Năm 2010 đánh dấu thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21, trong 10 năm đó điện ảnh đã có những thay đổi rất quan trọng (xin lưu ý là sự thay đổi không phải luôn đồng nghĩa với sự phát triển tiến bộ). Thực ra người viết bài này đã có suy nghĩ rất tiêu cực về điện ảnh Mỹ ngay từ năm 2007-2008 khi chứng kiến sự tuột dốc về nội dung, chất lượng của những bộ phim xuất xứ từ Hollywood, nhưng ở thời điểm đó nó chỉ là một lo lắng mơ hồ, chưa rõ ràng. Nhưng 3 năm sau, và nhất là 6 tháng đầu năm 2010 trôi qua, bây giờ tôi có thể khẳng định chắc chắn về sự lo lắng của mình: Ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ đang đi vào thời kì đại khủng hoảng.
Trong ba năm qua, số lượng phim có giá trị hằng năm mà người Mỹ cho chúng ta xem ngày càng giảm; Dĩ nhiên kinh phí làm phim của họ không bao giờ giảm mà luôn luôn tăng, cũng như tầm vóc những bộ phim ngày càng to lớn hơn, phim sau luôn vĩ đại, hoành tráng hơn phim trước. Tuy nhiên nội dung của chúng chẳng có gì sâu sắc, mọi thứ cứ nhàn nhạt, vô vị, hào nhoáng. Điều quan trọng nhất của phim hay không phải ở cấu tạo bản thân nó có to lớn không, mà ở cảm xúc của khán giả. Nhiều khán giả còn nhận xét là: hình như các nhà làm phim ngày càng ngu hơn, hoặc họ cho là trí tuệ của nhân loại thời nay ngu hơn ngày xưa, nên mới viết ra những kịch bản không chỉ đơn giản mà còn nhảm nhí nữa.
Dĩ nhiên ai cũng biết lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các hãng phim, nhưng đó không phải là lí do khiến điện ảnh bị tầm thường hóa, mà ngược lại, muốn kiếm nhiều tiền phải tạo ra nhiều phim hay, bài toán làm sao tạo ra lợi nhuận cao không phải là dễ giải quyết. Đã có rất nhiều công thức mô hình được vận dụng, nhưng dần dần đi vào chỗ bế tắc.
Mô hình sử dụng những đạo diễn tài năng có vẻ luôn thành công, người ta cứ yên tâm giao cho Peter Jackson làm phim King Kong, hay giao cho James Cameron làm một dự án không tưởng nào đó, họ có thể cầm chắc thắng lợi của dự án. Tên tuổi đạo diễn là đảm bảo chắc chắn nhất, một phim của Christophe Nolan không thể tồi được, nó sẽ kéo khán giả tới rạp. Nhưng nếu ta để ý kỹ, sẽ thấy phong cách của đạo diễn không thể bao quát hết cho mọi mặt nghệ thuật của một phim, nhất là về nội dung và kịch bản. Ridley Scott và Jerry Brukheimer là những nhà sản xuất tài năng, phong cách làm phim của họ không thay đổi nhiều, vẫn rất chắc tay từ năm 80 cho đến nay nhưng nếu nhìn lại quá khứ những phim họ làm, sẽ thấy kịch bản cũng ngô nghê và không có gì là hoàn hảo cả, họ thuộc trường phái dùng thiết kế chi tiết và cảnh quay để đánh vào càm xúc thị giác của kh&n giả hơn là khiến họ phải suy nghĩ. Phim hành động của họ làm rất hay, nhưng không phải là có chiều sâu.
Một ví dụ khác mà chúng ta biết là đạo diễn Micheal Bay. Tất cả những dự án phim mà ông này làm đều vĩ đại và đột phá vào thời đại của nó. Nỗ lực tối đa để đi trước thời đại của Bay đã tạo ra những kì tích, có khi đi đến giải Oscar này nọ, nhưng thường nó không song hành với giá trị nội dung. Ai cũng công nhận phim transformers hay Armageddon là những phim vĩ đại, nhưng nội dung của nó, từ lời thoại đến nhân vật, lại quá tầm thường. Chính điều này tạo nên hiệu ứng bong bóng trên Imdb: ban đầu khi công chiếu, phim luôn đạt Top trong box Office, điểm cao trên trời, sau một thời gian quả bóng từ từ xì hết hơi và hoàn toàn xẹp lép khi khán giả (số đông) có đủ thời gian nhìn lại và những lời chê bai xuất hiện. Sau một vài lần như vậy, khán giả sẽ bị lờn thuốc, họ sẽ nghi ngờ mỗi khi thấy tên Micheal Bay xuất hiện và tự hỏi: có nên đi xem không ?
Công thức thứ hai mà Hollywood thử nghiệm là làm phim theo truyện tranh, nhưng tỉ lệ thành công của chúng chỉ khoảng 50%, tức là nếu có 1 phim hay thì đi kèm theo 1 phim tồi tệ. Nếu phim 300 thắng lớn thì phim Spirit lỗ nặng. Tương tự, Batman hay không có nghĩa la Người mèo cũng được khán giả vỗ tay.
