terabyte
Banned
Điều gì đến cũng phải đến, với sự xuất hiện của PS Vita, Sony cuối cùng cũng đã chính thức ngưng bán PSP của mình tại quê nhà Nhật Bản. Đây là dấu hiệu cho thấy ngày chiếc máy chơi game đầu tiên của hãng điện tử Nhật Bản đã sắp lùi vào quá khứ.
PSP thế hệ đầu tiên còn được biết đến với cái tên PSP fat (mập)
Theo thông báo chính thức từ Sony, PSP sẽ chính thức bị ngưng phát hành tại thị trường Nhật Bản. Không dừng lại ở đó, Sony còn đưa cho những người đang sử dụng chiếc máy này tùy chọn là đổi PSP cũ để được giảm giá khi mua PS Vita. Đây có thể xem là một chiến mạnh khá mạnh tay của Sony để thu hút các game thủ đến với Vita đồng thời kết liễu chiếc máy chơi game cầm tay đầu tiên của mình.
Chính xác mà nói, PocketStation chứ không phải PSP mới là chiếc máy chơi game cầm tay của Sony. Tuy nhiên thiết bị ra mắt năm 1999 này thực chất chỉ được xem là một phụ kiện dành cho PS1 tại Nhật và gần như không có trò chơi phát triển cho riêng mình.
PSP, hay còn được biết đến với tên gọi đầy đủ là Playstation Portable, lần đầu tiên được công bố tại hội chợ E3 2003 và chính thức ra mắt công chúng 1 năm sau đó. Chiếc máy chơi game này được bán tại Nhật Bản vào cuối năm 2004, Bắc Mỹ đầu năm 2005 và các nước sử dụng định dạng video PAL (50 Hz thay vì 60 Hz như chuẩn NTSC của Nhật và Mỹ, bao gồm Châu Úc, phần lớn Châu Âu, Châu Á và Châu Phi) vào cuối năm 2005.
Tất cả các phiên bản của PSP, trừ PSP Go, đều hỗ trợ đĩa UMD
Chiếc chơi game của Sony sở hữu cấu hình có thể được đánh giá là mạnh nhất trong tất cả các thiết bị cầm tay thời điểm đó với màn hình TFT LCD 4,3 inch, độ phân giải 480x272 có khả năng hiện thị 16 ngàn màu, chip MIPS 33 Mhz được hỗ trợ bởi 32 MB RAM, tích hợp loa stereo, cổng hồng ngoại và Wifi. Cùng với PSP, Sony cũng đưa ra một định dạng lưu trữ mới đó là UMD (Universal Media Disc), vừa cho phép lưu game vừa có thể trở thành đĩa phim. Ngoài ra, PSP còn hỗ trợ thẻ nhớ Memory Stick của Sony để lưu trữ nội dung (game, save, nhạc, phim,… )
PSP-2000 hay còn được biết đến với cái tên PSP Slim
Vào năm 2007, Sony ra mắt phiên bản mới của PSP mang tên PSP-2000 với kích thước nhỏ gọn và nhẹ hơn. Pin của phiên bản mới này mặc dù chỉ có 1200 mAh so với 1800 mAh của đời đầu nhưng nhờ được tối ưu hóa về phần cứng nên thời gian chơi thậm chí là còn cao hơn người anh em của mình. Một năm sau, PSP-3000 ra mắt với kích thước và trọng lượng còn nhỏ hơn cả PSP-2000. Song song đó, Sony cũng ra mắt một phiên bản hoàn toàn mới của PSP mang tên PSP Go với thiết kế trượt, tích hợp Bluetooth, không hỗ trợ UMD mà thay vào đó là dựa hoàn toàn vào PSN để tải game digital. Đây chính là động thái của Sony đáp ứng trào lưu tải game trực tuyến đang mới nổi thời đó (và trở nên vô cùng thịnh hành thời điểm hiện tại). Tuy nhiên, việc thay đổi thiết kế đã dẫn đến màn hình của PSP Go giảm xuống còn 3,8 inch (so với các phiên bản trước đó là 4,3 inch), kết hợp với thời gian dùng pin kém đã khiến nó trở thành phiên bản PSP có doanh số kém nhất.
PSP-3000 hay còn được gọi là PSP Brite
PSP Go là phiên bản có doanh số kém nhất của dòng máy chơi game PSP
Năm 2011, Sony ra mắt phiên bản cuối cùng của PSP mang tên PSP-E1000. Đây là dòng máy giá rẻ nhắm đến thị trường sử dụng chuẩn video PAL với giá 99 euro được chính thức bán ra vào ngày 26/10/2011. Không như các phiên bản PSP trước, để giảm giá, Sony quyết định không tích hợp Wifi, microphone và sử dụng loa mono. Máy có 2 tùy chọn màu là than đen như PS3 Slim (thời điểm mới ra mắt) và băng trắng (20/7/2012).
PSP-E1000 xuất hiện khá lặng lẽ khi các game thủ đang trông chờ sự xuất hiện của PS Vita
Vào thời điểm ra mắt, PSP chính là chiếc máy chơi game cầm tay đầu tiên của Sony, được thiết kế để đối đầu trực tiếp với Nintendo DS. So với đối thủ, PSP tỏ ra vượt trội về công nghệ và những trò chơi trên nền tảng này có đồ họa 3D tuyệt đẹp, được đánh giá là một 9 một 10 so với PS2. Tuy nhiên với số lượng nhà phát triển hùng hậu cùng cách chơi thú vị nhờ màn hình cảm ứng điện trở, Nintendo DS đã đánh bại hoàn toàn PSP về doanh số. Bên cạnh đó, định đạng đĩa UMD của Sony tỏ ra không mấy được lòng người tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất lo ngại về độ bền của nó (ít nhất là kém hơn định dạng băng của Nintendo đang sử dụng) và dần chuyển sang download trực tuyến thông qua PSN (đây cũng là nguyên nhân mà Sony ra mắt PSP Go, tuy nhiên những sai lầm trong thiết kế đã khiến nó thất bại thảm hại). Dù vậy, tính đến tháng 11/2013, Sony đã bán được 80 triệu máy PSP trên toàn cầu, một con số không hề tồi nếu xét đây là lần đầu tiên hãng điện tử Nhật Bản bước chân vào thị trường máy chơi game cầm tay.
Dù rất cố gắng, PSP vẫn thất bại trước Nintendo DS
Cũng cần phải lưu ý rằng mặc dù doanh số trên toàn cầu không như mong đợi, PSP rất được lòng các game thủ Nhật Bản. Đồ họa đẹp cho phép các hãng sản xuất tung ra các trò chơi thể loại visual novel (một thể loại game rất được ưa chuộng tại Nhật) đã thu hút được rất nhiều fan tại đất nước mặt trời mọc này. Bên cạnh đó, hãng game Capcom đã ra mắt trò chơi Monster Hunter, mở đầu trào lưu chơi game coop trực tuyến hiện nay. Series này nổi tiếng đến mức trở thành hiện tượng tại Nhật và rất nhiều nước khác. Đặc biệt là phiên bản Monster Hunter Portable 3rd trở thành trò chơi bán chạy nhất của PSP với doanh số 4,6 triệu.
Như vậy sau 10 năm làm mưa làm gió, Sony cuối cùng đã chính thức ngưng bán PSP tại Nhật, nơi mà nó được yêu mến nhất. Người kế thừa của nó hiện nay là PS Vita được ra mắt vào năm 2012. Phiên bản PS Vita Slim vừa được Sony giới thiệu vào cuối năm ngoái. Mặc dù cấu hình ấn tượng hơn PSP rất nhiều nhưng so với các thiết bị di động đầu bảng hiện nay, chiếc máy của Sony không còn khiến nhiều người phải trầm trồ nữa. Đặc biệt là đối với phiên bản Slim, hãng điện tử Nhật Bản đã quyết định dùng màn hình LCD thông thường thay cho OLED và được đánh giá là bước lùi rất lớn về chất lượng hình ảnh.
PSP hiện tại vẫn tiếp tục được bán ở các nước khác ngoài Nhật Bản. Tuy nhiên với việc hầu hết các hãng đã ngưng sản xuất game cho nó thì không sớm cũng muộn Sony sẽ khai tử chiếc máy này. Dù không thể lật đổ được sự thống trị của Nintendo trên thị trường máy chơi game cầm tay, PSP vẫn có thể tự hào về chặng đường đã qua của mình.

PSP thế hệ đầu tiên còn được biết đến với cái tên PSP fat (mập)
Theo thông báo chính thức từ Sony, PSP sẽ chính thức bị ngưng phát hành tại thị trường Nhật Bản. Không dừng lại ở đó, Sony còn đưa cho những người đang sử dụng chiếc máy này tùy chọn là đổi PSP cũ để được giảm giá khi mua PS Vita. Đây có thể xem là một chiến mạnh khá mạnh tay của Sony để thu hút các game thủ đến với Vita đồng thời kết liễu chiếc máy chơi game cầm tay đầu tiên của mình.
Chính xác mà nói, PocketStation chứ không phải PSP mới là chiếc máy chơi game cầm tay của Sony. Tuy nhiên thiết bị ra mắt năm 1999 này thực chất chỉ được xem là một phụ kiện dành cho PS1 tại Nhật và gần như không có trò chơi phát triển cho riêng mình.
PSP, hay còn được biết đến với tên gọi đầy đủ là Playstation Portable, lần đầu tiên được công bố tại hội chợ E3 2003 và chính thức ra mắt công chúng 1 năm sau đó. Chiếc máy chơi game này được bán tại Nhật Bản vào cuối năm 2004, Bắc Mỹ đầu năm 2005 và các nước sử dụng định dạng video PAL (50 Hz thay vì 60 Hz như chuẩn NTSC của Nhật và Mỹ, bao gồm Châu Úc, phần lớn Châu Âu, Châu Á và Châu Phi) vào cuối năm 2005.

