Ðề: Diễn đàn hội PIJAMA
Bữa giờ đọc chưa kỷ bài của Bác! Vấn đề là chổ bôi đen đấy Bác ạ.
Vì vậy các Bác nên chỉnh trở kháng trên avr cho đúng trở kháng của loa là ok nhất. L-)
Tại cái dòng bôi đen trên mà em từ bỏ giấc mơ RX8 ( trở kháng 4omh ), mặc dù rất là mê mẩn em nó.
Vì nội trở của receiver thường lớn hơn ampli stereo nhiều, nên tổng trở ngõ ra (tầng cuối cùng) thường cũng cao hơn, min 6ohm là good rồi. Giả sử receiver mà thiết kế được tổng trở ngõ ra mà từ 4ohm -> 16ohm thì xitrum vác RX8 về mà kg cần lo nghĩ nhỉ!
Còn vấn đề chỉnh đúng trở kháng cho loa trên receiver pi thì tại sao có cái có, có cái kg ? Vậy cái chỉnh được có tốt hơn cái kg chỉnh được ?????
Nếu họ kg cho chỉnh, có nghĩa là chúng ta đã ngầm hiểu nó auto ohm. Chúng ta cứ ghép loa 6ohm or 8ohm để receiver nó tự động cân dòng điện chảy qua tải sao cho phù hợp. Tóm lại, điều quan trọng nhất là chúng ta phải ghép công suất của receiver với loa sao cho thật phù hợp với nhau là OK. Ghép như mình thì ..ặc ặc =))
Có một thông số trên loa mọi người ai cũng bít mà lại ít để ý là độ nhạy của loa, đơn vị tính decibel(dB), các bác bỏ chút thời gian ngâm cứu tý nhé:
"Độ nhạy được đánh giá bằng cách xem xét mức nén âm (sound pressure level-SPL) của loa ở khoảng cách 1 mét khi được cung cấp 1 Watt công suất. Ví dụ, nếu độ nhạy của loa là "88dB/1W/1m" có nghĩa là ở khoảng cáh 1 mét và với 1 Watt, loa này có SPL là 88dB. Đây là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng phối hợp giữa loa và ampli. Để có âm thanh 100 dB, loa có độ nhạy 80 dB sẽ cần 100 Watt, còn một đôi loa 95 dB chỉ cần 3 Watt để tạo ra âm thanh tương tự.
Cứ mỗi 3dB công suất đòi hỏi sẽ giảm (hoặc tăng) gấp đôi. Loa có độ nhạy càng cao, càng đỡ hao công suất ampli."
* Định nghĩa decibel và công thức tính :
"Decibel là một đơn vị hàm loga, viết tắt là dB.
Tầm nghe của chúng ta khoảng từ 0 đến 125 dB. Dưới 40 dB thì nghe rất khó còn trên 105 dB thì tai sẽ bị đau đớn và trên 115 dB trong khoảng thời gian dài thì sẽ bị điếc vĩnh viễn. Có 2 cách tính dB: một dựa trên sự so sánh về điện áp và một dựa trên sự so sánh về công suất. Đừng nhầm lẫn giữa 2 cách này vì chúng hoàn toàn khác nhau.
-Dựa trên sự so sánh về điện áp:
Công thức tính dB = 20 Log U1/U2.
Cho tần số 1 KHz biên độ 1V RMS ở ngõ vào một ampli và đo được 20V RMS ở ngõ ra. Sau đó, để kiểm tra bandwidth của amply, ta tăng tần số lên 20 KHz (vẫn giữ biên độ 1V RMS) và đo được ở ngõ ra là 10V RMS ta sẽ thấy sự giảm tính theo dB là: 20 Log 20/10 = 6dB
-Dựa trên sự so sánh về công suất:
Công thức tính dB = 10 LOG P1/P2 .
Thí dụ: Một ampli cung cấp cho một loa (8 ohm) một công suất là 50 watt. Nếu ta đổi một loa khác và có được một công suất là 100 watt. Vậy khác biệt = 10 Log 100/50 = 3 dB, vậy ta nói công suất tăng thêm 3 dB.
Áp dụng thực tế: Bạn muốn mua loa và đang quan tâm đến vấn đề độ nhạy và lo lắng không biết cái loa của mình có phù hợp công suất với cái ampli hay không? Hãy giả định một số điều mà có lẽ nó đúng với mọi người: âm lượng tối đa để nghe nhạc là 102 dB. Đây là mức rất lớn và rất rộng rãi cho những người nghe hi-end. Nếu bạn có 1 cái loa với độ nhạy 82 dB/w/m thì bạn sẽ cần sự khuyếch đại thêm 20 dB tức là một ampli tối thiểu 100 watt. Nếu độ nhạy loa là 90 dB/w/m thì bạn sẽ cần sự khuyếch đại thêm 12 dB tức là một ampli công suất 15,8 watt. Và một loa 93 dB/w/m chỉ cần một ampli công suất 7.95 watt"
Nguồn trích Sir Google.
Tất cả các thông số trên có cái nào bất hợp lý kg các bác?

). Nhưng chúng đều mang
tính tương đối cả. Nếu chúng ta chỉ chăm bẩm vào những tiêu chí trên, về tất cả các thông số gì gì đó, chúng ta sẽ có những đôi loa la to hơn nhưng chẳng thấy hay hơn =))