DeepSeek khiến các startup Trung Quốc tự tin, khẳng định ‘Made in China’ là hàng chất lượng, ‘đáng đồng tiền bát gạo’

NhatTrungNguyen

Super Moderators
Thành viên BQT

"DeepSeek và các công ty Trung Quốc thành công khác ở nước ngoài hiện đang mang lại cho những doanh nghiệp đi sau sự tự tin hơn khi được là chính mình", Giám đốc điều hành Chris Pereira của iMpact nhận định.​

2025-05-17084921-1747468421341-1747468421423541775794.jpg


Tờ Rest of World (RoT) cho hay thành công của những cái tên như DeepSeek đã tạo nên một bước ngoặt trong chiến lược quốc tế hóa của các startup Trung Quốc, từ "giấu mình" sang "tự tin khoe gốc gác", đồng thời kết hợp lợi thế nội tại cùng khả năng địa phương hóa để chinh phục thị trường toàn cầu.

Từ che giấu sang tự hào

Khi Jessy Wu chuẩn bị ra mắt công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo có trụ sở tại Bắc Kinh ở nước ngoài vào năm ngoái, cô đã vật lộn với một câu hỏi quen thuộc với nhiều nhà sáng lập công nghệ Trung Quốc: Công ty của cô có nên che giấu danh tính Trung Quốc không?

Theo RoT, trong nhiều năm các doanh nghiệp Trung Quốc đã cố tình che giấu nguồn gốc để tránh rào cản chính trị và giành được lòng tin của nhà đầu tư, người dùng phương Tây.

Việc Mỹ và Châu Âu liên tục nêu lên những lo lắng về an ninh quốc gia khiến thương hiệu "Made in China" trở thành vấn đề nhạy cảm.



DeepSeek khiến các startup Trung Quốc tự tin, khẳng định ‘Made in China’ là hàng chất lượng, ‘đáng đồng tiền bát gạo’- Ảnh 2.


Thế nhưng thành công của các ứng dụng như TikTok, RedNote và đặc biệt là mô hình AI của DeepSeek đã tạo niềm tin rằng chất lượng sản phẩm quan trọng hơn xuất xứ, giúp các startup tự tin công khai gốc gác Trung Quốc, đồng thời thuyết phục một số nhà sáng lập như Wu rằng họ không cần phải che giấu nguồn gốc nữa.

"DeepSeek đã cho chúng tôi thấy rằng miễn là sản phẩm của chúng tôi có tính cạnh tranh, chúng tôi không nên quá lo lắng về việc trở thành một công ty Trung Quốc. Sự phổ biến mà TikTok và RedNote đang nhận được ở Mỹ cho thấy người dùng thực sự chào đón các sản phẩm tốt của Trung Quốc", cô Wu nói với RoT khi cho biết nền tảng tạo phim của cô đã tăng trưởng đều đặn lượng người dùng trên khắp nước Mỹ và khu vực Đông Á dù vẫn công khai xuất xứ Trung Quốc.

Sự tự tin của Wu báo hiệu sự thay đổi trong các công ty khởi nghiệp Trung Quốc. Thay vì tránh né việc thu hút sự chú ý đến nguồn gốc Trung Quốc của mình, họ đang quảng bá những lợi thế cạnh tranh của việc là người Trung Quốc.

Sự trỗi dậy của DeepSeek đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm sự đột phá công nghệ tiếp theo của Trung Quốc.

Trong khi đó ngày càng nhiều công ty công nghệ Trung Quốc tung ra các sản phẩm bằng tiếng Anh, thậm chí là tuyên truyền quảng cáo với các phương tiện truyền thông nước ngoài, điều khá hiếm trước đây.

Thông thường, các doanh nghiệp Trung Quốc không coi trọng thị trường nước ngoài bởi với 1,4 tỷ dân, thị trường nội địa đã là miếng bánh béo bở cho họ kinh doanh.

Thế nhưng, việc dư thừa sản lượng khiến các hãng công nghệ Trung Quốc phải tích cực vươn ra thị trường nước ngoài để tìm kiếm tăng trưởng.

Nếu ban đầu những doanh nghiệp Trung Quốc này còn e ngại về xuất xứ thì giờ đây, rất nhiều hãng tự hào khi nói về sản phẩm "Made in China" của mình.

Đáng đồng tiền bát gạo

Tờ RoT cho hay nhiều nhà sáng lập cho rằng chất lượng sản phẩm quan trọng hơn nguồn gốc và người dùng quốc tế đón nhận sản phẩm Trung Quốc miễn là "đáng đồng tiền bát gạo".

Những nhà khởi nghiệp này đang vào các thế mạnh nguồn gốc Trung Quốc của mình, chẳng hạn như nhân lực kỹ sư giàu kinh nghiệm và chi phí sản xuất thấp, trong khi vẫn tuyển dụng nhân viên nước ngoài và tuân thủ các quy định của địa phương để tránh sự giám sát.



DeepSeek khiến các startup Trung Quốc tự tin, khẳng định ‘Made in China’ là hàng chất lượng, ‘đáng đồng tiền bát gạo’- Ảnh 3.


Anh Jia Zijian, người đã ra mắt ứng dụng học ngôn ngữ TalkMe của mình trên các cửa hàng ứng dụng toàn cầu vào năm ngoái, cho biết thành công của DeepSeek là bằng chứng về khả năng cạnh tranh của các công ty khởi nghiệp Trung Quốc.

