Chụp ảnh đê ....!

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Chụp ảnh đê ....!

Cách chụp ảnh ban đêm đẹp

Trong đa số trường hợp, chế độ chụp đêm trên các máy “ngắm và chụp” được thiết kế với mục đích ghi lại những bức ảnh người đứng trước đường chân trời của một thành phố về đêm.

Chụp ảnh đêm là một hình thức giải trí rất thú vị. Cho dù là trong một đêm mùa hè ấm áp, hay trong một đêm đông lạnh giá khi cái lạnh làm cho ngay cả ánh sáng cũng phải run lên, chụp ảnh vẫn giúp bạn có được cảm giác vui vẻ và là một cách rất hay để khai thác khả năng của máy ảnh. Tất cả những thứ bạn cần có là một giá đỡ chắc chắn và lòng kiên trì.

Bạn phải quyết định bố cục ảnh như thế nào với ánh sáng sẵn có, vùng ảnh nào sẽ có độ sáng cao nhất, cân bằng ánh sáng bằng cách đặt camera ở vị trí sao cho có thể tạo ra được một bức ảnh phản ánh đúng tâm trạng của mình.

Đối với những máy ảnh cao cấp thì việc chụp đêm có thể thực hiện dễ dàng vì chúng cho phép điều chỉnh thời gian mở màn trập. Dòng máy ảnh “ngắm và chụp” nghiệp dư cũng có chế độ chụp đêm, nhưng người chụp vẫn phải thiết lập các thông số chính xác trước khi chụp thì mới hy vọng có những kiểu ảnh xem được.
nightshot-auto200.jpg

Ảnh chụp ở chế độ phơi sáng tự động, thời gian phơi sáng 2 giây, độ mở f2,8, ISO 200.

Trong đa số trường hợp, chế độ chụp đêm trên các máy “ngắm và chụp” được thiết kế với mục đích ghi lại những bức ảnh người đứng trước đường chân trời của một thành phố về đêm. Để đạt được điều đó, hầu hết máy ảnh ở chế độ này sẽ tự động đưa đèn flash về chế độ đồng bộ chậm – giữ cho màn trập mở trong thời gian ngắn sau khi đèn flash phát sáng. Ngoài ra, trong những tình huống như vậy chế độ khử mắt đỏ cũng được huy động. Với những tình huống chụp phong cảnh đêm, đèn flash cần phải được tắt đi để máy có thể tăng thời gian điều chỉnh phơi sáng. Thời gian này có thể từ 2 đến 8 giây tuỳ loại máy. Với những camera này, độ mở ống kính và tốc độ chụp sẽ được chọn tự động, trong khi đó người chụp có thể tự lựa chọn một vài thông số khác.

Điều chỉnh lấy nét

Hệ thống lấy nét tự động của nhiều máy “ngắm và chụp” có thể gặp vấn đề khi lấy nét trong điều kiện ánh sáng yếu. Trong những tình huống này, một số máy sẽ mặc định khoảng cách lấy nét là vô cực. Tuy nhiên, nếu máy ảnh của bạn có chế độ chụp phong cảnh có thể kết hợp đồng thời với chế độ chụp đêm thì việc lấy nét chính xác là hoàn toàn có thể.

Điều chỉnh độ phơi sáng

Khi camera tự động lựa chọn tốc độ chụp thì việc điều chỉnh thời gian phơi sáng, một trong những yếu tố quan trọng đối với chụp ảnh đêm, sẽ không thực hiện được. Bên cạnh đó, những máy có chế độ tự động hoàn toàn có xu hướng không ước lượng đủ thời gian mở màn trập trong những cú chụp đêm, vì hệ thống đo sáng không thể hoạt động chính xác trong điều kiện ánh sáng yếu. Kết quả thường thấy là ảnh trông khá tối (như hình dưới đây).
nightshot-auto.jpg

Ảnh chụp ở chế độ phơi sáng tự động, thời gian phơi sáng 2 giây, độ mở f2,8.

Bạn có hai sự lựa chọn thay thế để tăng độ sáng của hình ảnh với máy ảnh nghiệp dư. Thứ nhất là tăng độ nhạy sáng của cảm biến ảnh. Tăng độ nhạy sáng lên ISO 200, với thời gian phơi sáng không đổi, sẽ tạo ra một kiểu ảnh sáng hơn và hấp dẫn hơn. Tăng lên đến ISO 400 sẽ làm ảnh sáng hơn nữa, nhưng cũng làm tăng tỷ lệ nhiễu của ảnh. Vì các máy ảnh khác nhau phản ứng không giống nhau đối với độ nhạy sáng, nên việc thử trước khi chụp thật là rất cần thiết.

