến bệnh viện hay về nhà, những ánh mắt của mọi người xung quanh sẽ nhìn Nhi như thế nào, và Nhi có can đảm nhìn vào mắt họ và vô cảm lướt qua không.

Mấy năm nay Nhi lấy việc nghiên cứu khoa học làm vui, rồi làm trợ giảng cho thầy, dạy Physiology, viết báo, làm thống kê... Ngày mai Nhi bảo vệ luận án tiến sĩ xong, con đường trước mặt thật là vô định... Có thể Nhi cũng sẽ cố chen chân vào các công ty dược, vì như có bạn nói, chỉ những người có học hàm mới vào được giới này. Nhi không dám nghĩ tới việc cứu giúp cuộc đời vì nó rất khó làm, nhất là khi Nhi chỉ có 1 mình.
Ai sẽ giúp Nhi, và những người Nhi yêu thương ?

Nhi ơi, em hãy cố lên, xã hội cần những người có tâm như Nhi thì dân tộc này mới có thể có tương lai ! Có thái độ hay cách gì khác cũng đã tốt rồi, hơn là kiểu xã hội "mackeno" nha em !!! Tặng em và mọi người bài viết của bác sỹ Ngọc (???) -> mod thấy không ổn thì cứ xóa nhé !!!
"Một nền y học bị chính trị hóa
Hiếm thấy một thời đại nào mà y giới bị khinh như ngày hôm nay. Những gì xảy ra ở bệnh viện Năm Căn có lẽ là một sự tức nước vỡ bờ. Có đồng nghiệp nói đó là một nền “y khoa đổ vỡ”, nhưng tôi cho rằng đó một nền y học bị chính trị hóa. Vâng, chính vì y học bị chính trị hóa nên mới thảm hại như hiện nay.
Cái quá trình chính trị hóa y học ở ta xảy ra một cách toàn diện. Nó bắt đầu ngay từ khâu tuyển sinh, đến khâu học tập và kéo dài đến khi ra trường và hành nghề. BS Đỗ Hồng Ngọc trong một bài nói chuyện ở Long Hải gần đây kêu gọi (ai?) phải quan tâm đến “đầu vào”, “hộp đen” và “đầu ra”. Nhưng tôi e rằng ông không nói hết hay tránh né không nói đến sự chính trị hóa trong 3 khâu ông nói đến. Tôi nghĩ rằng những hiện tượng tiêu cực trong ngành y chúng ta đang chứng kiến ngày nay chính là hậu quả của quá trình chính trị hóa y học. Nói như nhà thơ Đỗ Trung Quân:
Chúng ta đang gặt một mùa bội thu sự vô cảm
Vì chúng ta gieo nó
Chúng ta phó mặc cho định mệnh vì chúng ta không tin gì cả.
Chúng ta quen nói dối
Chính trị hóa được gieo mầm ngay từ khi tuyển sinh. Chúng ta chưa quên chính sách hồng hơn chuyên sau 1975. Hồng là đỏ, là cách mạnh. Chuyên là chuyên môn. Hồng hơn chuyên là có nhân thân cách mạng tốt hơn có tài chuyên môn. Chính sách hồng hơn chuyên thực chất là một sản phẩm của chủ nghĩa lý lịch. Chủ nghĩa lý lịch hoàn toàn nhất quán với chính sách chính trị thống lãnh giáo dục. Chúng ta còn nhớ sau 1975, lý lịch sinh viên học sinh được chia thành 14 bậc. Con cái của “ngụy” ở bậc thứ 13 hay 14. Ở bậc này cũng đồng nghĩa với không được vào học y khoa dù có điểm cao. Bao nhiêu nhân tài chỉ vì cái tội con cháu của ngụy bị đẩy ra ngoài. Thay vào đó, con cháu cách mạng dù điểm thấp vẫn được vào học y khoa. Điểm 2, 3 cũng được vào trường y. Đã có người sửa điểm thành 25, 30. Một xã hội xem thường tài năng thì làm sao khá được. Hậu quả là chúng ta có vài thế hệ bác sĩ tồi và giáo sư “dỏm” như ngày nay.
Sẽ là rất sai lầm nếu nghĩ rằng chủ nghĩa lý lịch đã chấm dứt. Cái “đầu vào” mà BS Đỗ Hồng Ngọc không muốn hay không dám nói đến là gì? Tôi xin nói thay ông, đó là những “cử tuyển”, “chuyên tu”, “bồi dưỡng”. Đó là những mã ngữ mà nhiều người khó có thể hiểu nổi. Nói thẳng ra, mỗi năm người ta đưa ra một danh sách “sinh viên”được cử đi học y khoa, trường đại học không thể từ chối. Không thể từ chối vì đó là lệnh. Chưa nói đến chuyên tu. Dân gian có câu nhạo báng “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”, nhưng trớ trêu thay, chuyên tu và tại chức có quyền hơn chính quy. Có quyền là vì họ là người của Đảng. Đảng tin họ. Có mấy ai biết rằng chính những bác sĩ chuyên tu là những người đang nắm quyền sinh sát ngành y. Hãy nhìn quanh xem, giám đốc các sở y tế là ai, nếu không là chuyên tu. Họ nắm quyền từ cấp trung ương đến địa phương.
Quá trình chính trị hóa tiếp tục trong trường y. Sinh viên y ngày nay phải học những môn học xa lạ với y khoa. Chủ nghĩa Mác Lê. Tư tưởng Hồ Chí Minh, dù ông chưa bao giờ tự nhận rằng mình có tư tưởng. Lịch sử Đảng CSVN. Tôi không rõ có trường y nào trên thế giới dành một thời lượng 20% để dạy những môn học như trên. Dĩ nhiên là ngoại trừ Trung Quốc, cái nước mà giới lãnh đạo chúng ta răm rắp làm theo cứ như là một học trò bé nhỏ trung thành. Dù ai cũng có thể thấy những môn học đó chẳng liên quan gì đến nghề y, nhưng nó vẫn được giảng dạy như là những môn học bắt buộc. Biết được chủ nghĩa Mác Lê, hay tư tưởng Hồ Chí Minh, hay lịch sử Đảng có làm cho người bác sĩ có tay nghề cao trong việc điều trị bệnh? Chắc chắn không. Vậy thì đừng hỏi tại sao kiến thức chuyên môn của bác sĩ ngày nay quá thấp.
Chủ nghĩa Mác Lê dựa vào đấu tranh giai cấp. Do đó, cái giá của sự ưu tiên cho học chính trị là sự suy đồi đạo đức y khoa. Một sinh viên mới vào trường y đã được nhồi nhét những thông tin vế đấu tranh giai cấp, về kẻ thù, về phản động … thì đừng trách sao đầu óc của họ được uốn nắn để trở thành những kẻ chỉ biết đến Đảng và đấu tranh, chứ chẳng quan tâm đến bệnh nhân. Vậy thì đừng hỏi tại sao bác sĩ mới ra trường non choẹt nhưng đã bắt đầu hoạnh họe bệnh nhân và tự xem mình là ông quan, ăn trên ngồi chốc. Thử hỏi có bác sĩ chân chính nào vô tâm đến nỗi để cho thân nhân quỳ lạy mà vẫn vô tư bỏ đi ngủ và để cho bệnh nhân phải chết? Đó là kẻ sát nhân, chứ đâu phải “bác sĩ”. Cũng đừng trách tại sao sinh viên mới học 1,2 năm trong trường y đã bi bô khoe khám chỗ kín của phụ nữ. Khoe ngay trên mặt báo. Họ còn dùng chữ “chị em”. Thật chưa bao giờ đất nước này có những sinh viên y khoa mất dạy như thế. Tôi khẳng định dùng chữ mất dạy hoàn toàn chính xác trong tình huống vừa nói trên. Nhớ ngày xưa khi theo thầy vào phòng mổ, một đứa bạn nay là một nhà phẫu thuật tài ba ở Mỹ lỡ lời thốt lên một câu khiếm nhã về cái chân của bệnh nhân, sau đó bị thầy tán cho một bạt tay nhớ đời và cả đám lãnh đủ một bài giảng moral. Vậy mà bây giờ có những sinh viên y khoa không ý thức được thiên chức của nghề y và sự tin tưởng của xã hội để lên báo chí thốt lên những câu chữ chỉ có thể mô tả là mất dạy. Những sinh viên này không nên hành nghề thầy thuốc vì bộ não của họ đã bị đầu độc bởi những vi khuẩn hạ tiện.
Thật khó nói có nơi nào trên thế giới mà người ta lẫn lộn giữa cán bộ y tế và bác sĩ. BS Đỗ Hồng Ngọc nói đến Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch khẳng định mục tiêu đào tạo “Bác sĩ tổng quát hướng về cộng đồng”. Nếu mục tiêu là hướng về sức khỏe cộng đồng thì tại sao trường có tên là “Đại học Y khoa”? Tại sao không gọi là Trường cao đẳng y tế cộng đồng cho phù hợp hơn? Thật ra, tiền thân của trường là Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố, một cái tên rất thích hợp. Khó định nghĩa khái niệm bác sĩ tổng quát hướng về cộng đồng vì chẳng ai định nghĩa đó là bác sĩ loại gì. Đối tượng của nghề y là người bệnh — con người và bệnh. Đối tượng của cán bộ y tế là cộng đồng, sức khỏe cộng đồng. Bác sĩ có thể là cán bộ y tế, nhưng cán bộ y tế không thể là bác sĩ. Lầm lẫn giữa y khoa và y tế dẫn đến sai lầm trong triết lý đào tạo. Trong thực tế, ai cũng biết trung tâm từng là cái nôi dành cho con em của quan chức, cán bộ. Mang tiếng là phục vụ cộng đồng, nhưng trong thực tế họ đều quanh quẩn trong các bệnh viện. Hậu quả là chúng ta có 15 thế hệ nửa thầy (bác sĩ) nửa thợ (cán bộ y tế). Khó tưởng tượng có nơi nào có hệ thống đào tạo quái gở như thế.
Quá trình chính trị hóa nghề y còn diễn ra sau khi sinh viên tốt nghiệp trường y. Cũng như bất cứ cơ quan công nào, bệnh viện cũng có chi bộ của Đảng. Chi bộ đảng dĩ nhiên chỉ dành cho Đảng viên. Chi bộ có bác sĩ nhưng cũng có những người ngoài y giới, như tài xế lái xe. Những người ngoài y giới cũng có tiếng nói như bác sĩ khi họ ngồi trong chi bộ. Người có quyền nhất trong bệnh viện không hẳn là giám đốc mà là bí thư chi bộ. Bí thư chi bộ trên danh nghĩa là chính trị viên, nhưng lại can thiệp vào những vấn đề chuyên môn liên quan đến y khoa! Tiếng nói chuyên môn không có giá trị bằng tiếng nói của Đảng. Thật trớ trêu. Thật quái đản. Một nền y khoa bị chính trị hóa.
Y khoa không phân biệt thù hay bạn. Người thầy thuốc chân chính không phân biệt bệnh nhân mình là phía bên kia hay bên này, không phân biệt người đó theo đạo gì, hay theo chủ nghĩa gì, không phân biệt thành phần xã hội. Tất cả đều được đối xử như nhau. Nhưng rất tiếc cái lý tưởng cao cả và phổ quát đó đã bị chính trị vứt bỏ một cách không thương tiếc. Chính vì thế mà ngày nay chúng ta có những khu đặc trị dành cho cán bộ cao cấp, biệt lập với khu dành cho thường dân. Đó không phải là ăn trên ngồi chốc thì là gì? Đó có phải là lý tưởng cách mạng? Nhưng sự phân biệt này đâu chỉ xảy ra mới đây. Nó còn tàn nhẫn hơn ngay từ ngày 30/4/1975. Hãy nhớ rằng ngày 30 tháng Tư năm 1975 bệnh nhân trong Quân y viện Cộng Hoà bị đuổi ra khỏi viện. Anh mù cõng anh què. Anh đổ ruột vịn vai anh cụt tay. Đó là thời điểm người Sài Gòn biết được y đức của nền y học mới. Đó là loại y đức bị chính trị hóa.
Hậu quả của quá trình chính trị hóa từ khâu tuyển sinh, giảng dạy và tốt nghiệp là nhiều thế hệ bác sĩ có trình độ chuyên môn thấp. Mấy năm trước tôi đọc thấy ở Mỹ mỗi năm có hàng trăm ngàn bệnh nhân chết do sai sót trong y khoa. Một nền y học tuyệt vời và nhân bản như Mỹ mà còn như thế thì ở nước ta câu hỏi là đã có bao nhiêu người chết vì sự phân biệt trong điều trị? Những gì xảy ra ở bệnh viện Năm Căn và hàng ngày trên khắp nước chỉ là những “thành quả” đã được gieo giống từ rất lâu. Hậu quả cũng là hàng ngàn giáo sư dỏm, tiến sĩ dỏm, dỏm đến độ người dân khinh.
Chính trị hóa y khoa đã xảy ra rất lâu chứ không phải mới đây. Nó còn được luật hóa. Điều 41 trong Hiến pháp ghi: “Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình và xã hội cùng với nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”. Điều 37 ghi: “Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng chỉ đạo sự phát triển của xã hội Việt Nam. Nhà nước tuyên truyền, giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối chính sách của đảng Cộng Sản Việt Nam […] chống các tư tưởng phong kiến, tư sản và ảnh hưởng của văn hóa đế quốc, thực dân; phê phán tư tưởng tiểu tư sản; xây dựng nếp sống xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ nếp sống lạc hậu, bài trừ mê tín, dị đoan”. Như thế, việc chính trị hóa y khoa không có gì đáng ngạc nhiên vì nó nằm trong chính sách của Đảng được hiến pháp quy định. Do đó, nếu muốn làm cho nền y khoa của chúng ta tốt hơn thì hãy thay đổi từ cái gốc, chứ không nên kêu gọi chung chung về y đức. Y đức chỉ là một sản phẩm của cái triết lý giáo dục bị chính trị hóa. Nguyên nhân chính dẫn đến nền y khoa nước ta bị suy thoái nằm ngay trên những dòng chữ tôi trích trên đây.
BSN"
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Mình không phải là bác sĩ, nhưng theo mình biết mọi bác sĩ đều phải tuyên thệ trước khi vào nghề, xem sinh mạng bệnh nhân là quan trọng nhất. Tất nhiên cuộc sống bây giờ không thể nào nói suông và uống nước lã, nhưng khi mình chọn cho mình chiếc áo thiên thần, hãy cố gắng làm tròn bổn phận của mình.
Tui nghĩ chẳng cứ phải riêng gì nghề bác sĩ mà bất cứ nghề nào cũng phải tuyên thệ trước khi hành nghề, xem sinh mạng khách hàng là quan trọng nhất. Chẳng hạn như nghề bán đồ ăn, bán dơ bẩn khách hàng có thể không chết liền nhưng mấy chục năm sau ung thư lòi ra; nghề xây dựng, xây kém chất lượng sập nhà gây chết người. Cho nên không chỉ có người mặc áo bác sĩ mới cao quý, mới thiên thần. Và không chỉ người hành nghề phải làm tròn bổn phận của mình mà cả người thụ hưởng cũng phải làm tròn bổn phận của mình; chứ còn cứ đòi hỏi người khác phải cao quý, phải thiên thần trong khi bản thân mình thì luôn tìm mọi cách để chỉ phải "trả" ít nhất có thể thì...
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Một bài viết hay, phản ánh đúng thực trạng!

