torune
Film critic
Bỗng dưng một ngày, những người bên ta thay đổi, nhưng họ lại bảo rằng ta thay đổi. Chẳng có nhận xét nào đúng hay sai. Bởi, trong cơ thể chúng ta, hàng triệu tế bào sinh ra và chết đi mỗi ngày. Thật sự, ta không sợ sự thay đổi. Nguồn cơn của nó hay những điều chưa được biết mới làm ta sợ. Vì thế, xin đừng hoang mang khi ai đó đổi thay. Hãy thử khám phá 'Coherence' để tìm một lời giải thích.
Phong cách 'tối giản' rất dễ tìm thấy trong thế giới công nghệ ngày nay. Đặc biệt là sau khi Apple dùng nó để làm kim chỉ nam cho sự phát triển thiết kế sản phẩm của mình. 'Tối giản' còn được thấy ở kiến trúc, hội họa, ẩm thực... hay những nơi tồn tại những người nghệ sĩ quyết tâm theo đuổi nó như một tôn giáo.
Điện ảnh cũng là nghệ thuật. Nhưng, giữa muôn vàn sản phẩm chiếu rạp hay phát sóng trên truyền hình đang theo đuổi phong cách phô trương để thu hút sự chú ý của càng nhiều khán giả càng tốt. Phong cách 'tối giản' càng trở nên hiếm hoi và đắt giá hơn ở sân chơi thứ 7.
'Hiếm hoi' chưa bao giờ đồng nghĩa với 'không tồn tại'. 'Coherence' là minh chứng hùng hồn nhất cho khẳng định này. Nếu có giải thưởng điện ảnh nào tôn vinh phong cách làm phim tối giản mà đạt hiệu quả cao. Người viết bài xin đề cử 'Coherence' - phim (độc lập) thuộc thể loại sci-fi đáng xem nhất của năm 2014. Mời bạn đọc đến với lời giới thiệu: 8 người bạn tụ tập để chuẩn bị bữa tối trong một đêm sao chổi Miller bay qua Trái Đất, khiến hàng loạt hiện tượng lạ bắt đầu xảy ra.
Trailer (ở cuối bài) như đang giới thiệu một sản phẩm kinh dị rẻ tiền. Cũng phải, vì phim không có nổi một cảnh sử dụng CGI. Những ai mong chờ kỹ xảo hoành tráng, hãy thôi dự định xem 'Coherence'. Chưa hết, vì kinh phí cực thấp (50.000 USD) và thời gian quay gấp rút (5 ngày), cộng thêm lời thoại liên tục được chỉnh sửa trong khi ghi hình, nên góc quay khá hẹp, hình ảnh cận cảnh nhiều. Thậm chí, một vài phân đoạn bị cắt vụn.
Nhưng, nếu kiên nhẫn để tìm hiểu 'Coherence', nó sẽ là một trong những phim sci-fi đáng giá nhất mà bạn từng bỏ thời gian để xem.
Truyện phim đi theo hướng: kịch tính tăng dần đều, vỡ òa ở gần cuối, có giải quyết nút thắt cho sự kiện kỳ lạ (bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên văn: sao chổi Miller bay ngang Trái Đất), nhưng lại đặt một dấu hỏi to đùng ở đoạn kết: hai nhân vật chính trao nhau những cái nhìn ngoài nghi. Vì sao họ không tin tưởng người còn lại? Xin mời xem phim...
Sự tối giản của 'Coherence' là yếu tố khiến người viết bài khó review mà không spoil nội dung. Nó như một món ăn, thực khách phải tự mình nếm thử mới biết ngon hay dở. Lần xem đầu tiên, khán giả sẽ ngạc nhiên vì được đi lên dần trên con dốc thắt-mở của kịch bản. Lần thứ hai xem, họ muốn tìm lời giải thích cho sự phi logic của các mối quan hệ giữa các nhân vật.
Lần xem thứ ba (trong vai trò fan cuồng), khán giả sẽ soi từng lời nói, cử chỉ, hành động, diễn biến tâm trạng; thậm chí, từng lớp nghĩa đằng sau những câu nói tưởng chừng như vô tình của các nhân vật một khi đã nắm được tinh thần của 'Coherence' (sau nhiều lần trước): phi logic.
Theo vật lý lượng tử, 'Coherence' là khái niệm mô tả sự chồng chập, cụ thể hóa qua thí nghiệm 'Schrödinger's cat' (Con mèo của Schrödinger). Đây là viên gạch đầu tiên xây dựng nên thuyết đa vũ trụ/thực tại - điều mà phim muốn truyền tải, hay đúng hơn, muốn người xem tự vỡ lẽ ra.
Cái đơn giản, nếu không muốn nói là sơ sài, của hình ảnh/lời thoại là thử thách cực bự đầu tiên mà khán giả cần vượt qua nếu muốn chinh phục phim. Tiểu biểu như: tán gẫu vô nghĩa trên điện thoại, từng người xuất hiện chào hỏi, cùng nhau chuẩn bị bữa tối, nói chuyện phím về đời tư... Hay ở chỗ, ta dần thấy quen thuộc (nói bình dân là 'bị nhập') vào diễn biến đó, và coi nó như một lát cắt nhàm chán của cuộc sống.
Lúc này, sự kỳ lạ bắt đầu trỗi dậy. Người ta thường nghĩ 'kỳ lạ trong phim' chẳng có gì đáng nói vì đấy là một ý tưởng hư cấu mang tính giải trí. Nhưng, sự kỳ lạ xảy ra trong một cuộc sống quá đỗi bình thường lại dễ khiến người ta lo sợ. Đây là cách phim rút hồn khán giả.
Người Mỹ có thành ngữ: Curiosity killed the cat (tạm dịch: Tò mò chỉ tổ thiệt thân). Đúng như vậy, tính tò mò nó đã có sẵn (ít hoặc nhiều) trong tâm thức của mỗi sinh linh đang sống. 'Coherence' tiếp tục khai thác motif cũ: người ta không chết vì điều kỳ lạ, họ tự giết bản thân bằng sự hoang mang gây nên bởi tính tò mò. Quay lại với thuyết đa thực tại, nó là sự ngẫu nhiên hay một bài toán mà vũ trụ đã có đáp án? Không ai biết cả? Vậy thì chúng ta đi tìm câu trả lời làm gì thay vì dành thời gian đó bên cạnh những người thân; mặc cho vũ trụ làm công việc của nó, mặc cho sao chổi Miller bay ngang qua?
Ống kính của 'Coherence' san sẻ đều cho 8 nhân vật ở nửa đầu phim. Nhưng, từ phút 40 trở về sau, cô gái Emily (người xuất hiện nhiều trên ảnh quảng bá) nổi lên làm nữ chính. Dĩ nhiên, nhân vật này không nổi bật, nếu không muốn nói là bình thường theo cách mà phim nhường đất diễn cho cả 8 diễn viên. Tuy nhiên, nửa sau kịch bản cần ai đó, một mình, đi đến cao trào mà không bị những nhân vật còn lại vướng bận. Theo người viết bài, nhà sản xuất chọn ai cũng được, miễn là phải có một nhân vật chính cho nửa sau của phim. Vì sao?
Vì họ đều là những người bình thường, đều mang tính xấu/đẹp, đều có những bí mật trong mối quan hệ với những nhân vật khác. Họ không tốt và cũng không xấu. Đó đơn giản là hai thái cực cùng tồn tại bên trong 8 nhân vật của chúng ta. Quyết định của họ mới là chìa khóa mở từng cánh cửa. Và vì biên kịch chọn Emily, ta được dịp đến với kết cục mà phim dành cho cô.
Kết hợp thuyết đa vũ trụ, lời nói, hành động và quyết định của từng nhân vật, người xem mới thấy tựa phim 'tối giản' này phức tạp tới nhường nào. Mỗi khi ta phát hiện ra một chi tiết phi logic, nó lại bổ trợ cho tinh thần của phim đồng thời bổ sung thêm một xác suất vào kho tàng phép thử dường như bất tận!?
Trích lời Emily: "Liệu chúng ta chính là phiên bản xấu (mà không phải họ)?" Khi mọi thứ trở thành một đống hỗn độn. Đi qua vùng tối, liệu Emily mà chúng ta biết có còn là Emily của những giây phút ban đầu hay không? Hay, vẫn là cô gái đó nhưng quyết định thay đổi bản thân vì biết rằng mình đã đặt chân lên vòng quay của định mệnh - thứ đưa cô đi quá xa nơi khởi hành?
'Coherence' khó tiêu hóa với những con mắt chuộng phần nhìn. Nếu cuộc sống vốn dĩ bình thường như ta thấy, hãy để phim giải thích cho những thắc mắc chưa có câu trả lời; hay, mang đến giấc mơ: đâu đó ngoài kia, ta sống trong một thực tại khác, hạnh phúc hơn nơi này...
[video=youtube;kxAOewNzz-8]https://www.youtube.com/watch?v=kxAOewNzz-8[/video]
Trailer phim
torune@hdvietnam

Phong cách 'tối giản' rất dễ tìm thấy trong thế giới công nghệ ngày nay. Đặc biệt là sau khi Apple dùng nó để làm kim chỉ nam cho sự phát triển thiết kế sản phẩm của mình. 'Tối giản' còn được thấy ở kiến trúc, hội họa, ẩm thực... hay những nơi tồn tại những người nghệ sĩ quyết tâm theo đuổi nó như một tôn giáo.
Điện ảnh cũng là nghệ thuật. Nhưng, giữa muôn vàn sản phẩm chiếu rạp hay phát sóng trên truyền hình đang theo đuổi phong cách phô trương để thu hút sự chú ý của càng nhiều khán giả càng tốt. Phong cách 'tối giản' càng trở nên hiếm hoi và đắt giá hơn ở sân chơi thứ 7.
'Hiếm hoi' chưa bao giờ đồng nghĩa với 'không tồn tại'. 'Coherence' là minh chứng hùng hồn nhất cho khẳng định này. Nếu có giải thưởng điện ảnh nào tôn vinh phong cách làm phim tối giản mà đạt hiệu quả cao. Người viết bài xin đề cử 'Coherence' - phim (độc lập) thuộc thể loại sci-fi đáng xem nhất của năm 2014. Mời bạn đọc đến với lời giới thiệu: 8 người bạn tụ tập để chuẩn bị bữa tối trong một đêm sao chổi Miller bay qua Trái Đất, khiến hàng loạt hiện tượng lạ bắt đầu xảy ra.

Trailer (ở cuối bài) như đang giới thiệu một sản phẩm kinh dị rẻ tiền. Cũng phải, vì phim không có nổi một cảnh sử dụng CGI. Những ai mong chờ kỹ xảo hoành tráng, hãy thôi dự định xem 'Coherence'. Chưa hết, vì kinh phí cực thấp (50.000 USD) và thời gian quay gấp rút (5 ngày), cộng thêm lời thoại liên tục được chỉnh sửa trong khi ghi hình, nên góc quay khá hẹp, hình ảnh cận cảnh nhiều. Thậm chí, một vài phân đoạn bị cắt vụn.
Nhưng, nếu kiên nhẫn để tìm hiểu 'Coherence', nó sẽ là một trong những phim sci-fi đáng giá nhất mà bạn từng bỏ thời gian để xem.
Truyện phim đi theo hướng: kịch tính tăng dần đều, vỡ òa ở gần cuối, có giải quyết nút thắt cho sự kiện kỳ lạ (bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên văn: sao chổi Miller bay ngang Trái Đất), nhưng lại đặt một dấu hỏi to đùng ở đoạn kết: hai nhân vật chính trao nhau những cái nhìn ngoài nghi. Vì sao họ không tin tưởng người còn lại? Xin mời xem phim...

Sự tối giản của 'Coherence' là yếu tố khiến người viết bài khó review mà không spoil nội dung. Nó như một món ăn, thực khách phải tự mình nếm thử mới biết ngon hay dở. Lần xem đầu tiên, khán giả sẽ ngạc nhiên vì được đi lên dần trên con dốc thắt-mở của kịch bản. Lần thứ hai xem, họ muốn tìm lời giải thích cho sự phi logic của các mối quan hệ giữa các nhân vật.
Lần xem thứ ba (trong vai trò fan cuồng), khán giả sẽ soi từng lời nói, cử chỉ, hành động, diễn biến tâm trạng; thậm chí, từng lớp nghĩa đằng sau những câu nói tưởng chừng như vô tình của các nhân vật một khi đã nắm được tinh thần của 'Coherence' (sau nhiều lần trước): phi logic.
Theo vật lý lượng tử, 'Coherence' là khái niệm mô tả sự chồng chập, cụ thể hóa qua thí nghiệm 'Schrödinger's cat' (Con mèo của Schrödinger). Đây là viên gạch đầu tiên xây dựng nên thuyết đa vũ trụ/thực tại - điều mà phim muốn truyền tải, hay đúng hơn, muốn người xem tự vỡ lẽ ra.
Cái đơn giản, nếu không muốn nói là sơ sài, của hình ảnh/lời thoại là thử thách cực bự đầu tiên mà khán giả cần vượt qua nếu muốn chinh phục phim. Tiểu biểu như: tán gẫu vô nghĩa trên điện thoại, từng người xuất hiện chào hỏi, cùng nhau chuẩn bị bữa tối, nói chuyện phím về đời tư... Hay ở chỗ, ta dần thấy quen thuộc (nói bình dân là 'bị nhập') vào diễn biến đó, và coi nó như một lát cắt nhàm chán của cuộc sống.
Lúc này, sự kỳ lạ bắt đầu trỗi dậy. Người ta thường nghĩ 'kỳ lạ trong phim' chẳng có gì đáng nói vì đấy là một ý tưởng hư cấu mang tính giải trí. Nhưng, sự kỳ lạ xảy ra trong một cuộc sống quá đỗi bình thường lại dễ khiến người ta lo sợ. Đây là cách phim rút hồn khán giả.

Người Mỹ có thành ngữ: Curiosity killed the cat (tạm dịch: Tò mò chỉ tổ thiệt thân). Đúng như vậy, tính tò mò nó đã có sẵn (ít hoặc nhiều) trong tâm thức của mỗi sinh linh đang sống. 'Coherence' tiếp tục khai thác motif cũ: người ta không chết vì điều kỳ lạ, họ tự giết bản thân bằng sự hoang mang gây nên bởi tính tò mò. Quay lại với thuyết đa thực tại, nó là sự ngẫu nhiên hay một bài toán mà vũ trụ đã có đáp án? Không ai biết cả? Vậy thì chúng ta đi tìm câu trả lời làm gì thay vì dành thời gian đó bên cạnh những người thân; mặc cho vũ trụ làm công việc của nó, mặc cho sao chổi Miller bay ngang qua?
Ống kính của 'Coherence' san sẻ đều cho 8 nhân vật ở nửa đầu phim. Nhưng, từ phút 40 trở về sau, cô gái Emily (người xuất hiện nhiều trên ảnh quảng bá) nổi lên làm nữ chính. Dĩ nhiên, nhân vật này không nổi bật, nếu không muốn nói là bình thường theo cách mà phim nhường đất diễn cho cả 8 diễn viên. Tuy nhiên, nửa sau kịch bản cần ai đó, một mình, đi đến cao trào mà không bị những nhân vật còn lại vướng bận. Theo người viết bài, nhà sản xuất chọn ai cũng được, miễn là phải có một nhân vật chính cho nửa sau của phim. Vì sao?
Vì họ đều là những người bình thường, đều mang tính xấu/đẹp, đều có những bí mật trong mối quan hệ với những nhân vật khác. Họ không tốt và cũng không xấu. Đó đơn giản là hai thái cực cùng tồn tại bên trong 8 nhân vật của chúng ta. Quyết định của họ mới là chìa khóa mở từng cánh cửa. Và vì biên kịch chọn Emily, ta được dịp đến với kết cục mà phim dành cho cô.

Kết hợp thuyết đa vũ trụ, lời nói, hành động và quyết định của từng nhân vật, người xem mới thấy tựa phim 'tối giản' này phức tạp tới nhường nào. Mỗi khi ta phát hiện ra một chi tiết phi logic, nó lại bổ trợ cho tinh thần của phim đồng thời bổ sung thêm một xác suất vào kho tàng phép thử dường như bất tận!?
Trích lời Emily: "Liệu chúng ta chính là phiên bản xấu (mà không phải họ)?" Khi mọi thứ trở thành một đống hỗn độn. Đi qua vùng tối, liệu Emily mà chúng ta biết có còn là Emily của những giây phút ban đầu hay không? Hay, vẫn là cô gái đó nhưng quyết định thay đổi bản thân vì biết rằng mình đã đặt chân lên vòng quay của định mệnh - thứ đưa cô đi quá xa nơi khởi hành?
'Coherence' khó tiêu hóa với những con mắt chuộng phần nhìn. Nếu cuộc sống vốn dĩ bình thường như ta thấy, hãy để phim giải thích cho những thắc mắc chưa có câu trả lời; hay, mang đến giấc mơ: đâu đó ngoài kia, ta sống trong một thực tại khác, hạnh phúc hơn nơi này...

[video=youtube;kxAOewNzz-8]https://www.youtube.com/watch?v=kxAOewNzz-8[/video]
Trailer phim
torune@hdvietnam
Chỉnh sửa lần cuối: