scotty
Well-Known Member
Phong cách sống ngày càng thay đổi theo cùng sự tiến bộ vượt bực của công nghệ. Ngay cả trong không gian sống bé nhỏ như nhà bếp cũng có thể đáp ứng tốt cuộc sống nếu như ta chuyển hóa một công cụ, thành phần đơn lẻ nào đó trở thành đa năng. Với ý tưởng về một nhà bếp tương lai như thế, Electrolux - công ty đồ dùng gia dụng nổi tiếng trên toàn thế giới, hiện đang tổ chức một cuộc thi có tên gọi Electrolux Design Lab dành cho các sinh viên tham gia và giới thiệu các thiết kế tương lai về đồ dùng bếp.
Đây là cuộc thi thường niên tổ chức trên phạm vi toàn cầu, và năm nay là lần tổ chức thứ 9 của Electrolux Design Lab. Cuộc thi nhằm thách thức các sinh viên trong ngành thiết kế công nghiệp ứng dụng công nghệ Intelligent Mobility (Di động thông minh) vào trong các đồ dùng gia dụng.
Trong tổng số 1.300 thí sinh tham gia, BTC đã chọn ra được 8 nhà thiết kế trẻ đến từ Úc, Canada, Phần Lan, Hungary, New Zealand, Slovakia và Hoa Kỳ. 8 thí sinh lọt vào vòng chung kết này sẽ trình bày ý tưởng của mình trước Ban giám khảo gồm nhiều nhà thiết kế chuyên nghiệp vào ngày 7/9/2011 tại Luân Đôn. Ban giám khảo sẽ xem xét các bài thi dự trên các tiêu chí thiết kế trực quan, tính đổi mới và hiểu biết sâu về người tiêu dùng để trao giải. Giải nhất là một vị trí thực tập 6 tháng được đài thọ toàn bộ kinh phí tại Trung tâm Thiết kế toàn cầu Electrolux, cùng khoản tiền mặt là 5.000 Euro. Giải nhì trị giá 3.000 Euro và giải ba là 2.000 Euro.
Sau đây là 8 ý tưởng thiết kế đã lọt vào vòng chung kết Electrolux Design Lab 2011:
Robo TAP Cleaner (Máy hút bụi Robo TAP)
Ý tưởng: Robo TAP là một cải tiến thông minh của loại máy hút bụi chân không tự động, có chức năng xác định chính xác vị trí để vệ sinh. Một hệ thống IPS kết hợp với bộ điều khiển từ xa đơn giản sẽ được gắn vào giày hoặc dép lê của người dùng. Chỉ cần vỗ nhẹ hai lần lên chỗ dơ bẩn sẽ khiến Robo TAP chạy đến đúng chỗ đó để vệ sinh. Vỗ nhẹ thêm 2 lần nữa sẽ hủy lệnh vừa rồi và vỗ 3 lần sẽ đưa máy hút bụi trở về chương trình tự động của nó.
Mobile Induction Heat Plate (Bếp hâm nóng cảm ứng di động)
Ý tưởng: Bếp hâm nóng cảm ứng thông minh này là giải pháp thu gọn cho những ai trên đường di chuyển. Đặt bếp này vào bất kỳ chỗ nào thuận tiện và kết hợp dùng với điện thoại thông minh của bạn để giữ an toàn cho con bạn từ xa. Ứng dụng smartphone được thiết kế dành để dùng với loại bao bì thực phẩm thông minh có gắn nhãn NFC (công nghệ trường gần), và trên nhãn này có các chỉ định hướng dẫn cách thức hâm nóng thức ăn đúng quy cách. Ứng dụng smartphone còn đi kèm một "bộ nhớ" để ghi nhớ kiểu nấu trước đó của bạn. Bếp cảm ứng có thiết kế đen trắng bóng bẩy, một tay cầm bằng gỗ để dễ dàng xách đi hoặc treo trên tường khi sạc pin.
Onda Portable Microwave (Lò vi ba xách tay Onda)
Ý tưởng: Lò vi ba xách tay Onda là một cải tiến rất thông minh về đồ dùng đã được giới thiệu lần đầu đến các hộ gia đình vào năm 1955. Các món ăn đã sơ chế sẵn được đặt vào trong bao bì thực phẩm và bỏ vào lò để hâm nóng. Cụ thể là, Onda có bề mặt để bao thực phẩm đút trượt vào và chất nhôm bên trong thiết bị sẽ dẫn điện khi niêm phong bao được mở. Pin giấy sẽ được dùng để cấp nguồn, giúp cho Onda vừa có đặc tính thông minh vừa thân thiện với môi trường. Lò vi ba Onda xuất hiện trong lớp vỏ nhiều màu sắc khác nhau phù hợp với sở thích người dùng.
Portable Spot Cleaner (Máy chùi vết bẩn xách tay)
Ý tưởng: Những ai hay đi công tác xa hay du lịch thì sẽ thấy thiết bị này tiện lợi như thế nào. Máy làm sạch vết bẩn này gồm có 2 thành phần rời và đặt chúng vào 2 mặt ngoài và trong của vải rồi chọn chế độ làm sạch thích hợp. Thiết bị dùng các hạt ion âm và hơi nước để làm mới lại áo quần và gỡ sạch các vết bẩn. Cấp nguồn bằng loại pin tinh thể đường cát (sugar crystal battery).
Ribbon (Ruy băng hâm nóng và làm lạnh)
Ý tưởng: Ribbon là một thiết bị di động làm nóng hay làm lạnh đa chức năng. Hình dáng độc độc và tính mềm dẻo của nó cho phép quấn quanh cái nồi hay bình đựng thức ăn hay đồ uống để hâm nóng (mặt màu đen) hoặc làm lạnh (mặt màu trắng). Các nút điều kiển được đặt ở bên tiện sử dụng. Pin nhiệt điện có thể sạc lại ngoài cấp nguồn còn đảm nhiệm chức năng sạc pin cho thiết bị khi không sử dụng, bằng cách chuyển nhiệt dư thành điện.
Salve Bagel Toaster (Lò nướng bánh mì vòng Bagel)
Ý tưởng: Lò nướng bánh mì vòng Bagel đặc biệt thuận tiện cho những ai không có thời gian cho bữa điểm tâm sáng. Đặt một chiếc bánh Bagel vào lò và nó bắt đầu tự động quay. Khi thấy bánh chuyển màu, chỉ việc lấy ra và thưởng thức. Thiết bị này rất tiết kiệm năng lượng nhờ dùng pin tinh thể đường cát hoặc sạc trên dock gốm cảm ứng.
Smoobo Blender (Máy trộn Smoobo)
Ý tưởng: Máy trộn Smoobo nhằm đem lại sự thích thú cũng như dễ dàng sử dụng. Chỉ cần mở nắp, bỏ nguyên liệu vào và cho nó nảy bật trên nền nhà. Mỗi lần nảy là kích hoạt các viên pin động học (kinetic battery), lần lượt cấp nguồn cho các cánh khuấy để tạo ra món sinh tố trộn cực nhuyễn, sau đó mở nắp trút vào ly mà thưởng thức.
Sous-vide Cell Cooker (Bếp nấu Sous-vide)
Bếp nấu Sous-vide lấy cảm hứng từ xu hướng nhà nghề là nấu nướng chậm rãi. Phương pháp Sous-vide giúp cho người nấu những món ăn bổ dưỡng và ngon miệng theo thời gian định trước. Tận dụng mạng Internet cá nhân hóa và ứng dụng smartphone giúp bạn lên kế hoạch món ăn cho cả tuần sau (nhằm tiết kiệm thời gian) và hỗ trợ bạn mua những nguyên liệu chế biến cần thiết. Các thành phần nguyên liệu được bọc trong túi nhựa kín hơi và ngâm trong một bình nước suốt 72 giờ đồng hồ (một khoản thời gian nấu nướng lâu khác thường) - tại một nhiệt độ được ấn định chính xác và thấp hơn nhiều so với nhiệt độ nấu nướng bình thường: tầm 60°C. Mục đích là để giữ được tính nguyên vẹn cho các thành phần thực phẩm và kiểm soát được quá trình nấu một cách chuẩn xác.
Tất cả các ý tưởng lọt vào vòng chung kết trên đều thể hiện tính cải tiến đổi mới về đồ dùng gia dụng. Trong thời gian chờ đợi xem ý tưởng nào sẽ đoạt giải nhất, anh em HD thử đánh giá và chấm trước xem nào!

Đây là cuộc thi thường niên tổ chức trên phạm vi toàn cầu, và năm nay là lần tổ chức thứ 9 của Electrolux Design Lab. Cuộc thi nhằm thách thức các sinh viên trong ngành thiết kế công nghiệp ứng dụng công nghệ Intelligent Mobility (Di động thông minh) vào trong các đồ dùng gia dụng.
Trong tổng số 1.300 thí sinh tham gia, BTC đã chọn ra được 8 nhà thiết kế trẻ đến từ Úc, Canada, Phần Lan, Hungary, New Zealand, Slovakia và Hoa Kỳ. 8 thí sinh lọt vào vòng chung kết này sẽ trình bày ý tưởng của mình trước Ban giám khảo gồm nhiều nhà thiết kế chuyên nghiệp vào ngày 7/9/2011 tại Luân Đôn. Ban giám khảo sẽ xem xét các bài thi dự trên các tiêu chí thiết kế trực quan, tính đổi mới và hiểu biết sâu về người tiêu dùng để trao giải. Giải nhất là một vị trí thực tập 6 tháng được đài thọ toàn bộ kinh phí tại Trung tâm Thiết kế toàn cầu Electrolux, cùng khoản tiền mặt là 5.000 Euro. Giải nhì trị giá 3.000 Euro và giải ba là 2.000 Euro.
Sau đây là 8 ý tưởng thiết kế đã lọt vào vòng chung kết Electrolux Design Lab 2011:

Robo TAP Cleaner (Máy hút bụi Robo TAP)
Quốc gia: Hàn Quốc
Sinh viên thiết kế: Gyu Ha Choi
Trường: Đại học Toàn cầu Handong
Sinh viên thiết kế: Gyu Ha Choi
Trường: Đại học Toàn cầu Handong
Ý tưởng: Robo TAP là một cải tiến thông minh của loại máy hút bụi chân không tự động, có chức năng xác định chính xác vị trí để vệ sinh. Một hệ thống IPS kết hợp với bộ điều khiển từ xa đơn giản sẽ được gắn vào giày hoặc dép lê của người dùng. Chỉ cần vỗ nhẹ hai lần lên chỗ dơ bẩn sẽ khiến Robo TAP chạy đến đúng chỗ đó để vệ sinh. Vỗ nhẹ thêm 2 lần nữa sẽ hủy lệnh vừa rồi và vỗ 3 lần sẽ đưa máy hút bụi trở về chương trình tự động của nó.

Mobile Induction Heat Plate (Bếp hâm nóng cảm ứng di động)
Quốc gia: Phần Lan
Sinh viên thiết kế: Tommi Moilanen
Trường: Đại học Nghệ thuật và Thiết kế Aalto
Sinh viên thiết kế: Tommi Moilanen
Trường: Đại học Nghệ thuật và Thiết kế Aalto
Ý tưởng: Bếp hâm nóng cảm ứng thông minh này là giải pháp thu gọn cho những ai trên đường di chuyển. Đặt bếp này vào bất kỳ chỗ nào thuận tiện và kết hợp dùng với điện thoại thông minh của bạn để giữ an toàn cho con bạn từ xa. Ứng dụng smartphone được thiết kế dành để dùng với loại bao bì thực phẩm thông minh có gắn nhãn NFC (công nghệ trường gần), và trên nhãn này có các chỉ định hướng dẫn cách thức hâm nóng thức ăn đúng quy cách. Ứng dụng smartphone còn đi kèm một "bộ nhớ" để ghi nhớ kiểu nấu trước đó của bạn. Bếp cảm ứng có thiết kế đen trắng bóng bẩy, một tay cầm bằng gỗ để dễ dàng xách đi hoặc treo trên tường khi sạc pin.

Onda Portable Microwave (Lò vi ba xách tay Onda)
Quốc gia: Hoa Kỳ
Sinh viên thiết kế: Matthew Schwartz
Trường: Đại học Bang California, Long Beach
Sinh viên thiết kế: Matthew Schwartz
Trường: Đại học Bang California, Long Beach
Ý tưởng: Lò vi ba xách tay Onda là một cải tiến rất thông minh về đồ dùng đã được giới thiệu lần đầu đến các hộ gia đình vào năm 1955. Các món ăn đã sơ chế sẵn được đặt vào trong bao bì thực phẩm và bỏ vào lò để hâm nóng. Cụ thể là, Onda có bề mặt để bao thực phẩm đút trượt vào và chất nhôm bên trong thiết bị sẽ dẫn điện khi niêm phong bao được mở. Pin giấy sẽ được dùng để cấp nguồn, giúp cho Onda vừa có đặc tính thông minh vừa thân thiện với môi trường. Lò vi ba Onda xuất hiện trong lớp vỏ nhiều màu sắc khác nhau phù hợp với sở thích người dùng.


Portable Spot Cleaner (Máy chùi vết bẩn xách tay)
Quốc gia: Slovakia
Sinh viên thiết kế: Adrian Mankovecky
Trường: Học viện Thiết kế Mỹ thuật Bratislava
Sinh viên thiết kế: Adrian Mankovecky
Trường: Học viện Thiết kế Mỹ thuật Bratislava
Ý tưởng: Những ai hay đi công tác xa hay du lịch thì sẽ thấy thiết bị này tiện lợi như thế nào. Máy làm sạch vết bẩn này gồm có 2 thành phần rời và đặt chúng vào 2 mặt ngoài và trong của vải rồi chọn chế độ làm sạch thích hợp. Thiết bị dùng các hạt ion âm và hơi nước để làm mới lại áo quần và gỡ sạch các vết bẩn. Cấp nguồn bằng loại pin tinh thể đường cát (sugar crystal battery).


Ribbon (Ruy băng hâm nóng và làm lạnh)
Quốc gia: Australia
Sinh viên thiết kế: Enzo Kocak
Trường: Đại học Monash
Sinh viên thiết kế: Enzo Kocak
Trường: Đại học Monash
Ý tưởng: Ribbon là một thiết bị di động làm nóng hay làm lạnh đa chức năng. Hình dáng độc độc và tính mềm dẻo của nó cho phép quấn quanh cái nồi hay bình đựng thức ăn hay đồ uống để hâm nóng (mặt màu đen) hoặc làm lạnh (mặt màu trắng). Các nút điều kiển được đặt ở bên tiện sử dụng. Pin nhiệt điện có thể sạc lại ngoài cấp nguồn còn đảm nhiệm chức năng sạc pin cho thiết bị khi không sử dụng, bằng cách chuyển nhiệt dư thành điện.

Salve Bagel Toaster (Lò nướng bánh mì vòng Bagel)
Quốc gia: Canada
Sinh viên thiết kế: Kent Madden
Trường: Đại học Carleton
Sinh viên thiết kế: Kent Madden
Trường: Đại học Carleton
Ý tưởng: Lò nướng bánh mì vòng Bagel đặc biệt thuận tiện cho những ai không có thời gian cho bữa điểm tâm sáng. Đặt một chiếc bánh Bagel vào lò và nó bắt đầu tự động quay. Khi thấy bánh chuyển màu, chỉ việc lấy ra và thưởng thức. Thiết bị này rất tiết kiệm năng lượng nhờ dùng pin tinh thể đường cát hoặc sạc trên dock gốm cảm ứng.


Smoobo Blender (Máy trộn Smoobo)
Quốc gia: New Zealand
Sinh viên thiết kế: Roseanne de Bruin
Trường: Đại học Massey
Sinh viên thiết kế: Roseanne de Bruin
Trường: Đại học Massey
Ý tưởng: Máy trộn Smoobo nhằm đem lại sự thích thú cũng như dễ dàng sử dụng. Chỉ cần mở nắp, bỏ nguyên liệu vào và cho nó nảy bật trên nền nhà. Mỗi lần nảy là kích hoạt các viên pin động học (kinetic battery), lần lượt cấp nguồn cho các cánh khuấy để tạo ra món sinh tố trộn cực nhuyễn, sau đó mở nắp trút vào ly mà thưởng thức.


Sous-vide Cell Cooker (Bếp nấu Sous-vide)
Quốc gia: Hungary
Sinh viên thiết kế: Adam Miklosi
Trường: Đại học Tây Hungary - Viện Nghệ thuật thiết kế ứng dụng
Sinh viên thiết kế: Adam Miklosi
Trường: Đại học Tây Hungary - Viện Nghệ thuật thiết kế ứng dụng
Bếp nấu Sous-vide lấy cảm hứng từ xu hướng nhà nghề là nấu nướng chậm rãi. Phương pháp Sous-vide giúp cho người nấu những món ăn bổ dưỡng và ngon miệng theo thời gian định trước. Tận dụng mạng Internet cá nhân hóa và ứng dụng smartphone giúp bạn lên kế hoạch món ăn cho cả tuần sau (nhằm tiết kiệm thời gian) và hỗ trợ bạn mua những nguyên liệu chế biến cần thiết. Các thành phần nguyên liệu được bọc trong túi nhựa kín hơi và ngâm trong một bình nước suốt 72 giờ đồng hồ (một khoản thời gian nấu nướng lâu khác thường) - tại một nhiệt độ được ấn định chính xác và thấp hơn nhiều so với nhiệt độ nấu nướng bình thường: tầm 60°C. Mục đích là để giữ được tính nguyên vẹn cho các thành phần thực phẩm và kiểm soát được quá trình nấu một cách chuẩn xác.
Tất cả các ý tưởng lọt vào vòng chung kết trên đều thể hiện tính cải tiến đổi mới về đồ dùng gia dụng. Trong thời gian chờ đợi xem ý tưởng nào sẽ đoạt giải nhất, anh em HD thử đánh giá và chấm trước xem nào!
Theo Dexigner