Tất cả các phiên bản của PSP, trừ PSP Go, đều hỗ trợ đĩa UMD
Chiếc chơi game của Sony sở hữu cấu hình có thể được đánh giá là mạnh nhất trong tất cả các thiết bị cầm tay thời điểm đó với màn hình TFT LCD 4,3 inch, độ phân giải 480x272 có khả năng hiện thị 16 ngàn màu, chip MIPS 33 Mhz được hỗ trợ bởi 32 MB RAM, tích hợp loa stereo, cổng hồng ngoại và Wifi. Cùng với PSP, Sony cũng đưa ra một định dạng lưu trữ mới đó là UMD (Universal Media Disc), vừa cho phép lưu game vừa có thể trở thành đĩa phim. Ngoài ra, PSP còn hỗ trợ thẻ nhớ Memory Stick của Sony để lưu trữ nội dung (game, save, nhạc, phim,… )

PSP-2000 hay còn được biết đến với cái tên PSP Slim
Vào năm 2007, Sony ra mắt phiên bản mới của PSP mang tên PSP-2000 với kích thước nhỏ gọn và nhẹ hơn. Pin của phiên bản mới này mặc dù chỉ có 1200 mAh so với 1800 mAh của đời đầu nhưng nhờ được tối ưu hóa về phần cứng nên thời gian chơi thậm chí là còn cao hơn người anh em của mình. Một năm sau, PSP-3000 ra mắt với kích thước và trọng lượng còn nhỏ hơn cả PSP-2000. Song song đó, Sony cũng ra mắt một phiên bản hoàn toàn mới của PSP mang tên PSP Go với thiết kế trượt, tích hợp Bluetooth, không hỗ trợ UMD mà thay vào đó là dựa hoàn toàn vào PSN để tải game digital. Đây chính là động thái của Sony đáp ứng trào lưu tải game trực tuyến đang mới nổi thời đó (và trở nên vô cùng thịnh hành thời điểm hiện tại). Tuy nhiên, việc thay đổi thiết kế đã dẫn đến màn hình của PSP Go giảm xuống còn 3,8 inch (so với các phiên bản trước đó là 4,3 inch), kết hợp với thời gian dùng pin kém đã khiến nó trở thành phiên bản PSP có doanh số kém nhất.

PSP-3000 hay còn được gọi là PSP Brite

PSP Go là phiên bản có doanh số kém nhất của dòng máy chơi game PSP
Năm 2011, Sony ra mắt phiên bản cuối cùng của PSP mang tên PSP-E1000. Đây là dòng máy giá rẻ nhắm đến thị trường sử dụng chuẩn video PAL với giá 99 euro được chính thức bán ra vào ngày 26/10/2011. Không như các phiên bản PSP trước, để giảm giá, Sony quyết định không tích hợp Wifi, microphone và sử dụng loa mono. Máy có 2 tùy chọn màu là than đen như PS3 Slim (thời điểm mới ra mắt) và băng trắng (20/7/2012).

PSP-E1000 xuất hiện khá lặng lẽ khi các game thủ đang trông chờ sự xuất hiện của PS Vita
Vào thời điểm ra mắt, PSP chính là chiếc máy chơi game cầm tay đầu tiên của Sony, được thiết kế để đối đầu trực tiếp với Nintendo DS. So với đối thủ, PSP tỏ ra vượt trội về công nghệ và những trò chơi trên nền tảng này có đồ họa 3D tuyệt đẹp, được đánh giá là một 9 một 10 so với PS2. Tuy nhiên với số lượng nhà phát triển hùng hậu cùng cách chơi thú vị nhờ màn hình cảm ứng điện trở, Nintendo DS đã đánh bại hoàn toàn PSP về doanh số. Bên cạnh đó, định đạng đĩa UMD của Sony tỏ ra không mấy được lòng người tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất lo ngại về độ bền của nó (ít nhất là kém hơn định dạng băng của Nintendo đang sử dụng) và dần chuyển sang download trực tuyến thông qua PSN (đây cũng là nguyên nhân mà Sony ra mắt PSP Go, tuy nhiên những sai lầm trong thiết kế đã khiến nó thất bại thảm hại). Dù vậy, tính đến tháng 11/2013, Sony đã bán được 80 triệu máy PSP trên toàn cầu, một con số không hề tồi nếu xét đây là lần đầu tiên hãng điện tử Nhật Bản bước chân vào thị trường máy chơi game cầm tay.

Dù rất cố gắng, PSP vẫn thất bại trước Nintendo DS
Cũng cần phải lưu ý rằng mặc dù doanh số trên toàn cầu không như mong đợi, PSP rất được lòng các game thủ Nhật Bản. Đồ họa đẹp cho phép các hãng sản xuất tung ra các trò chơi thể loại visual novel (một thể loại game rất được ưa chuộng tại Nhật) đã thu hút được rất nhiều fan tại đất nước mặt trời mọc này. Bên cạnh đó, hãng game Capcom đã ra mắt trò chơi Monster Hunter, mở đầu trào lưu chơi game coop trực tuyến hiện nay. Series này nổi tiếng đến mức trở thành hiện tượng tại Nhật và rất nhiều nước khác. Đặc biệt là phiên bản Monster Hunter Portable 3rd trở thành trò chơi bán chạy nhất của PSP với doanh số 4,6 triệu.
Như vậy sau 10 năm làm mưa làm gió, Sony cuối cùng đã chính thức ngưng bán PSP tại Nhật, nơi mà nó được yêu mến nhất. Người kế thừa của nó hiện nay là PS Vita được ra mắt vào năm 2012. Phiên bản PS Vita Slim vừa được Sony giới thiệu vào cuối năm ngoái. Mặc dù cấu hình ấn tượng hơn PSP rất nhiều nhưng so với các thiết bị di động đầu bảng hiện nay, chiếc máy của Sony không còn khiến nhiều người phải trầm trồ nữa. Đặc biệt là đối với phiên bản Slim, hãng điện tử Nhật Bản đã quyết định dùng màn hình LCD thông thường thay cho OLED và được đánh giá là bước lùi rất lớn về chất lượng hình ảnh.
PSP hiện tại vẫn tiếp tục được bán ở các nước khác ngoài Nhật Bản. Tuy nhiên với việc hầu hết các hãng đã ngưng sản xuất game cho nó thì không sớm cũng muộn Sony sẽ khai tử chiếc máy này. Dù không thể lật đổ được sự thống trị của Nintendo trên thị trường máy chơi game cầm tay, PSP vẫn có thể tự hào về chặng đường đã qua của mình.