Công nghệ sợi sinh học đột phá giúp xử lý rác thải điện tử

NhatTrungNguyen

Super Moderators
Thành viên BQT

Một loại sợi sinh học phân hủy đột phá hứa hẹn sẽ thay đổi ngành dệt may điện tử và giải quyết vấn đề rác thải điện tử ngày càng gia tăng.​


Được dẫn dắt bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí npj Flexible Electronics vào tháng 7.2025 nhằm giới thiệu một vật liệu thân thiện với môi trường. Sợi sinh học này có khả năng phân hủy tự nhiên mà không gây hại cho môi trường, khác biệt hoàn toàn so với các loại vải điện tử truyền thống thường tạo ra rác thải.

2-1752963552734328542693.jpg


Sợi sinh học này được làm từ polyme tái tạo, vẫn duy trì chức năng cho công nghệ đeo được trong khi có thể phân hủy trong đất hoặc phân hữu cơ. Điều này đáp ứng được mục tiêu phổ biến các thiết bị điện tử bền vững trong tương lai, giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu.


Được biết, hơn 50 triệu tấn rác thải điện tử đang được tạo ra hằng năm, với phần lớn từ các sản phẩm dệt may không thể tái chế, chứa kim loại và nhựa. Những sợi sinh học này không chỉ cho phép phát triển công nghệ đeo tiên tiến, như vải theo dõi sức khỏe, mà còn giảm thiểu tác hại đến môi trường.

Khác với vải dệt điện tử thông thường có thể tồn tại hàng thế kỷ trong các bãi chôn lấp, những sợi này có thể phân hủy trong vài tháng, phù hợp với các mục tiêu của nền kinh tế tuần hoàn. Điều này có thể định hình lại nhiều ngành công nghiệp, từ thời trang đến chăm sóc sức khỏe.

Tương lai thú vị của sợi sinh học

Nếu đang sử dụng smartwatch, máy theo dõi sức khỏe hay các thiết bị đeo khác, công nghệ này có thể giúp sản phẩm tiếp theo trở nên thân thiện với môi trường mà không ảnh hưởng đến hiệu suất. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc tiêu thụ công nghệ mà không cảm thấy tội lỗi, đồng thời giảm thiểu lượng khí thải độc hại từ các thiết bị đeo bị bỏ đi.

Hơn nữa, sợi sinh học mở ra cơ hội cho quần áo thông minh bền vững có thể theo dõi sức khỏe hoặc kết nối với điện thoại mà không gây ô nhiễm môi trường.
 
Bên trên