terabyte
Banned
Doanh số TV UHD trong Quý 3 đã tăng mạnh, đánh dấu việc 4K đang ngày càng trở nên bình dân hơn đối với người tiêu dùng. Samsung hiện vẫn đang là hãng dẫn đầu trong cuộc đua này, nối tiếp theo sau là LG, Hisense, Sony và Changhong.
Kể từ năm 2011, ngoại trừ sự bùng nổ của thị trường Trung Quốc vốn ưa chuộng hàng nội giá rẻ, các nhà sản xuất TV luôn phải đối diện với mức tăng trưởng rất đáng thất vọng. Hầu hết người tiêu dùng ở các nước phát triển có xu hướng giữ lại những chiếc TV mà họ mua từ năm 2009, thậm chí là 2008. Tuy nhiên, với sức hút của các dòng TV 4K thì những khách hàng này đã quay trở lại.
Mùa mua sắm cuối năm nay hứa hẹn sẽ đánh dấu cột mốc mới cho sự hồi phục của ngành công nghiệp TV, với trào lưu dẫn đầu không gì khác hơn là cái tên 4K. Hãng nghiên cứu DisplaySearch cho biết rất nhiều người tiêu dùng đang tìm kiếm những dòng TV 4K kích thước lớn để thay thể chiếc TV cũ của họ.
Dữ liệu của DisplaySearch cho thấy trong Quý 3/2014 thì doanh số TV đã tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó riêng doanh số TV LCD tăng 9%. Đây là sự cải thiện rõ rệt so với nửa đầu 2014, khi mức tăng trưởng chỉ vỏn vẹn 1%.
Trong Quý 3/2014, khoảng 3 triệu TV UHD đã được bán trên toàn cầu, nâng tổng doanh số trong năm 2014 lên 1,6 triệu. Do đó không có gì bất ngờ khi con số này dự kiến sẽ vượt qua cột mốc 10 triệu trong Quý 4 năm nay, chủ yếu là nhờ kỳ mua sắm cuối năm sắp tới. Năm ngoái, chỉ có 1,6 triệu TV UHD được bán ra trong tổng số 250 triệu TV được tiêu thụ trên toàn cầu.
Samsung là thương hiệu dẫn dầu trong cuộc đua TV 4K khi chiếm đến 36% tổng doanh thu toàn cầu, giảm so với 43% của Quý 2. Trong khi đó, đối thủ đồng hương của họ có doanh số tăng dần và đã chiếm 15% doanh thu từ TV 4K trong Quý 3.
Sony mặc dù đẩy mạnh quảng bá nhưng chẳng những thị phần không tăng mà còn giảm, từ 10% của Quý 2 xuống còn 9% trong Quý 3. Đây thật sự là điều rất bất ngờ khi hãng điện tử Nhật Bản chính là nhà tài trợ chính cho FIFA World Cup với những chiến dịch marketing hoành tráng nhằm thu hút sự chú ý của dân đam mê bóng đa. Tuy nhiên có lẽ như vậy là chưa đủ và kết quả đáng thất vọng này khiến hãng lên kế hoạch cắt giảm các mẫu TV trong năm tới nhằm tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, Sony cũng đánh mất vị trí thứ 3 của mình vào tay Hisense, thương hiệu TV đến từ Trung Quốc.
Sau khi thị phần giảm mạnh ở Quý 2, thương hiệu TV Trung Quốc này đã đánh dấu sự trở lại bằng cách giành vị trí thứ 3 từ tay của Sony. Đứng ở vị trí thứ 5 cũng là một công ty Trung Quốc, Changhong. Mặc dù không được biết đến nhiều trên thị trường quốc tế, Hisense và Changhong là 2 ông lớn tại thị trường nội địa Trung Quốc. Những dòng TV 4K của 2 hãng trên dù chất lương không cao nhưng giá rẻ đã thuyết phục được người tiêu dùng quốc gia đông dân nhất thế giới này. Ngoài ra cả hai công ty này cũng là OEM, chuyên sản xuất TV theo đơn đặt hàng của các thương hiệu khác.
Trong năm 2015, TV 4K hứa hẹn sẽ tiếp tục phổ biến hơn trong cộng đồng người tiêu dùng. Có lẽ chỉ sau 2 đến 3 năm nữa, 4K sẽ thay thế FullHD để trở thành độ phân giải phổ biến nhất.

Kể từ năm 2011, ngoại trừ sự bùng nổ của thị trường Trung Quốc vốn ưa chuộng hàng nội giá rẻ, các nhà sản xuất TV luôn phải đối diện với mức tăng trưởng rất đáng thất vọng. Hầu hết người tiêu dùng ở các nước phát triển có xu hướng giữ lại những chiếc TV mà họ mua từ năm 2009, thậm chí là 2008. Tuy nhiên, với sức hút của các dòng TV 4K thì những khách hàng này đã quay trở lại.
Mùa mua sắm cuối năm nay hứa hẹn sẽ đánh dấu cột mốc mới cho sự hồi phục của ngành công nghiệp TV, với trào lưu dẫn đầu không gì khác hơn là cái tên 4K. Hãng nghiên cứu DisplaySearch cho biết rất nhiều người tiêu dùng đang tìm kiếm những dòng TV 4K kích thước lớn để thay thể chiếc TV cũ của họ.
Dữ liệu của DisplaySearch cho thấy trong Quý 3/2014 thì doanh số TV đã tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó riêng doanh số TV LCD tăng 9%. Đây là sự cải thiện rõ rệt so với nửa đầu 2014, khi mức tăng trưởng chỉ vỏn vẹn 1%.
Trong Quý 3/2014, khoảng 3 triệu TV UHD đã được bán trên toàn cầu, nâng tổng doanh số trong năm 2014 lên 1,6 triệu. Do đó không có gì bất ngờ khi con số này dự kiến sẽ vượt qua cột mốc 10 triệu trong Quý 4 năm nay, chủ yếu là nhờ kỳ mua sắm cuối năm sắp tới. Năm ngoái, chỉ có 1,6 triệu TV UHD được bán ra trong tổng số 250 triệu TV được tiêu thụ trên toàn cầu.

Samsung là thương hiệu dẫn dầu trong cuộc đua TV 4K khi chiếm đến 36% tổng doanh thu toàn cầu, giảm so với 43% của Quý 2. Trong khi đó, đối thủ đồng hương của họ có doanh số tăng dần và đã chiếm 15% doanh thu từ TV 4K trong Quý 3.
Sony mặc dù đẩy mạnh quảng bá nhưng chẳng những thị phần không tăng mà còn giảm, từ 10% của Quý 2 xuống còn 9% trong Quý 3. Đây thật sự là điều rất bất ngờ khi hãng điện tử Nhật Bản chính là nhà tài trợ chính cho FIFA World Cup với những chiến dịch marketing hoành tráng nhằm thu hút sự chú ý của dân đam mê bóng đa. Tuy nhiên có lẽ như vậy là chưa đủ và kết quả đáng thất vọng này khiến hãng lên kế hoạch cắt giảm các mẫu TV trong năm tới nhằm tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, Sony cũng đánh mất vị trí thứ 3 của mình vào tay Hisense, thương hiệu TV đến từ Trung Quốc.
Sau khi thị phần giảm mạnh ở Quý 2, thương hiệu TV Trung Quốc này đã đánh dấu sự trở lại bằng cách giành vị trí thứ 3 từ tay của Sony. Đứng ở vị trí thứ 5 cũng là một công ty Trung Quốc, Changhong. Mặc dù không được biết đến nhiều trên thị trường quốc tế, Hisense và Changhong là 2 ông lớn tại thị trường nội địa Trung Quốc. Những dòng TV 4K của 2 hãng trên dù chất lương không cao nhưng giá rẻ đã thuyết phục được người tiêu dùng quốc gia đông dân nhất thế giới này. Ngoài ra cả hai công ty này cũng là OEM, chuyên sản xuất TV theo đơn đặt hàng của các thương hiệu khác.
Trong năm 2015, TV 4K hứa hẹn sẽ tiếp tục phổ biến hơn trong cộng đồng người tiêu dùng. Có lẽ chỉ sau 2 đến 3 năm nữa, 4K sẽ thay thế FullHD để trở thành độ phân giải phổ biến nhất.
Theo Flatpanelshd