Công thức thứ 3: Phim remake. Ban đầu những dự án rất ngon ăn, như King Kong, The Hill have Eyes đã tạo nên cơn sốt làm phim Remake, kết quả là thất bại chỏng gọng: hàng loạt phim kinh dị Remake bị khán giả chê và ném đá không thương tiếc: Halloween của Rob Zombie thực sự là thảm họa của phim remake, sau đó tới Friday 13th, Nightmare on Elm Street. Bản thân ý tưởng làm phim remake này cũng khiến ta nghi ngờ tự hỏi: Chẳng lẽ Hollywood đã hoàn toàn bế tắc về đề tài rồi hay sao ?
Công thức thứ tư: Treo đầu dê...
Cụ thể là phải bằng mọi giá mời 1 (hay 1 cặp nam nữ) diễn viên tên tuổi (có giải Oscar càng tốt) đóng một phim. Gần đây chúng ta đã không ít lần thấy trò này tái diễn liên tục trên màn bạc, từ Robin Hood với ý đồ rõ ràng muốn gây ảo giác về một Gladiator thứ hai, đến những phim hành động vô thưởng vô phạt như Repo men hay Predators, tất cả đều trưng dụng những tài năng Oscar để đóng vai chính. Đau nhất là kịch bản nhàm chán đã làm sự xuất hiện của những ngôi sao này trở nên lố bịch chưa từng thấy. Khán giả bắt đầu nghi ngờ những poster phim kiểu như: diễn viên X, Y đã từng có giải Oscar đóng phim này ?
Bên cạnh sự thất bại của những công thức này, Hollywood còn phải cay đắng chấp nhận một sự thật là: lợi nhuận của những phim họ làm không còn có thể dự báo hay bảo đảm bằng tư duy thông thường nữa. Cho đến nay người ta vẫn không thể hiểu và giải thích được: Tại sao 1 phim mì ăn liền nhảm nhí như Paranormal Activity có thể đạt doanh thu kỉ lục, tại sao một phim hài tầm thường như Date Night có thể thắng phim bom tấn là Clash of the Titan... mọi thứ cho thấy chính những người làm phim đã tự giết chính mình khi đùa giỡn với lòng tin và hi vọng của khán giả quá lâu, đến một ngày nào đó khán giả phải tự giải quyết nhu cầu của họ theo một xu hường không ai hiểu nổi.
Trở lại hiện tại... 6 tháng trôi qua cho năm 2010, trong thời gian này bạn hãy tự hỏi mình: Đã bao lâu rồi tôi được xem một phim hành động thực sự hay ? Nửa năm trôi qua rồi mà chưa có một phim nào xuất sắc cho tôi xem cả. Chuyện gì đang xảy ra ở Hollywood vậy ?
Trong ba năm qua, số lượng phim có giá trị hằng năm mà người Mỹ cho chúng ta xem ngày càng giảm; Dĩ nhiên kinh phí làm phim của họ không bao giờ giảm mà luôn luôn tăng, cũng như tầm vóc những bộ phim ngày càng to lớn hơn, phim sau luôn vĩ đại, hoành tráng hơn phim trước. Tuy nhiên nội dung của chúng chẳng có gì sâu sắc, mọi thứ cứ nhàn nhạt, vô vị, hào nhoáng. Điều quan trọng nhất của phim hay không phải ở cấu tạo bản thân nó có to lớn không, mà ở cảm xúc của khán giả. Nhiều khán giả còn nhận xét là: hình như các nhà làm phim ngày càng ngu hơn, hoặc họ cho là trí tuệ của nhân loại thời nay ngu hơn ngày xưa, nên mới viết ra những kịch bản không chỉ đơn giản mà còn nhảm nhí nữa.
Dĩ nhiên ai cũng biết lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các hãng phim, nhưng đó không phải là lí do khiến điện ảnh bị tầm thường hóa, mà ngược lại, muốn kiếm nhiều tiền phải tạo ra nhiều phim hay, bài toán làm sao tạo ra lợi nhuận cao không phải là dễ giải quyết. Đã có rất nhiều công thức mô hình được vận dụng, nhưng dần dần đi vào chỗ bế tắc.
Mô hình sử dụng những đạo diễn tài năng có vẻ luôn thành công, người ta cứ yên tâm giao cho Peter Jackson làm phim King Kong, hay giao cho James Cameron làm một dự án không tưởng nào đó, họ có thể cầm chắc thắng lợi của dự án. Tên tuổi đạo diễn là đảm bảo chắc chắn nhất, một phim của Christophe Nolan không thể tồi được, nó sẽ kéo khán giả tới rạp. Nhưng nếu ta để ý kỹ, sẽ thấy phong cách của đạo diễn không thể bao quát hết cho mọi mặt nghệ thuật của một phim, nhất là về nội dung và kịch bản. Ridley Scott và Jerry Brukheimer là những nhà sản xuất tài năng, phong cách làm phim của họ không thay đổi nhiều, vẫn rất chắc tay từ năm 80 cho đến nay nhưng nếu nhìn lại quá khứ những phim họ làm, sẽ thấy kịch bản cũng ngô nghê và không có gì là hoàn hảo cả, họ thuộc trường phái dùng thiết kế chi tiết và cảnh quay để đánh vào càm xúc thị giác của kh&n giả hơn là khiến họ phải suy nghĩ. Phim hành động của họ làm rất hay, nhưng không phải là có chiều sâu.
Một ví dụ khác mà chúng ta biết là đạo diễn Micheal Bay. Tất cả những dự án phim mà ông này làm đều vĩ đại và đột phá vào thời đại của nó. Nỗ lực tối đa để đi trước thời đại của Bay đã tạo ra những kì tích, có khi đi đến giải Oscar này nọ, nhưng thường nó không song hành với giá trị nội dung. Ai cũng công nhận phim transformers hay Armageddon là những phim vĩ đại, nhưng nội dung của nó, từ lời thoại đến nhân vật, lại quá tầm thường. Chính điều này tạo nên hiệu ứng bong bóng trên Imdb: ban đầu khi công chiếu, phim luôn đạt Top trong box Office, điểm cao trên trời, sau một thời gian quả bóng từ từ xì hết hơi và hoàn toàn xẹp lép khi khán giả (số đông) có đủ thời gian nhìn lại và những lời chê bai xuất hiện. Sau một vài lần như vậy, khán giả sẽ bị lờn thuốc, họ sẽ nghi ngờ mỗi khi thấy tên Micheal Bay xuất hiện và tự hỏi: có nên đi xem không ?
Công thức thứ hai mà Hollywood thử nghiệm là làm phim theo truyện tranh, nhưng tỉ lệ thành công của chúng chỉ khoảng 50%, tức là nếu có 1 phim hay thì đi kèm theo 1 phim tồi tệ. Nếu phim 300 thắng lớn thì phim Spirit lỗ nặng. Tương tự, Batman hay không có nghĩa la Người mèo cũng được khán giả vỗ tay.
Công thức thứ 3: Phim remake. Ban đầu những dự án rất ngon ăn, như King Kong, The Hill have Eyes đã tạo nên cơn sốt làm phim Remake, kết quả là thất bại chỏng gọng: hàng loạt phim kinh dị Remake bị khán giả chê và ném đá không thương tiếc: Halloween của Rob Zombie thực sự là thảm họa của phim remake, sau đó tới Friday 13th, Nightmare on Elm Street. Bản thân ý tưởng làm phim remake này cũng khiến ta nghi ngờ tự hỏi: Chẳng lẽ Hollywood đã hoàn toàn bế tắc về đề tài rồi hay sao ?
Công thức thứ tư: Treo đầu dê...
Cụ thể là phải bằng mọi giá mời 1 (hay 1 cặp nam nữ) diễn viên tên tuổi (có giải Oscar càng tốt) đóng một phim. Gần đây chúng ta đã không ít lần thấy trò này tái diễn liên tục trên màn bạc, từ Robin Hood với ý đồ rõ ràng muốn gây ảo giác về một Gladiator thứ hai, đến những phim hành động vô thưởng vô phạt như Repo men hay Predators, tất cả đều trưng dụng những tài năng Oscar để đóng vai chính. Đau nhất là kịch bản nhàm chán đã làm sự xuất hiện của những ngôi sao này trở nên lố bịch chưa từng thấy. Khán giả bắt đầu nghi ngờ những poster phim kiểu như: diễn viên X, Y đã từng có giải Oscar đóng phim này ?
Bên cạnh sự thất bại của những công thức này, Hollywood còn phải cay đắng chấp nhận một sự thật là: lợi nhuận của những phim họ làm không còn có thể dự báo hay bảo đảm bằng tư duy thông thường nữa. Cho đến nay người ta vẫn không thể hiểu và giải thích được: Tại sao 1 phim mì ăn liền nhảm nhí như Paranormal Activity có thể đạt doanh thu kỉ lục, tại sao một phim hài tầm thường như Date Night có thể thắng phim bom tấn là Clash of the Titan... mọi thứ cho thấy chính những người làm phim đã tự giết chính mình khi đùa giỡn với lòng tin và hi vọng của khán giả quá lâu, đến một ngày nào đó khán giả phải tự giải quyết nhu cầu của họ theo một xu hường không ai hiểu nổi.
Trở lại hiện tại... 6 tháng trôi qua cho năm 2010, trong thời gian này bạn hãy tự hỏi mình: Đã bao lâu rồi tôi được xem một phim hành động thực sự hay ? Nửa năm trôi qua rồi mà chưa có một phim nào xuất sắc cho tôi xem cả. Chuyện gì đang xảy ra ở Hollywood vậy ?