Thế nhưng bạn vẫn phải cẩn thận. Một số máy không cho phép thay đổi độ nhạy sáng ở chế độ chụp đêm để đảm bảo rằng tỷ lệ nhiễu được giữ ở mức tối thiểu. Muốn chắc chắn, tốt hơn hết là bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng.

Cách thứ hai để tăng độ sáng của ảnh là tăng thông số bù sáng, nhưng hiệu quả thường không đáng kể. Chọn độ bù sáng là +1EV, thậm chí là cao hơn, trong tình huống chụp đêm có thể “ép” hệ thống đo sáng tự động của camera sử dụng tốc độ chụp thấp nhất.

Điều chỉnh màu sắc
nightshot-awb.jpg

Ảnh chụp ở chế độ cân bằng trắng tự động.

Vào đêm, nguồn sáng chủ yếu thường là ánh sáng từ đèn (ở một số camera nó được gọi là chế độ đèn Tungsten). Bạn nên chọn chế độ cân bằng trắng tương ứng với loại nguồn sáng này để máy tái tạo màu sắc chính xác hơn.
nightshot-iwb.jpg

Ảnh chụp ở chế độ cân bằng trắng đèn nóng sáng.
Như bạn thấy ở những ảnh trên, chế độ cân bằng trắng tự động thường tạo ra những màu ấm hơn so với màu sắc được tạo ra ở chế độ đèn nóng sáng. Chọn lựa chế độ nào là vấn đề sở thích cá nhân của mỗi người.
Thế nhưng, vẫn cần phải nhớ rằng đa số máy nghiệp dư đều chỉ có khả năng chụp đêm giới hạn, và đương nhiên là những máy ảnh có thêm vài chức năng sẽ cho ảnh có chất lượng tốt hơn.

Như bạn thấy ở những ảnh trên, chế độ cân bằng trắng tự động thường tạo ra những màu ấm hơn so với màu sắc được tạo ra ở chế độ đèn nóng sáng. Chọn lựa chế độ nào là vấn đề sở thích cá nhân của mỗi người.
Thế nhưng, vẫn cần phải nhớ rằng đa số máy nghiệp dư đều chỉ có khả năng chụp đêm giới hạn, và đương nhiên là những máy ảnh có thêm vài chức năng sẽ cho ảnh có chất lượng tốt hơn.

Nguồn
 

TQN

New Member
Ðề: Chụp ảnh đê ....!

Nào thì chụp đêm...


- f/1.7 | iso 640 | 1/30s | bắn bằng tay

Tàu đêm...

P1090222.jpg




- f/8 | iso 100 | phơi sáng 20s

Nhà thờ Sapa

P1090643.jpg
 

kiukiu

Well-Known Member
Ðề: Chụp ảnh đê ....!

Một bác bên HDQN chuẩn bị rửa máy mới roài :)) Các cụ phần e mấy con mực 1 nắng nhá :">
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Chụp ảnh đê ....!

Tin tức loan đi sớm thế:D, thank bác dangnham, kiu kiu, và anh hai tieu bao nhé!:) đã cho em vào thêm một con đường đau khổ.
 

dangnham

New Member
Ðề: Chụp ảnh đê ....!

Em cầm đồ chơi thế này thì ai dám chụp bác ơi :D Léng phéng bị cắt như chơi :))

4812773786_5b78eaaecc_b.jpg
 

TQN

New Member
Ðề: Chụp ảnh đê ....!

Vẫn một mình tớ chụp ảnh...
- Post nốt tấm này rồi nghỉ.



P1100408.jpg
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Chụp ảnh đê ....!

Em tối qua ngồi cũng tập chụp, có cái ảnh này post len cho các bác oánh giá, lần đầu cầm máy không chú ý bố cục, tập chung làm sao không bị nhòe khi chụp tối.
Thank các bác nhiều
IMG_1541.jpg
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Chụp ảnh đê ....!

Canon Lens Code- Tính tuổi lens của bạn.

XichLo thấy một số bạn hay mua lens cũ đã qua sử dụng, mặc dù số tuổi của lens hầu như không ảnh hưởng đến chất lượng của ống kính có rất nhiều lens ngưng sản xuất mười mấy năm trước vẫn bán rất đắt trên thị trường như Canon 50mm f1.0 hay Canon 80-200mm f2.8L. Cách sử dụng, bảo quản mới là nguyên nhân làm lens bị hỏng hay rễ trẽ, nấm mốc. Do đó bài viết này chủ yếu để các bạn tham khảo tìm hiểu lens của mình được sản xuất ở đâu và bao giờ. (Chủ yếu là lens EF)

Hầu hết đằng sau đuôi lens của bạn có mã số ví dụ như US1105.

Ký tự đầu tiên "U" tượng trưng cho nhà máy sản xuất. Canon có 3 nhà máy sản xuất lens.

U = Utsunomiya, Japan
F = Fukushima, Japan
O = Oita, Japan

Ký tự thứ hai "S" tượng trưng cho năm sản xuất. Canon bắt đầu với ký tự A là năm 1986, sau đó mỗi năm cứ lần lượt tăng lên. Nếu bạn sử dụng lens EF thì có lẽ chỉ cần quan tâm đến những năm sạu còn những năm trước đó thì hầu hết cho lens FD.

A = 1986, 1960
B = 1987, 1961
C = 1988, 1962
D = 1989, 1963
E = 1990, 1964
F = 1991, 1965
G = 1992, 1966
H = 1993, 1967
I = 1994, 1968
J = 1995, 1969
K = 1996, 1970
L = 1997, 1972
M = 1998, 1973
N = 1999, 1974
O = 2000, 1975
P = 2001, 1976
Q = 2002, 1977
R = 2003, 1978
S = 2004, 1979
T = 2005, 1980
U = 2006, 1981
V = 2007, 1982
W = 2008, 1983
X = 2009, 1984
Y = 2010, 1985
Z = 2011, 1986

Hai số tiếp theo "11" tượng trưng cho tháng sản xuất , 11 tức là tháng 11.

Hai số cuối cùng là mã riêng của Canon không dùng để tính tuổi lens.

Ngoài ra các bác lưu ý là Date code chỉ cho biết tháng sản xuất nhưng còn thời gian tồn kho , vẫn chuyển cho đến khi bác mua có lẽ chênh nhau khá nhiều.

Vài dòng tham khảo cho vui.

Nguồn
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Chụp ảnh đê ....!

Ống Luxury viền đỏ của Canon

Ngày nay thường ống kính của các hãng thường sơn mầu viền ống kính để dễ phân biệt "đẳng cấp", tính năng... Nhưng nói chung thì các ống kính mới xịn đều có sơn mầu nhất định.
Nikon có viền vàng (ống xịn)
Tokina viền vàng (xịn ) và đỏ (rẻ tiền)
Canon viền đỏ (ống xịn)
...
Canon-70-200-Size-Comparison.jpg


Tuy nhiên không phải hãng nào cũng gọi tên như Canon gọi ống viền đỏ là Luxury và gọi tắt là L. Hay ghi ký hiệu thêm ký hiệu L (đỏ) trên ống kính

Với người dùng Canon thì việc "thèm L" là điều đương nhiên, đây là niềm mơ ước của nhiều người khi được sử dụng các chú lens Luxury vì chất lượng quang học và cơ học hoàn hảo của nó...

DANH SÁCH LUXURY:
Ống zoom:
1. Canon EF 16-35mm f/2.8 USM L
2. Canon EF 17-35mm f/2.8 USM L
3. Canon EF 17-40mm f/4 USM L
4. Canon EF 20-35mm f/2.8L
5. Canon EF 24-70mm f/2.8 USM L
6. Canon EF 24-105mm f/4 USM L IS
7. Canon EF 28-70mm f/2.8 USM L
8. Canon EF 28-300mm f/3.5-5.6 USM L IS
9. Canon EF 35-350mm f/3.5-5.6 USM L
10. Canon EF 70-200mm f/2.8 USM L
11. Canon EF 70-200mm f/2.8 USM L IS
12. Canon EF 70-200mm f/4 USM L IS
13. Canon EF 70-200mm f/4 USM L
14. Canon EF 100-300mm f/5.6 L
15. Canon EF 100-400mm f/4.5-5.6 USM L IS
...

Ống fix:
1. Canon EF 24mm f/1.4 USM L
2. Canon TS-E 24mm f/3.5 L
3. Canon EF 35mm f/1.4 USM L
4. Canon EF 50mm f/1.2 USM L
5. Canon EF 85mm f/1.2 USM L
6. Canon EF 135mm f/2 L USM
7. Canon EF 180mm f/3.5 L USM macro
8.Canon EF 200mm f/2.8 L USM II
9. Canon EF 300mm f/4 USM L IS
10. Canon EF 300mm f/4 USM L
11. Canon EF 400mm f/5.6 USM L
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Chụp ảnh đê ....!

Luxury là tên gọi cho dòng ống kính cao cấp nhất của Canon EF và chúng ta thường gọi tắt là L. Dấu hiện để phân biệt với các lens khác là viền đỏ trên miệng ống kính.

lens.jpg

Canon EF 16-35mm f/2.8 USM L

Các ống L thường được đều chống thấm nước kể làm bằng vỏ nhựa hay kim loại. Các ống L thường có ít nhất một thấu kính "đặc biệt", thấu kính có độ tán xạ cực thấp, giảm tối đa sự sai lệch màu sắc, làm cho ảnh sắc nét hơn... Các ống kính L thường được trang bị hệ thống USM và IS. USM cũng có nhiều loại nhưng L thường dùng loại USM tốt nhất.

Advantage_Lens.gif

1. Khái niệm chung:

Tuy nhiên có 2 điều khác biệt với Nikon:

1. Ống Luxury của Canon thường là loại EF mà không là EF-S (lắp cho máy crop) dù cũng có ống kính EF-S có tính năng có thể nói là tương tự hoặc gần tương tự như EF-S 17-55mm chẳng hạn... Trong khi đó ống Deluxe của Nikon có cả loại cho máy 28mm (ký hiệu DX) như 12-24mm f4, 17-55mm f2.8... Nikon không phân biệt Deluxe cho máy Crop hay máy FF.

2. Đối với người dùng chuyên nghiệp hay "sành điệu" thì chắc là sẽ có thể không vừa lòng khi Canon có vẻ "bình dân hoá" Luxury hơn khi có nhiều ống L có 2 khẩu hoặc một khẩu f4 thay vì f2.8. Các ống này nhỏ, nhẹ và tất nhiên là rẻ tiền hơn. Phù hợp cho những người dùng "không chuyên" muốn được sở hữu L mà kinh phí còn "hạn chế".
Canon EF 28-300mm f/3.5-5.6 USM L IS
17-40mm 4 L USM
Canon EF 24-105mm f/4 USM L IS
70-200mm 4 L USM
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Chụp ảnh đê ....!

2. Màu của ống Luxury:
Các ống L góc rộng và tầm trung của Canon thường có mầu đen
Trong khi các ống tele lại thường có màu trắng.


Theo tôi được biết thì ở ống kính tiêu cự dài việc giảm thiểu hiện tượng quang sai là cần thiết. (Các thấu kính thường gần giống như một phần của quả cầu. Các tia sáng đi gần ngoài rìa của thấu kính hội tụ tại vị trí khác so với vị trí hội tụ của các tia sáng đi gần tâm thấu kính gọi là hiện tựng quang sai). Và Canon đã chế tạo ra Fluorite là một dạng tinh thể nhân tạo đắt tiền được dùng trong nhiều ống kính tele dòng L thay cho các thấu kính tán xạ thấp (UD (ultra-low dispersion) và ED (extra-low dispersion) ,thấu kính ED ở Nikon) để giảm hiện tượng quang sai này...

lens.jpg

Canon EF 70-200mm f/2.8 USM L IS giá khoảng 1.700USD (BH)

kit.jpg

Nikkor AF-S 70-200mm f/2.8G IF-ED VR màu đen giá khoảng 1.625USD (BH)

Tuy nhiên có lẽ Fluorite là chất mà nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến nó như độ giãn nở chẳng hạn, và khi nó bị ảnh hưởng có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đến chất lượng hình ảnh của ống kính. Chính vì vậy mà các chú Tele của Canon thường được sơn trắng vì màu trắng là mầu ít hấp thụ nhiệt nhất. Như việc ta mặc áo trắng vào mùa hè sẽ mát hơn là mặc áo màu khác vậy.

Còn Nikon dùng ED (extra-low dispersion) trong dòng Deluxe, có lẽ ED không quá "mẫn cảm" với nhiệt độ nên Nikon sơn ống kính lúc thì đen khi lại trắng

278173.jpg

Nikkor AF-S 70-200mm f/2.8G IF-ED VR màu trắng

Nguồn của loạt bài về ống Luxury của Canon
 

Nhok

New Member
Ðề: Chụp ảnh đê ....!

Làm có nhiều trò với nó ko sao nhìn cứ như hoạt hình 3D thế =))
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên