torune
Film critic
Công nghệ vẫn cứ tiếp tục phát triển và chúng ta luôn chứng kiến nhiều sự vượt bậc trên các lĩnh vực. Mới đây, một kỷ lục về tốc độ truyền tải dữ liệu đã được thiết lập bởi nhóm nghiên cứu Giao tiếp quang tốc độ cao (Hi-speed Optical Communication) tại Viện nghiên cứu lượng tử Fotonik ở Đại học Đan Mạch (DTU Fotonik) . Tốc độ mà nhóm đạt được là 43 terabit/giây, chính thức phá bỏ kỷ lục 32 terabit/giây lập nên bởi nhóm nghiên cứu tới từ Viện nghiên cứu Karlusruhe (Đức). Dĩ nhiên, con số 43 terabit/giây (~5 terabyte/giây) đã được kiểm chứng tại Diễn đàn CLEO 2014 (Thảo luận về công nghệ laser và quang điện).
Những cuộc rượt đuổi tìm ra tốc độ truyền tải đã và đang diễn ra không ngừng, góp phần vào công cuộc phát triển lưu lượng dữ liệu được trao đổi ngày càng khổng lồ trên mạng Internet, được dự đoáng tăng trưởng từ 40-50%/năm. Thêm nữa, bức xạ gián tiếp từ nguồn năng lượng tiêu thụ cho quá trình nối mạng cao hơn bức xạ trực tiếp từ carbon của nền công nghiệp vận chuyển. Vì vậy, tìm kiếm một giải pháp truyền dữ liệu nhanh trong thời gian ngắn nhất luôn được các nhà nghiên cứu đặt lên hàng đầu.
Trở lại với thành công của nhóm nghiên cứu tại DTU Fotonik, để đạt được kết quả không tưởng, họ đã sử dụng loại cáp quang đặc biệt sản xuất bởi công ty truyền thông Nhật Bản NTT. Loại cáp mới chứa 7 lõi quang thay vì 1 lõi như cáp quang thông thường, giúp truyền tải được nhiều dữ liệu hơn. Mặt dù số lượng lõi của cáp quang mới lên tới 7, kích thước của nó không khác gì một sợi cáp thông thường.
Trước đây, nhóm nghiên cứu cũng đã đạt được nhiều kỷ lục truyền dẫn nhưng rồi lại bị các công trình khác vượt mặt. Đơn cử, năm 2009, họ trở thành người đầu tiên đưa thông số truyền dẫn sang hàng terabit với tia laser. Ngoài ra, họ còn đạt được tốc độ truyền dẫn lớn hơn con số 43 terabit/giây rất nhiều (cụ thể là 1 petabit/giây) nhưng điều này đòi hỏi sử dụng nhiều cáp cũng như tia laser và nó chưa khả thi với tình hình thực tế.
Hãy thử tưởng tượng chúng ta có thể làm gì được với đường truyền 43 terabit/giây. Sao chép nhiều ổ cứng chỉ trong vài nốt nhạc! Ngoài ra, đây chỉ là tốc độ truyền tải với một tia laser duy nhất qua một sợi cáp quang. Nghĩ xem, với nhiều tia laser và nhiều cáp nữa, tốc độ sẽ lên tới chừng nào?
Những cuộc rượt đuổi tìm ra tốc độ truyền tải đã và đang diễn ra không ngừng, góp phần vào công cuộc phát triển lưu lượng dữ liệu được trao đổi ngày càng khổng lồ trên mạng Internet, được dự đoáng tăng trưởng từ 40-50%/năm. Thêm nữa, bức xạ gián tiếp từ nguồn năng lượng tiêu thụ cho quá trình nối mạng cao hơn bức xạ trực tiếp từ carbon của nền công nghiệp vận chuyển. Vì vậy, tìm kiếm một giải pháp truyền dữ liệu nhanh trong thời gian ngắn nhất luôn được các nhà nghiên cứu đặt lên hàng đầu.
Trở lại với thành công của nhóm nghiên cứu tại DTU Fotonik, để đạt được kết quả không tưởng, họ đã sử dụng loại cáp quang đặc biệt sản xuất bởi công ty truyền thông Nhật Bản NTT. Loại cáp mới chứa 7 lõi quang thay vì 1 lõi như cáp quang thông thường, giúp truyền tải được nhiều dữ liệu hơn. Mặt dù số lượng lõi của cáp quang mới lên tới 7, kích thước của nó không khác gì một sợi cáp thông thường.
Trước đây, nhóm nghiên cứu cũng đã đạt được nhiều kỷ lục truyền dẫn nhưng rồi lại bị các công trình khác vượt mặt. Đơn cử, năm 2009, họ trở thành người đầu tiên đưa thông số truyền dẫn sang hàng terabit với tia laser. Ngoài ra, họ còn đạt được tốc độ truyền dẫn lớn hơn con số 43 terabit/giây rất nhiều (cụ thể là 1 petabit/giây) nhưng điều này đòi hỏi sử dụng nhiều cáp cũng như tia laser và nó chưa khả thi với tình hình thực tế.
Hãy thử tưởng tượng chúng ta có thể làm gì được với đường truyền 43 terabit/giây. Sao chép nhiều ổ cứng chỉ trong vài nốt nhạc! Ngoài ra, đây chỉ là tốc độ truyền tải với một tia laser duy nhất qua một sợi cáp quang. Nghĩ xem, với nhiều tia laser và nhiều cáp nữa, tốc độ sẽ lên tới chừng nào?
Theo engadget, dtu.dk
Chỉnh sửa lần cuối: