terabyte
Banned
Apple lại tiếp tục trở thành tâm điểm của những lời chỉ trích sau khi đối tác mới của họ bị tố cáo là ngược đãi công nhân còn tệ hơn cả Foxconn. Tuy nhiên liệu có công bằng khi chỉ trích Apple mà quên mất nguyên nhân quan trọng nhất chính là vấn đề về nhân quyền của Trung Quốc, người hàng xóm đầy tai tiếng của chúng ta.
Theo China Labour Watch, tổ chức bảo vệ quyền lợi của công nhân Trung Quốc có trụ ở... Mỹ, cho biết đối tác mới của Apple là Pegatron thậm chí còn ngược đãi công nhân hơn cả Foxconn, hãng vốn đình đám trong thời gian trước đây với hàng loạt vụ tự sát do không chịu nổi áp lực.
Nhà máy sản xuát iPhone của Pegatron
Cũng như Foxconn, Pegatron là hãng gia công của Đài Loan nhưng lại đặt nhà máy tại Trung Quốc. China Labour Watch cho biết 70.000 công nhân làm việc cho họ đang ở trong tình trạng bị ngược đãi với sức khỏe và sự an toàn trong công việc bị vi phạm nhiêm trọng. Môi trường sống trong ký túc xá rất tệ cũng như hãng này còn ép buộc công nhân bằng cách giữ chứng minh thư hoặc tiền lương của họ.
Tất cả yếu tố trên đã vi phạm đến luật pháp Trung Quốc cũng như quy định của Apple đưa ra đến các đối tác gia công sản phẩm. China Labour Watch thậm chí còn kết tội Apple đã không giải quyết vấn đề này một cách khẩn cấp theo cách mà họ áp dụng với dây chuyền sản xuất của mình gặp trở ngại.
Foxconn và Pegatron, đối tác cũ và mới của Apple đều bị cáo buộc ngược đãi công nhân
Về phía Apple, hãng nhấn mạnh rằng đã kiểm tra các cơ sở của Pegatron 15 lần trong vòng 6 năm qua và thực hiện một cuộc thăm dò, qua đó đưa ra kết luận rằng công nhân của Pegatron làm việc trung bình 46 tiếng/ tuần, con số rất bình thường. Apple cho biết họ đã thúc đẩy giải quyết vấn đề về chứng minh thư (ID) bị giữ của các công nhân tuy nhiên vẫn thừa nhận rằng báo cáo của China Labor Watch bao gồm những lời cáo buộc "rất mới đối với họ" và cần phải được điều tra kỹ lưỡng.
Thực hư của vấn đề này vẫn chưa được xác nhận. Tuy nhiên có một sự thật nực cười là mặc dù đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, nếu không muốn nói là tệ nạn, của Trung Quốc nhưng chính phủ nước này vẫn dửng dưng không hề quan tâm. Tất cả các bên có liên quan thực chất đều là công ty ngoại quốc.
Bản thân China Labour Watch được sáng lập bởi một người Trung Quốc tên Li Qiang, nhưng thực tế trụ sở của nó nằm tại New York và dưới tư cách là một tổ chức của Mỹ. Tại sao tổ chức bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc lại phải hoạt động trên đất Mỹ, vậy còn các tổ chức trong nước thì đang làm gì? China Labour Watch cũng là một tổ chức chuyên đưa ra các báo cáo buộc tội những công ty Mỹ nổi tiếng đang hoạt động ở Trung Quốc, ngoài Apple còn có cả Walmart và Walt Disney.
Bản thân Pegatron cũng chẳng phải là tên tuổi xa lạ trong giới gia công sản phẩm. Họ xuất hiện năm 2007 với tư cách là công ty con của Asus và trở thành hãng độc lập vào năm 2010. Tuy nhiên, kể từ khi giành được thỏa thuận sản xuất cho Apple, Pegatron mới bị tố cáo là ngược đãi công nhân (thực hư vẫn chưa được xác định). Foxconn cũng rơi vào trường hợp tương tự khi Apple nổi lên với các sản phẩm đình đám. Khó mà có thể xem đây là điều trùng hợp ngẫu nhiên.
Foxconn và Pegatron đều là những hãng gia công lâu năm hoạt động ở Trung Quốc, nhưng tại sao phải chờ đến khi hợp tác với Apple mới bị cáo buộc ngược đãi?
Vấn đề lớn nhất dẫn đến tình trạng này chính là nhân quyền của công nhân bị xem thường ở Trung Quốc. Bởi lẽ đây là chuyện diễn ra hằng ngày trên đất nước này và khó có thể biện bạch rằng chính phủ không hề hay biết (đặc biệt là Trung Quốc vốn nổi tiếng thích theo dõi).Phải chăng là do nó quá bình thường nên họ cũng chả buồn quan tâm. Và các công ty gia công như Foxconn hay Pegatron chỉ "nhập gia tùy tục".
Nếu cáo buộc của China Labour Watch là đúng thì không có gì phủ nhận rằng Apple và Pegatron đã sai phạm. Tuy nhiên, chỉ nhắm vào họ mà chỉ trích thì rõ ràng là không công bằng vì nguyên nhân sâu xa hơn dẫn đến vấn đề này chính là chính sách hiện nay của Trung Quốc.
![]() |
Theo China Labour Watch, tổ chức bảo vệ quyền lợi của công nhân Trung Quốc có trụ ở... Mỹ, cho biết đối tác mới của Apple là Pegatron thậm chí còn ngược đãi công nhân hơn cả Foxconn, hãng vốn đình đám trong thời gian trước đây với hàng loạt vụ tự sát do không chịu nổi áp lực.

Nhà máy sản xuát iPhone của Pegatron
Cũng như Foxconn, Pegatron là hãng gia công của Đài Loan nhưng lại đặt nhà máy tại Trung Quốc. China Labour Watch cho biết 70.000 công nhân làm việc cho họ đang ở trong tình trạng bị ngược đãi với sức khỏe và sự an toàn trong công việc bị vi phạm nhiêm trọng. Môi trường sống trong ký túc xá rất tệ cũng như hãng này còn ép buộc công nhân bằng cách giữ chứng minh thư hoặc tiền lương của họ.
Tất cả yếu tố trên đã vi phạm đến luật pháp Trung Quốc cũng như quy định của Apple đưa ra đến các đối tác gia công sản phẩm. China Labour Watch thậm chí còn kết tội Apple đã không giải quyết vấn đề này một cách khẩn cấp theo cách mà họ áp dụng với dây chuyền sản xuất của mình gặp trở ngại.

Foxconn và Pegatron, đối tác cũ và mới của Apple đều bị cáo buộc ngược đãi công nhân
Về phía Apple, hãng nhấn mạnh rằng đã kiểm tra các cơ sở của Pegatron 15 lần trong vòng 6 năm qua và thực hiện một cuộc thăm dò, qua đó đưa ra kết luận rằng công nhân của Pegatron làm việc trung bình 46 tiếng/ tuần, con số rất bình thường. Apple cho biết họ đã thúc đẩy giải quyết vấn đề về chứng minh thư (ID) bị giữ của các công nhân tuy nhiên vẫn thừa nhận rằng báo cáo của China Labor Watch bao gồm những lời cáo buộc "rất mới đối với họ" và cần phải được điều tra kỹ lưỡng.
Thực hư của vấn đề này vẫn chưa được xác nhận. Tuy nhiên có một sự thật nực cười là mặc dù đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, nếu không muốn nói là tệ nạn, của Trung Quốc nhưng chính phủ nước này vẫn dửng dưng không hề quan tâm. Tất cả các bên có liên quan thực chất đều là công ty ngoại quốc.
Bản thân China Labour Watch được sáng lập bởi một người Trung Quốc tên Li Qiang, nhưng thực tế trụ sở của nó nằm tại New York và dưới tư cách là một tổ chức của Mỹ. Tại sao tổ chức bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc lại phải hoạt động trên đất Mỹ, vậy còn các tổ chức trong nước thì đang làm gì? China Labour Watch cũng là một tổ chức chuyên đưa ra các báo cáo buộc tội những công ty Mỹ nổi tiếng đang hoạt động ở Trung Quốc, ngoài Apple còn có cả Walmart và Walt Disney.
Bản thân Pegatron cũng chẳng phải là tên tuổi xa lạ trong giới gia công sản phẩm. Họ xuất hiện năm 2007 với tư cách là công ty con của Asus và trở thành hãng độc lập vào năm 2010. Tuy nhiên, kể từ khi giành được thỏa thuận sản xuất cho Apple, Pegatron mới bị tố cáo là ngược đãi công nhân (thực hư vẫn chưa được xác định). Foxconn cũng rơi vào trường hợp tương tự khi Apple nổi lên với các sản phẩm đình đám. Khó mà có thể xem đây là điều trùng hợp ngẫu nhiên.

Foxconn và Pegatron đều là những hãng gia công lâu năm hoạt động ở Trung Quốc, nhưng tại sao phải chờ đến khi hợp tác với Apple mới bị cáo buộc ngược đãi?
Vấn đề lớn nhất dẫn đến tình trạng này chính là nhân quyền của công nhân bị xem thường ở Trung Quốc. Bởi lẽ đây là chuyện diễn ra hằng ngày trên đất nước này và khó có thể biện bạch rằng chính phủ không hề hay biết (đặc biệt là Trung Quốc vốn nổi tiếng thích theo dõi).Phải chăng là do nó quá bình thường nên họ cũng chả buồn quan tâm. Và các công ty gia công như Foxconn hay Pegatron chỉ "nhập gia tùy tục".
Nếu cáo buộc của China Labour Watch là đúng thì không có gì phủ nhận rằng Apple và Pegatron đã sai phạm. Tuy nhiên, chỉ nhắm vào họ mà chỉ trích thì rõ ràng là không công bằng vì nguyên nhân sâu xa hơn dẫn đến vấn đề này chính là chính sách hiện nay của Trung Quốc.
Tham khảo engadget
Chỉnh sửa lần cuối: