Ðề: [Dây audio] - Dây loa và dây tín hiệu ưu tiên dây nào?
E nghĩ để khẳng định có sự khác biệt thì chỉ cần test với điều kiện đơn giản như e nêu ra thôi,còn chắc để ăn 1M USD thì điều kiện đương nhiên nó phải khùm khoằm hơn rồi,tuy nhiên nó không có ý nghĩa trong cái việc khẳng định có sự khác biệt thực sự khi thay dây loa ko thôi ạ.Thực ra thì cũng có bác đo rồi vẽ ra phổ dòng điện trên cùng 1 hệ thống chỉ khác nhau dây rợ đây ạ
http://www.pearcable.com/sub_products_comice_frequencyresponse.htm
Đây là test của thằng bán cable bác nhé (giống như bác khoe test con bác thông minh hơn người ấy

)). Có mấy chỗ em thấy sao sao ý:
1. Nó dùng 4 CDP 4 kênh, nối 2 kênh ra 1 Amp dùng cable của nó và 2 kênh ra amp dùng cable đối thủ. Nó dùng amp không biết có cùng loại không? Mà cùng loại thì cái nối với cable "đối thủ" kia còn ngon không?
2. Bình thường các bài test phải bảo đảm ở thông số chuẩn, điện áp ra loa sao cho công suất ra loa phải là 1W. Với điện áp 1,25V kia thì muốn ra 1W thì loa có trở kháng...1,6ohm. Như vậy nhiều khả năng dây "đối thủ" kia là dây phơi quần áo

). Mà nếu vậy nó phải ảnh hưởng vùng tần số thấp nhiều hơn chứ nhẩy.
3. Trong đặc tuyến biên độ - tần số kia chỉ bằng phẳng trong khoảng 100Hz - 10kHz, như vậy hệ thống thử nghiệm quá tồi. Các bác về lục lại user manual bộ dàn các bác xem đặc tuyến tần số có ngon hơn bọn này không nhé.
4. Đây không phải là hình chụp màn hình máy đo, bác nào rành đồ họa xem hộ em hình này vẽ bằng gì nhé? Em dám chắc không phải paint
Tóm lại thí nghiệm không phải của lab rất mù mờ nên không đáng tin cậy
Bác dichtv ko công nhận sự khác biệt khi thay cáp nên ko giải thích được !

)
Bác nói rất đúng, không có đáp số cứ bắt em giải toán
Em toàn sài dây dưới 3m thì xem như bỏ qua L, C. Giờ chỉ còn trị R là nguyên nhân chính, R càng nhỏ thì dây càng tốt. Nếu độ dài dây dưới 3m thì R là bao nhiêu là an toàn vậy bác YeuNhac, làm sao để đo được R của dây ?
điện trở tính theo công thức:
trong đó:
L là chiều dài của dây dẫn, đo theo mét
S là tiết diện (diện tích xung quanh, được xem như mặt cắt hình tròn), đo theo m2
ρ (tiếng Hy Lạp: rô) là điện trở suất (hay còn gọi là điện trở riêng hoặc suất điện trở) của vật liệu, được đo bằng ôm·met (Ω·m)
Điện trở suất là thước đo khả năng kháng lại dòng điện của vật liệu.
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n_tr%E1%BB%9F_su%E1%BA%A5t
Trở kháng loa
thay đổi theo tần số
Ảnh một bộ phân tần 3 đường
Cái cục tròn dẹp màu vàng là cầu chì polyswitch ( high end ? ), 3 x .
Cuộn dây (L): chắc ai cũng biết.
Tụ điện (C): 5 cục to màu đen, 11 nhỏ màu xám.
Điện trở màu trắng.
Bác biết về điện tử thế nào cũng bị chửi cho mà xem

.
Nếu điện trở thay đổi theo tần số thì quá phức tạp, liệu có mối tương quan nào giữa tần số và R không nhỉ? Nếu có cách nào đó làm cho R ko thay đổi theo tầng số thì hay quá.
Theo em đc biết thì mạch phân tầng có tác dụng bóc tách các dãy tầng trước khi đưa tín hiệu ra củ loa. Đến đây thì vai trò của dây loa xem như kết thúc.
Trở kháng mới thay đổi theo tần số bác ạ, điện trở có bao giờ phụ thuộc tần số đâu, mong bác đọc kỹ

.
Thread này cũng khá dài, thông tin chắc các bác thu lượm được cũng nhiều phải không ạ. Mỗi người thu được "một cái gì đấy" cho riêng mình.
Qua đây em muốn các bác hiểu cho em rằng, đã dấn thân vào con đường vốn "đau khổ" này thì các bác đừng làm mình và những người khác "khổ đau" thêm nữa. Có đáng không khi bỏ ra hàng chục M để mua một cọng cable? Trong khi đó tiền không phải là vô tận mà còn nhiều thứ phải tiêu?
Trước đây, thời sửa chữa mua bán loa đài em cũng đã từng là một audiophile. Nhưng trước đây điều kiện chưa có nên ít ai chơi dây loa như giờ. Chỉ Amp nội địa, loa nội địa thôi. Nhớ lại mặt ông khách ngệt ra nhưng tỏ vẻ hiểu biết khi mình "thuyết" mà thấy thương thương. Nào là con Amp này chạy sò sắt nên tiếng nó đầy uy lực chứ không như sò than (lão ấy biết sò sắt hay sò than là gì đâu), mà con này chạy 9 sò (8 sò đã kinh rồi =))). Loa này dùng tép màng titan nên tiếng tách bạch, thanh nhưng không chói... nhưng giá hơi cao =)). Cặp loa này cho âm hình trải rộng, nhất là khi nhạc giao hưởng (em một nốt nhạc không biết, toàn nghe nhạc vàng, nhạc giao hưởng nghe ù tai lắm)... Ông khách gật gù lim dim mắt.
Nhưng nay em không là audiophile nữa, em hoàn lương rồi.
Nhân đây em kể lại câu chuyện của thằng bạn em là bác sỹ nó kể cho em nghe về sự ảnh hưởng của tâm lý con người: Có một ông bệnh nhân vốn bị dị ứng với thuốc có hoạt chất A (em không phải ngành y nên cóc nhớ được tên thuốc). Khi ông ta mắc bệnh, ông ta đến thằng bạn em để chữa. Bệnh này buộc phải dùng thuốc A mới khỏi. Thằng bạn em nó bảo ông ta trước khi tiêm thuốc A nó sẽ tiêm cho ông ấy thuốc B, thuốc B này có hoạt chất langon (em hiểu là: lá ngón), được sản xuất theo công nghệ EFI (em hiểu là Electronic Fuel Injection

)) của viện công nghệ Massachuset - Hoa Kỳ (mịa bọn này sản xuất cả thuốc cơ à).
Nó bắt đầu tiêm thuốc, nhưng mà là thuốc A, còn ông ta tưởng B. Nó hỏi thấy thế nào, ông ta bảo đúng là thuốc tốt có khác nghe tiếng bass trầm ấm, tiếng tép tách bạch, âm hình trải rộng - bỏ mịa, ông này cũng là dân HD à. À nhầm, ông ấy bảo sắp khỏi rồi không cần tiêm nữa cũng được, nhưng thằng bạn em bảo vẫn phải tiêm nữa (vì tiêm kháng sinh liêu cao phải tiêm thuốc bổ mà). Mũi 2 là thuốc bổ nhưng nó lại bảo là thuốc A, y như rằng vừa rút mũi tiêm ra ông ta lăn đùng tiếng bass thì đục, tiếng trung the thé chói tai, tiếng tép rối rắm, âm hình như hát solo...Ý lại quên, lăn đùng trợn mắt, giẫy đành đạch =))
Thằng bạn em hoảng quá đành nói thật, nhưng ông ấy lại không tin bảo chú nói để anh an tâm chứ gì, anh bị dị ứng thuốc A thật mà. Đúng là y học bó tay.
Thôi đây là bài viết cuối cùng của em trong thread này. Em biết, nhiều bác sẽ chửi em, em cũng sẽ không chửi lại đâu. Nêu các bác chửi em mà thấy xả stress được thì các bác cứ chửi. Chửi xong các bác sẽ thanh thản hơn, có thời gian suy nghĩ nhiều hơn, biết đâu trong các bác có người hồi tâm chuyển ý.
Bể khổ HD mênh mông - quay đầu lại là bờ.
Em xin gác bút, à gác phím.
Chúc các bác một buổi sáng tốt lành!