
Sự ra đời của MacBook Air không chỉ đánh dấu mốc phát triển mới của máy tính xách tay, mà nó còn là niềm cảm hứng cho các thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới tạo ra những sản phẩm được coi là kiệt tác của mình. Ultrabook - một khái niệm phổ biến hiện nay thường được dùng để chỉ một chiếc laptop siêu mỏng và có cấu hình mạnh. Và Ultrabook không chỉ là một sản phẩm thông thường, nó còn là cách để các hãng công nghệ lấy "số má" cho mình trong mắt người tiêu dùng.
Tuần qua, 3 chiếc Ultrabook đã được ra mắt bởi các tên tuổi hàng đầu và người tiêu dùng có vẻ như sắp sửa đón nhận một trào lưu mới mà có thể khiến họ phải phân vân cho sự lựa chọn. Hãy cùng HDVietnam điểm qua những thiết bị điển hình này trong tuần qua để xem thực sự thì chuyện gì đang xảy ra:
1. Toshiba Portege Z830
Là chiếc Ultrabook đầu tiên của Toshiba, Portege Z830 có trọng lượng được xem là "nhẹ nhất thế giới hiện nay" với 1,11kg. Vỏ máy được làm từ hợp kim magie và nhôm rất chắc chắn, và có chiều dày khoảng 16mm. Được trang bị bàn phím LED-backlit chống thấm nước và pin 8 cell mang đến thời lượng sử dụng liên tục lên đến 8 tiếng.

2. Acer Aspire S3
Có các đường nét rất giống với đứa con cưng của Apple như kích thước 13,3 inch, vỏ màu trắng làm bằng hợp kim nhôm nguyên khối và cân nặng chưa đến 1,4kg, Aspire S3 được coi là đối thủ trực tiếp và nguy hiểm của Macbook Air trong thời gian tới.

3. Lenovo U300s
Lenovo U300s được phát hành với hai màu sắc để lựa chọn là cam và xám, thiết kế khá năng động nhưng cũng rất lịch lãm với cân nặng khoảng 1,32kg. Sản phẩm tích hợp pin có thời lượng sử dụng liên tục là 8 tiếng và được trang bị bàn phím chống thấm nước kết hợp với công nghệ tản nhiệt Intel Advanced Cooling Technology cao cấp không cần khe tản nhiệt, giúp trung hòa lượng nhiệt khắp bàn phím rồi lan tỏa và thoát ra các cạnh bên.

Tổng hợp và so sánh cấu hình:

Đôi nét về Ultrabook
Ultrabook là một thuật ngữ được đề xuất bởi Intel dùng để mô tả một nhóm laptop siêu di động mới nổi. Điểm đặc biệt thường thấy của chúng bao gồm: rất mỏng và nhẹ, thời lượng sử dụng pin cao, hiệu suất tốt, và sở hữu các tính năng tương tự máy tính bảng (như khởi động tức thời). Tại triển lãm Computex 2011, Intel ước tính sản phẩm này sẽ chiếm khoảng 40% phân khúc thị trường máy tính xách tay vào năm 2012.
[video=youtube;d61LiyoyM-Y]http://www.youtube.com/watch?v=d61LiyoyM-Y&feature=player_embedded[/video]
Các yêu cầu phần cứng:
Ba giai đoạn phát triển phần cứng cho Ultrabook đã được lên kế hoạch gắn liền với việc phát hành các bộ vi xử lý tiết kiệm điện: Sandy Bridge, Ivy Bridge và Haswell. Đó là:
Giai đoạn đầu (Quý 4 2011):
Giai đoạn thứ hai (2012)
Giai đoạn thứ ba (2013)
- Mỏng hơn 20mm
- Trọng lượng ít hơn 1,4 kg
- Thời lượng pin sử dụng từ 5 đến 8 tiếng
- Giá cả nằm trong khoảng 1.000USD
- Không có ổ đĩa quang
- Sử dụng ổ flash trạng thái rắn SSD (Solid-State Drive)
- Sử dụng bộ vi xử lý tiết kiệm điện (17W TDP) Sandy Bridge dành cho thiết bị di động:
- Intel Core i5-2467M (1,6 GHz)
- Intel Core i5-2557M (1,7 GHz)
- Intel Core i7-2637M (1,7 GHz)
- Intel Core i7-2677M (1,8 GHz)
- Sử dụng card đồ họa tích hợp tiên tiến (Intel HD 3000)
Giai đoạn thứ hai (2012)
- Sử dụng bộ vi xử lý tiết kiệm điện (~17W TDP) Intel Ivy dành cho thiết bị di động
- Tăng 30% hiệu suất đồ họa trên Sandy Bridge
- Tăng 20% hiệu suất CPU trên Sandy Bridge
Giai đoạn thứ ba (2013)
- Sử dụng bộ vi xử lý tiết kiệm điện (15W TDP) Intel Haswell dành cho thiết bị di động
- Hệ thống tiết kiệm năng lượng mới - bằng một nửa lượng điện năng tiêu thụ của giai đoạn đầu
Không chỉ nói suông, vào đầu tháng 8 vừa qua, Intel đã dốc thêm 300 triệu USD để đầu tư cho "câu lạc bộ" Ultrabook của hãng.
Có thể khẳng định rằng, Ultrabook sẽ là xu hướng công nghệ không chỉ dành riêng cho các thương hiệu lớn mà cơn bão này còn kéo theo rất nhiều người tiêu dùng, trong đó có chúng ta.
Ultrabook: "Hãy đợi đấy!"
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: