Angus_Bert
Film critic
[video=youtube;xZHFo65coTY]http://www.youtube.com/watch?v=xZHFo65coTY[/video] |
Với thời đại mà các thiết bị di động đang thống trị, những sản phẩm laptop truyền thống đang phải nỗ lực hết sức để thay đổi nhằm mong níu kéo người dùng. Trong tuần vừa rồi thì mình đã có dịp dùng thử chiếc Lenovo Yoga 2 Pro. Phải nói là trải nghiệm khá thú vị!
Thú vị về sức mạnh

Cũng giống như người đàn anh Lenovo IdeaPad Yoga ra mắt vào năm ngoái, Yoga 2 Pro năm giữ nguyên phong cách thiết kế màn hình lật 360 độ. Nhưng điểm khác biệt lớn thì lại nằm chủ yếu ở phần thông số cấu hình.
So với năm ngoái thì Yoga 2 Pro có sự nâng cấp về xử lí - với chip Intel Hasweel Core i5 4200U và đặc biệt là phân giải màn hình - đến tận 3200x1800p, cao hơn cả độ phân giải của Macbook Pro Retina. Còn cả hệ điều hành Windows 8.1 nữa. Phiên bản mà mình được trải nghiệm là phiên cản cấu hình thấp nhất. Nếu có nhu cầu thì người dùng vẫn có thể nâng cấp lên phiên bản dùng chip Core i7, dĩ nhiên là phải trả thêm tiền.
Thực chất để đánh giá sức mạnh của một chiếc laptop có chip xử lí Haswell 4200U đã có khá nhiều trên HDvietnam, và thật sự chênh lệch về hiệu năng của các hãng sản xuất là gần như không đáng kể và không cảm nhận được sự khác biệt. Tuy vậy thì phải nói sức mạnh của chiếc ultrabook này thực sự làm mình thỏa mãn, ít nhất là với nhu cầu làm việc và giải trí của một người bình thường.

Trong suốt gần một tuần sử dụng thì mình không gặp bất cứ vấn đề nào về xử lí tác vụ của Lenovo Yoga 2 Pro. Nó mạnh, nó nhanh, hay thậm chí là rất nhanh. Có lẽ là cũng nhờ vào việc trang bị ổ cứng SSD 256GB và hệ điều hành Windows 8.1 mượt mà. Mọi thứ đều trở nên nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn rất nhiều so với ngày thường - lướt web nhanh hơn, chỉnh sửa và xuất video chóng mặt hơn và đặc biệt là âm thanh yên tĩnh cực kì.
Trước khi rước siêu mẫu Yoga 2 Pro về nhà thì chiếc laptop mình đang xử dụng là con Dell Insprion 1510 siêu cùi. Mặc dù sức mạnh của nó cũng đủ làm mình thỏa mãn, nhưng tiếng gào rú từ quạt tản nhiệt lại là một vấn đề. Yoga 2 Pro thì khác, nó êm ái và tĩnh lặng. Thậm chí đôi khi mình ghé tai vào sát bàn phím cũng không thể cảm nhận được một chút âm thanh nào của một chiếc laptop đang hoạt động.

Đấy chưa phải là tất cả sự tuyệt vời mình cảm nhận được. Đáng phải nói chính là màn hình của con quái vật này. Cho đến thời điểm này, không có một chiếc laptop nào có màn hình khủng như Lenovo Yoga 2 Pro. Nó có kích thước 13.3 inch, nhưng độ phân giải lên đến 3K - 3200x1800p, còn cao hơn cả màn hình Retina của Macbook Pro 15 inch chỉ có 2880x1800. Điều này nghĩa là bạn sẽ được nhìn thấy những hình ảnh nét hơn rất nhiều so với thông thường, cũng như hiển thị được nhiều thông tin hơn.
Tuy vậy thì lợi bất cập hại, độ phân giải quá cao cũng đồng nghĩa với việc những chi tiết trên màn hình sẽ bị thu nhỏ đi rất nhiều. Tất cả điều này là nhờ vào sự 'thông minh' của Windows, và để khắc phục điều đó, mình luôn phải phóng to màn hình lên 200% để có thể đạt được tỉ lệ hài lòng.
Nhưng bù lại người dùng sẽ được mang đến một trải nghiệm hình ảnh hoàn toàn khác xa so với trước đây. Gần một tuần trải nghiệm và sau đó chia tay, mình đã gặp phải khó khăn khi quay trở về với con laptop cùi ghẻ phân giải 720p xưa cũ. Quá tệ cho một mối quan hệ!
Và thú vị về thiết kế

Thực sự lần đâu tiên nghe đến mẫu laptop Yoga của Lenovo, trong đầu mình đã hình thành một thành kiến rằng: "Laptop màn hình lật xoay thì ai mà thèm xài!". Nhưng khi mình viết những dòng đánh giá này, suy nghĩ đó đã thay đổi 180 độ.
Theo như những gì giới thiệu thì Yoga 2 Pro cung cấp đến 4 chế độ sử dụng: Laptop, Tent (dựng hình như cái lều để hiển thị), Stand (tương tự như Tent nhưng bàn phím úp xuống) và Tablet. Trong quá trình sử dụng mình hiếm khi tận dụng hết bốn chế độ này, chủ yếu vẫn là hai thứ thiết thực nhất - Laptop và Tablet.


Mình có một chiếc tablet và laptop, và luôn mang theo cặp đôi đó khi đi làm. Bình thường thì cảm giác không vấn đề gì, nhưng nếu ngày nào phải di chuyển nhiều, sự cồng kềnh và lỉnh kỉnh đúng là một cơn ác mộng. Với Yoga 2 Pro thì khác, cách thiết kế của nó giúp người dùng nhanh chóng chuyển hình dạng từ một chiếc laptop sang một chiếc tablet. Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng tin mình đi, đã dùng rồi thì thấy đây là một cải tiến rất thông minh.
Trong rất nhiều nơi mình di chuyển thì diện tích làm việc là rất hạn chế, và việc vừa sử dụng được tablet và laptop là điều không thể. Việc kết hợp được cả latop và tablet vào trong một tablet, cùng với kiểu dáng mỏng nhẹ thực sự khiến mình quên đi hai thứ thừa thãi kia. Có thể vừa viết tin xong thì gập vào để biến thành một chiếc tablet phục vụ cho công việc giải trí, thay vì phải mất công tắt máy - cất vào balo - rút Surface ra.

Cứ thử tưởng tượng bạn phải ngồi trên máy bay hay bình dân hơn là xe bus, với chỗ ngồi chật chội không đủ để nhét chân thì thiết kế gập 360 độ này này Lenovo là một điều khiến mình vô cùng thích thú.


Mặc dù vậy, vẫn phải có những điểm chê trách cần nhà sản xuất khắc phục trong phiên bản kế tiếp. Với thiết kế mỏng nhẹ và dễ dàng biến thành một chiếc tablet thì Yoga 2 Pro phải hi sinh kha khá thứ. Đó là các cổng kết nối - rất ít cổng USB, và sử dụng chuẩn micro HDMI, và cả nút bấm nữa - nút âm lượng, nút nguồn vô cùng chìm và nhỏ, đến mức lần đâu tiên mình cầm máy thì phải mất đến 5 phút để tìm ra. OMG!


Thêm nữa, nếu như so với một chiếc laptop thì Lenovo Yoga 2 Pro có một thân hình siêu mẫu, nhưng nếu biến nó thành một chiếc tablet thì trông nó phát phì như một con lợn. Phần tản nhiệt lại được đặt tại khớp xoay chiếc máy, nên khi chuyển sang chế độ Tablet cũng phả thẳng luôn vào người sử dụng. Vì thế mình rất lo lắng nếu rước Yoga 2 Pro về thì sao mà sinh con cái đây.

Dù gì đi nữa, mình vẫn có những trải nghiệm thú vị với sản phẩm hyrbrid của Lenovo. Nó nhanh, nó mạnh, nó êm ái như một chiếc siêu xe với kiểu dáng tuyệt đẹp, lại vừa đa năng hai thì cho những ai muốn sự gọn nhẹ và tiện lợi. Mình thực sự đã nghĩ đến việc sắm một em Yoga 2 Pro chỉ sau vài ngày dùng thử. Nhưng với mức giá 28 triệu cho bản Core i5 và 29.5 triệu đồng cho bản Core i7, thì có lẽ mong muốn này phải đợi sau vài tháng nữa.

Theo Angus_Bert trải nghiệm
Chỉnh sửa lần cuối: