Công nghệ 3D - Tiếp tục tiến bước mạnh mẽ

Kinh3D

New Member
3D đã có từ lâu. Khái niệm 3D xuất hiện khi tôi còn là đứa trẻ, được người lớn đưa cho một tập ảnh không gian 3 chiều và phải bỏ thời gian ra để "luyện mắt" mới xem được. Từ cuối năm 2009, công nghệ 3D “bén duyên” với điện ảnh và một loạt hãng sản xuất thiết bị để hình thành một xu hướng đến nay có thể xem như tất yếu

a1003-cn-74a.jpg


3D đã có từ lâu. Khái niệm 3D xuất hiện khi tôi còn là đứa trẻ, được người lớn đưa cho một tập ảnh không gian 3 chiều và phải bỏ thời gian ra để "luyện mắt" mới xem được. Từ cuối năm 2009, công nghệ 3D “bén duyên” với điện ảnh và một loạt hãng sản xuất thiết bị để hình thành một xu hướng đến nay có thể xem như tất yếu

Công nghệ 3D được nhiều nơi đề cập khá chi tiết. Bạn có thể tham khảo khái niệm tương đối đầy đủ, dễ hiểu về công nghệ 3D tại CoopLab 3D (www.cooplab3D.com), hay về công nghệ game 3D tại www.pcworld.com.vn/G1002_20, “thời sự” 3D tại các số báo e++ đầu năm nay... Nói tóm lại, công nghệ 3D đơn thuần là những kỹ thuật hiển thị “đánh lừa” 2 con mắt của con người. Chúng ta cùng thử “phanh phui” những cách đánh lừa thị giác nhằm có một cái nhìn tổng quan hơn về các công nghệ 3D.

3D “chín” chưa?

Trong khi các chuẩn âm thanh vòm giả lập thành công như âm thanh đời thực và có thể xem đã “trưởng thành” thì hình ảnh 3D chỉ mới ở giai đoạn tiền phát triển. Tại sao? Với âm thanh vòm, bạn không có cảm giác khó chịu khi nghe. Còn với hình ảnh 3D, vẫn xảy ra một số hiện tượng như chóng mặt, nhức đầu… Nhiều hãng cũng đang tất bật nghiên cứu những kỹ thuật hiển thị 3D không cần mang kính. Một số tổ chức về sức khỏe cộng đồng cũng đã đưa ra khảo sát, nghiên cứu về tác hại của 3D đến mắt người nhưng kết quả vẫn chưa rõ ràng

Thông thường, mắt người chỉ tập trung vào 1 điểm, hoặc ở gần, hoặc ở xa. Trong khi đó, công nghệ 3D lại đi theo hướng ngược lại, làm cho mắt người cùng lúc tập trung vào vừa điểm gần, vừa điểm xa nên gây "xung đột về điểm hội tụ". Đây là điều dẫn đến triệu chứng nhức đầu và bị mờ mắt. Và theo các chuyên gia, người trẻ bị tác động nhiều hơn so với người lớn tuổi. Các nhà sản xuất có thể điều chỉnh phần nào kính 3D của họ nhưng không thể loại bỏ được nhược điểm này, trừ khi có giải pháp 3D khác.

So sánh kính 3D

Các phim 3D đầu tiên thường dùng công nghệ anaglyph, dùng kính để tách hình ảnh dựa trên bộ lọc màu của kính. Khi não người sắp 2 ảnh lại với nhau thì tạo nên một chiều sâu ảo mà ta gọi là hiệu ứng 3D. Tuy nhiên, mặt trái của công nghệ anaglyph là người xem mất đi cảm giác màu sắc. Có lẽ khi áp dụng công nghệ này, ta chưa đặt nặng vấn đề về độ trung thực của màu sắc

Trong khi đó, nếu sử dụng hình ảnh và kính phân cực để tạo ảnh 3D thì trường ảnh sẽ sâu hơn so với loại 3D lọc màu. Tuy vậy, cách này cũng có nguyên lý chung gần giống với dạng lọc màu, bằng cách tạo 2 ảnh trên màn hình và sử dụng kính để tách hai hình ra cho 2 mắt. Nhưng thay vì lọc theo màu sắc, kính 3D phân cực lại lọc theo ánh sáng. Do vậy, phương pháp này giữ được tính nhất quán về màu sắc cho nội dung 3D. Hiện tại, phương pháp này đang là chuẩn cho phim IMAX 3D

Một công nghệ kính 3D khác là dùng màn trập. Khi giải pháp anaglyph lọc theo màu, phân cực lọc theo ánh sáng vẫn chưa cho hình ảnh như mong muốn thì kính dạng màn trập xuất hiện. Giải pháp này giống như màn trập của máy ảnh SLR, trập liên tục với tốc độ rất nhanh để ngăn ánh sáng đi vào từng mắt. Kính màn trập có một bộ truyền nhận tín hiệu với màn hình để màn trập hoạt động khớp với nội dung 3D. Công nghệ này lại khá khó chịu vì kính cần phải có nguồn điện riêng để vận hành màn trập và tín hiệu hồng ngoại từ màn hình. Theo Gizmodo, một cặp kính màn trập này có giá thấp nhất 70USD. Hơn nữa, màn hình dùng kính màn trập cần có tỉ lệ làm tươi cao, có thể khoảng trên 240Hz nếu muốn có được hình ảnh 3D mượt mà

Dù vậy, trong kỳ hội chợ CES 2010 hồi đầu năm, có vẻ như nhiều nhà sản xuất đang mạnh dạn đầu tư vào công nghệ kính màn trập nhiều hơn các giải pháp khác. Các HDTV plasma của Panasonic xuất hiện vào giữa năm nay sẽ dùng kính màn trập do RealD sản xuất. Sony cũng sẽ trình làng nhiều LCD TV dùng kính màn trập của RealD.

3D không kính

Vậy đến khi nào mới xem được 3D mà không cần kính? Hiện thời cũng đã có vài giải pháp nhưng không thể một sớm một chiều người dùng có ngay được và 3D không kính không phải rẻ. Tại CES 2010, có một giải pháp dựa trên thấu kính. Có lẽ bạn đã từng thấy một tấm thiệp, một cuốn truyện tranh... có nhiều hình khác nhau khi bạn nghiêng tấm thiệp đi một chút, với góc nhìn khác. Công nghệ 3D không kính này cũng tương tự như vậy. Nguyên lý của nó là dùng thấu kính phóng đại để làm nổi hình ảnh ở một góc nhìn cụ thể. Nếu bạn kết hợp 2 ảnh ở 2 thấu kính khác nhau thì sẽ thu được ảnh 3D. Và TV 3D không dùng kính của TCL, Magnetic3D và Alioscope trưng bày ở CES 2010 vừa qua ứng dụng kỹ thuật này. Các TV này cho đến 9 góc nhìn khác nhau nên mở rộng được góc nhìn cho người xem. Dù vậy, các TV này lại không hiển thị hình ảnh 2D tốt và các nhà sản xuất đang điều chỉnh lại sản phẩm của họ.

Có đôi khi…

Bạn đừng ngạc nhiên nếu mua một chiếc HDTV 3D về, bật lên và thay vì thấy những cảnh 3D lung linh thì chỉ thấy một màn hình nhập nhòe, khó chịu. Ngoài kính và TV thì vẫn còn một số vấn đề khác nữa trong giai đoạn "quá độ" lên 3D này

Đầu tiên, đó là bạn cần một sợi cáp HDMI mới, chính xác là chuẩn HDMI 1.4. Ngoài việc bổ sung hỗ trợ 3D, chuẩn HDMI 1.4 còn mở rộng dải màu sắc gấp 4 lần chuẩn 1080p và hỗ trợ ethernet qua HDMI. Những tính năng phụ đó rất phù hợp cho dù bạn chưa có kế hoạch đi lên 3D, và là một đòi hỏi bắt buộc nếu bạn muốn có 3D trong phòng khách

Đầu phát và nội dung 3D đương nhiên là đòi hỏi cần có. Các đầu Blu-ray về sau sẽ hỗ trợ, nội dung 3D đang được nhiều nhà làm phim cho ra đĩa khi mà hiệp hội Blu-ray Disc vừa thông qua hỗ trợ định dạng 3D cho Blu-ray. Tuy nhiên, vẫn còn từ 5%-10% người xem không coi được 3D, đó là do đôi mắt họ không thể điều tiết được hình ảnh. Theo các chuyên gia thị lực, đây là vấn đề người xem không nhận diện được ảnh nổi. Và "bệnh" này có thể điều trị được qua các bài tập trị liệu và kính trị liệu

Câu chuyện về 3D còn dài, ứng dụng của 3D còn rộng. Nhiều người cho rằng 3D sẽ “giết chết” 2D; người khác lại cho rằng 3D bổ sung cho 2D. Đâu đó lại nói đến 4D, 5D… Còn bạn? 3D chỉ là một trải nghiệm mới lạ, không bắt buộc; hay là “lỡ xem rồi, không thể quay lại” như video 1080p so với DVD?

PC World

Nguồn: http://tvad.com.vn/vn/newsctl.aspx?arId=13815&cms_action=0&grpid=28
 

satan85

Well-Known Member
Ðề: Công nghệ 3D - Tiếp tục tiến bước mạnh mẽ

Khoảng 50 năm nữa may đâu 3d hay gì gì ấy mới chiếm ưu thế, chứ giờ thì 2d mà phan
 

kienxrx

New Member
Ðề: Công nghệ 3D - Tiếp tục tiến bước mạnh mẽ

Khoảng 50 năm nữa may đâu 3d hay gì gì ấy mới chiếm ưu thế, chứ giờ thì 2d mà phan

MOD mà phát biểu thế thì chết. 50 năm nghiên cứu hồi nào biết số đo MOD.
Tầm 5 năm nữa là phổ biến thôi giám cược ko mod.
 

MrBo682

Well-Known Member
Ðề: Công nghệ 3D - Tiếp tục tiến bước mạnh mẽ

Đầu tiên, đó là bạn cần một sợi cáp HDMI mới, chính xác là chuẩn HDMI 1.4. Ngoài việc bổ sung hỗ trợ 3D, chuẩn HDMI 1.4 còn mở rộng dải màu sắc gấp 4 lần chuẩn 1080p và hỗ trợ ethernet qua HDMI. Những tính năng phụ đó rất phù hợp cho dù bạn chưa có kế hoạch đi lên 3D, và là một đòi hỏi bắt buộc nếu bạn muốn có 3D trong phòng khách
"Là số thôi mà"... ,cũng 16 sợi sao có 1.1,1.2,1.3.1.4a... eheheh sao nó khác.Cái này cải nhau ỏm tỏi...
Vụ 3D với 1.3 và 1.4 test được rồi .Các bác HDMI rẽ tiền không khác HDMI đắt tiền,dây phơi dây điện... chắc bớt cải được òi...
Còn 3D phát triển tới đâu nữa,phát triển hướng nào.. ,vẫn phải chờ thời gian sẽ trả lời.Hơi mang máng là 3D hồi mấy chục năm trước manh nha rồi.Giờ phát triển hướng mới,tiến bộ hơn là hướng nào:-?:-?:-? ???????
 

phanhien

Member
Ðề: Công nghệ 3D - Tiếp tục tiến bước mạnh mẽ

Bác cứ nói đùa. Cùng là 4 sợi sao USB có 1.1, 2.0 rồi bây giờ là 3.0?
 
Bên trên