"DeepSeek giúp các công ty khởi nghiệp công nghệ Trung Quốc nâng cao hình ảnh. … Tôi tin rằng các công ty nước ngoài khó có thể cạnh tranh với loại đổi mới mà chúng tôi tạo ra với hiệu quả chi phí như vậy", nhà khởi nghiệp Jia nói.

Mặc dù nhóm 10 người của TalkMe có trụ sở tại Bắc Kinh nhưng anh Jia đã đăng ký công ty của mình tại Singapore vào năm ngoái, giống như nhiều công ty Trung Quốc khác đã làm nhằm thu hút vốn nước ngoài tốt hơn.



Việc đăng ký, vận hành độc lập ở nước ngoài giúp giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi hơn khi gọi vốn từ nước ngoài.

Trên thực tế, chiến lược định danh linh hoạt của Jia không có gì mới. Nhiều công ty đăng ký doanh nghiệp ở Singapore hoặc dời bộ phận vận hành sang Mỹ, nhưng vẫn thừa nhận gốc gác Trung Quốc.

Một số ứng dụng của Trung Quốc ra mắt trong ba năm qua, chẳng hạn như ReelShort hay AI HeyGen, đã chuyển hoạt động cùng nhân viên của họ đến California ngay cả khi công khai nguồn gốc Trung Quốc của mình.

Những startup này nhấn mạnh tính "quốc tế hóa" và tuân thủ quy định địa phương hơn là tập trung xóa bỏ dấu ấn Trung Quốc như trước đây.

Anh Ivy Yang, một nhà phân tích công nghệ Trung Quốc và là người sáng lập công ty tư vấn Wavelet Strategy có trụ sở tại New York, cho biết cách tiếp cận này là sự kết hợp giữa lòng tự hào và chủ nghĩa thực dụng.

"Các công ty công nghệ của Trung Quốc sẽ không đột nhiên biến bản sắc nguồn gốc của họ thành lợi thế bán hàng nhưng chắc chắn là họ sẽ thở phào nhẹ nhõm sau khi DeepSeek ra mắt, rằng họ sẽ ít bị ảnh hưởng vì xuất xứ của mình", anh Yang cho hay.

Thay đổi tư duy truyền thông

Theo RoT, các công ty Trung Quốc từ lâu đã thuê người phương Tây để quảng bá hình ảnh quốc tế, đôi khi là giám đốc điều hành, đôi khi là diễn viên được trả tiền cho các sự kiện.

Thậm chí chúng còn phổ biến đến mức tạo ra một ngành được gọi là ngành công nghiệp thuê người nước ngoài.



DeepSeek khiến các startup Trung Quốc tự tin, khẳng định ‘Made in China’ là hàng chất lượng, ‘đáng đồng tiền bát gạo’- Ảnh 4.


Giám đốc điều hành Chris Pereira của hãng tư vấn truyền thông iMpact cho biết chỉ 1-2 năm trước, các cuộc trò chuyện với khách hàng Trung Quốc luôn bắt đầu bằng câu hỏi: "Làm thế nào để chúng tôi loại bỏ khía cạnh Trung Quốc khỏi hình ảnh của mình?"

Thế nhưng tư duy truyền thông và quảng cáo hình ảnh của doanh nghiệp Trung Quốc đang dần thay đổi.

Hiện nay, nhiều khách hàng đang hỏi về cách điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ của họ cho các thị trường nước ngoài theo kiểu "không phải để che giấu danh tính mà là để bản địa hóa hoạt động của họ".

"DeepSeek và các công ty Trung Quốc thành công khác ở nước ngoài hiện đang mang lại cho những doanh nghiệp đi sau sự tự tin hơn khi được là chính mình, tự tin rằng trở thành sản phẩm Trung Quốc ở nước ngoài là điều bình thường", ông Pereira nhận định.

Hiện nay, thay vì triệt tiêu "yếu tố Trung Quốc", họ tập trung vào "bản địa hóa" sản phẩm, chẳng hạn đặt tên tiếng Anh, làm video giới thiệu phù hợp địa phương, và trả lời báo chí nước ngoài.

Thay vì thuê "người ngoại" để làm đẹp hình ảnh, nhiều startup hiện tập trung vào địa phương hoá: tuyển nhân sự bản địa, xây dựng kênh truyền thông, video giới thiệu bằng tiếng Anh.

Ngoài ra, khi các công ty Trung Quốc mở rộng ra nước ngoài, họ sẽ tập trung nhiều hơn vào việc tạo ra các thương hiệu toàn cầu đặc biệt.

Ông Pereira cho biết các công ty Trung Quốc ra nước ngoài đang chọn tên phương Tây để tăng độ nhận diện, ví dụ trang mua sắm phổ biến Pinduoduo tại Trung Quốc lấy tên Temu khi ra nước ngoài.

"Giống như Coca-Cola có tên tiếng Trung là Kekoukele. … nếu chúng ta nhìn nhận theo góc độ đó, thì đó chính xác là những gì các thương hiệu Mỹ cũng làm trên toàn cầu. Không phải để che giấu bản sắc, xuất xứ của họ, mà là để bản địa hóa hoạt động của mình", giám đốc Pereira của iMpact kết luận.

*Nguồn: RoT, BI, Fortune
 
Bên trên