Bây giờ chỉ tiêu vào mỗi bệnh viện đâu có đo bằng tài năng, nó đo bằng lý lịch, con anh Ba, cháu anh Năm, đo cả bằng Mo nỳ dày hay mỏng!
 

niza

New Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Tui có đứa em bị tai nạn giao thông vào ngày 2 tháng 9 năm 2010. Kết quả là cu cậu bị gãy xương ngay gần cổ tay trái. 1 Xương bị gãy làm 3 khúc, nhưng vẫn còn nằm trong da. Chạy vào nhà thương đa khoa Thủ Đức. Sau khi thăm khám, X quang, bó bột. Bác sĩ phán 1 câu : Nhập viện, đợi mổ. Thế là phải nhập viện.
...
Từ đó đến giờ, biết bao lấn đi nuôi bệnh mà chưa hề gặp được bác sĩ tận tình như vậy
Tui tự hỏi, nếu mình không có 2 con cò xanh bay vào túi của vị bác sĩ đáng kính kia thì có nhận được sự quan tâm ...quá đáng ...... như vậy không nhỉ
Tui cũng tự hỏi : tại sao cả 2 đều là nhà thương với 1 mục đích chung là cứu người, nhưng 1 bênh thì thờ ơ, 1 bênh thì nhanh chóng.

Bạn ơi, 1000K đó chi cũng đáng, quan trọng là em bạn nó khỏi hẳn và không bị di chứng gì, vậy là mừng rồi!

Trường hợp người nhà mình bị té nứt xương ở tay (chưa tới nỗi bị gãy như em bạn), bệnh viện huyện bó bột, không yên tâm, chạy lên Chấn thương chỉnh hình, họ phán phải mổ. Mặc dù cũng đã "biết điều" với bác sỹ mổ, ekip mổ, y tá, điều dưỡng, tóm lại là tất cả những ai liên quan, nhưng ca mổ thất bại và để lại di chứng nặng nề! Sau này, nhờ bác sỹ quen bên Chợ Rẫy coi lại hình chụp phim lúc mới bị té, cũng bảo nhẹ thôi, chỉ cần bó bột là được.

Nếu ở nước ngoài có thể kiện đòi bồi thường, còn ở VN ư, cái kiến mà kiện củ khoai!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

paracels

Well-Known Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Người dân không coi thường bác sỹ, mà coi thường nhân cách và đạo đức của một số người làm bác sỹ. Với một công việc liên quan đến sự sống và cái chết, đã có những bác sỹ xem nhẹ lương tâm và đạo đức nghề nghiệp của chính họ thì không thể đòi hỏi sự tôn trọng từ phía nạn nhân hay người nhà của họ được.

Nhận định này không quy chụp cho toàn bộ y giới, chỉ phản ánh thực trạng sự suy đồi đạo đức nghề nghiệp trong ngành y.

Ngày trước, em bị tai nạn giao thông vào phòng cấp cứu Chợ Rẫy, nằm nữa tiếng chỉ có các thực tập sinh đến hỏi rồi nắn nắn bóp bóp, sau cho đi chụp phim mà không thể leo lên được bàn chụp. Ông kỹ thuật và một trợ lý (đại loại thế vì em không biết rõ) không hề giúp em một tay để leo lên, em phải nỗ lực một cách đau đớn mới leo lên được. Sau đó ra khỏi phòng cấp cứu có người nhà đi theo, đi đến đâu xòe tiền đến đấy thì sự đối xử nó khác hẳn. Cái tình người nó thế đấy, hay ở trong môi trường đó làm người ta trở nên vô cảm ?

Bởi vậy, em có một người bạn, trong gia đình không cho phép ai đi ngành y hoặc thuế vụ vì họ cho rằng đó là các nghề thất đức (có thể quan niệm này là cực đoan và cổ hủ, nhưng đây là cái lý của họ), lấy tiền trên nỗi đau của người khác. Họ khuyên chỉ nên đi các ngành nghề mà khi lấy tiền sẽ được chi trả một cách vui vẻ. Ví du như kiến trúc chẳng hạn, khi khách hàng có tiền thì họ mới xây nhà, mà đã có tiền xây thì cần đến kiến trúc sư thiết kế, khi đó kiếm được tiền mà cả hai bên đều vui vẻ.

P/S: Chúc Nhi thành công với luận án PhD, sao không có ai lập pool về nghề nghiệp của các member HDvietnam nhỉ ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vu_vantien

Well-Known Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Toàn các cao nhân, e đọc toét mắt ko hết 4 trang :(. Nói chung ở đâu có suy đồi về đạo đức thì ở đó nhận gạch đá thôi, nhất là những hình ảnh chuẩn mực như giáo viên, bác sĩ: Lương y như từ mẫu, cô giáo như mẹ hiền [-X.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên