Chương Trình "Chào Ngày Mới" Của HD Sài Gòn

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

nguyenthanht2010

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Nó đó a......:)

null_zps56081d4a.jpg


null_zps5b3860a0.jpg


null_zpsc4ea0bbe.jpg


null_zps8cc37567.jpg


null_zps3a111360.jpg

Dàn HD của anh Thịnh đúng là mơ ước...
 

wimax

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

20 người chết, 98 người bị thương trong vụ nổ tại Phú Thọ

Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế chiều nay đồng loạt phát đi thông tin đầu tiên về vụ nổ tại Xí nghiệp Thuốc nổ - pháo hoa, Nhà máy Z121, nguyên nhân ban đầu được cho là "thuốc nổ pháo hoa tự bốc cháy".

'Chúng tôi đã dốc toàn lực để cấp cứu cả trăm nạn nhân'
Theo Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, 7h50' ngày 12/10, tại Xí nghiệp Thuốc nổ - pháo hoa, Nhà máy Z121 xảy ra vụ cháy nổ trong kho pháo hoa. Đến 14h cùng ngày, thống kê ban đầu cho thấy có 20 người chết, trong đó 19 là công nhân viên của nhà máy Z121. Bộ Y tế cho hay, số người bị thương gần 100, nhiều trường hợp nặng.

chay-3-2437-1381583004.jpg


Người dân thu lượm đồ đạc sau vụ nổ.

Tổng cục Công nghiệp quốc phòng cho hay toàn bộ dây chuyền sản xuất và kho pháo hoa Xí nghiệp thuốc nổ - pháo hoa bị cháy sập; một số công trình nhà xưởng bị hư hỏng; nhiều nhà dân xung quanh bị hư hại.

Các lực lượng công an, quân đội và cứu hộ được huy động lên tới hàng trăm người. Bộ Quốc phòng cho hay, đến 12h30, đám cháy đã được khống chế.

Tuy nhiên, ghi nhận của phóng viên VnExpress tại hiện trường cho biết, đến 17h, khói vẫn bốc lên từ nhà máy, nhiều tiếng nổ vẫn phát ra với cột sáng cao cả chục mét.. Hiện trường đã được phong tỏa trong bán kính hơn một km. Nhiều gia đình hộ dân vẫn trong tình trạng sơ tán. Đến tối nay, một số ít người đàn ông đã trở về nhà dọn dẹp đống đổ nát. Cả khu vực mất điện.

chay-1-JPG-4517-1381583005.jpg


17h chiều khói và nhiều tiếng nổ vẫn lẻ tẻ phát ra từ hiện trường.

Theo Tổng cục Công nghiệp Bộ Quốc phòng, nguyên nhân do thuốc nổ pháo hoa bốc cháy làm cháy kho, dẫn đến nổ và cháy lan sang phân xưởng sản xuất.

Ngay sau vụ cháy xảy ra, thượng tướng Trương Quang Khánh (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng), trung tướng Dương Đức Hòa (Tư lệnh Quân khu 2) đã có mặt tại hiện trường phối hợp chỉ đạo cứu hộ và khống chế vụ nổ.

Ông Võ Hoàng Hiển, Chánh văn phòng Bộ Quốc Phòng cho biết, hiện Bộ Quốc phòng đang triển khai tất cả các biện pháp để khắc phục hậu quả, tìm kiếm cứu nạn. Đồng thời vẫn có phương án dự phòng nếu tiếp tục còn xảy sự cố.

Ông Lê Thanh Bình, Tổng cục Công nghiệp Bộ Quốc phòng cho biết, đến chiều nay vẫn còn một số tiếng nổ phát ra, nhưng là những quả pháo nhỏ. "Các lực lượng đã triển khai tất cả các biện pháp đảm bảo an toàn. Người dân có thể yên tâm quay về nhà", ông Bình nói.

Bộ Quốc phòng hỗ trợ mỗi gia đình có người chết 50 triệu đồng; mỗi người bị thương 10 triệu đồng.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ đạo Sở Y tế các địa phương huy động bác sĩ giỏi cùng mọi nguồn lực hỗ trợ cấp cứu kịp thời các nạn nhân.

Nhà máy Z121 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Bộ Quốc phòng) là nơi duy nhất trong nước sản xuất và cung cấp pháo hoa để phục vụ những ngày đại lễ.
 

truonghd

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Hào cả nhà buổi sáng tốt lành#:-S
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Chào buổi sáng! Chúc cả nhà HDSG có 1 ngày mới thật nhiều sức khỏe và niềm vui.

forests13.jpg
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Luật Mỹ cấm công dân Trung Quốc vào tòa nhà của NASA






1c3de047eaee4b3b9daec85cedea98d1.jpg
Giới chức NASA từ chối đơn tham gia của các nhà khoa học mang quốc tịch Trung Quốc, với lý do luật Mỹ cấm người đến từ nước này đặt chân đến các cơ sở của NASA, nhằm ngăn chặn hoạt động gián điệp.


Trước đó, cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) lấy lý do an ninh quốc gia, cấm nhân viên nghiên cứu khoa học quốc tịch Trung Quốc tham gia hội thảo học thuật. Đồng nghiệp giới nghiên cứu đã bày tỏ không hài lòng với "hành vi kỳ thị" này.


d24cbfbe077741038ada7899d3928298.jpg
Trung tâm nghiên cứu Ames, California, Mỹ (ARC) sẽ tổ chức hội nghị học thuật vào tháng 11 tới, quy tụ nhiều nhà thiên văn học hàng đầu thế giới trong nỗ lực săn tìm các hành tinh xa xôi và những vùng không gian có thể có sự sống.


Hội nghị có nhân viên nghiên cứu quốc tịch Trung Quốc được mời tham gia. Chuyên gia chương trình Kepler là Mark Messersmith lại gửi bưu phẩm, bày tỏ từ chối.

92f5bdcab1834c6b83d35ff819633ac2.jpg
Trụ sở Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ
Thư viết: "Điều không may là... Luật Liên bang thông qua tháng 3/2012 cấm chúng tôi mời bất cứ công dân nào của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đến tham gia hội nghị của Cục hàng không vũ trụ quốc gia. Có người đã làm việc tại các viện nghiên cứu khác ở Mỹ, nhưng gần đây, do vấn đề an ninh, Quốc hội Mỹ đã có hành động, nhóm người này cũng sẽ bị hạn chế tương tự".


Chủ tịch Ủy ban ngân sách Hạ viện, nghị sĩ Quốc hội Mỹ Frank Wolf phát động chiến dịch quy mô lớn, cấm nhân viên nghiên cứu khoa học nước ngoài xâm nhập cơ sở của NASA để chống lại các hoạt động gián điệp. NASA chịu sự quản lý của Ủy ban Ngân sách.


c465d05f541b4f3b990b87a8b2577228.jpg
Bộ luật do Quốc hội Mỹ thông qua quy định, cấm NASA chi tiền tiến hành hợp tác dưới bất cứ hình thức nào với Trung Quốc; thậm chí cấm công dân Trung Quốc tới tòa nhà của NASA.


Rất nhiều nhà khoa học Mỹ bày tỏ giận dữ về lệnh cấm, cho rằng các sinh viên và nhà khoa học quốc tịch Trung Quốc trong phòng thí nghiệp của họ bị kỳ thị. Thậm chí có người đã lấy danh nghĩa cá nhân rút khỏi hội thảo để bày tỏ phản đối. Có nhà khoa học cho rằng, do bị ảnh hưởng, họ có khả năng sẽ không thể hợp tác với đồng nghiệp Trung Quốc, cũng không thể tuyển dụng sinh viên Trung Quốc.


ea5041145f004b269f6cd9e78a2dd756.jpg
Giáo sư thiên văn học Jeoff Marcy đến từ phân hiệu Berkeley, Đại họcCalifornia là ứng cử viên sáng giá của giải Nobel. Ông phê phán lệnh cấm "rất đáng xấu hổ, hoàn toàn không đạo đức". Trong lá thư của nhà tổ chức hội nghị, Marcy viết: "Bình tĩnh mà nói, tôi không thể tham gia một hội nghị mang tính kỳ thị như vậy.


Lệnh cấm trên ngày càng có thêm nhiều người quyết định tẩy chay hội nghị, trong đó có ông Geoffrey Marcy, người được đề cử giải Nobel nhờ công trình nghiên cứu tiên phong về các hành tinh ngoài hệ Mặt trời.


FBI bắt ‘gián điệp’ Trung Quốc tại NASA


Trước đó sự kiện “gián điệp Trung Quốc” làm xôn xao dư luận ở Mỹ, một công dân Trung Quốc làm ở Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã bị nhân viên của FBI bắt tại sân bay quốc tế Washington Dulles ngày 16/3. Anh này bị cáo buộc là đã đưa ra lời khai giả cho các nhân viên chấp pháp của Mỹ.


Lệnh triệu tập của tòa án Mỹ cho thấy, công dân Trung Quốc bị bắt tên là Jiang Bo (31 tuổi), người Thành Đô, sống tại thành phố Norfolk thuộc bangVirginia. Jiang.


Đã từng làm việc ở Trung tâm nghiên cứu Langley (LARC) của NASA theo dạng hợp đồng. Trung tâm này đặt ở ngoại ô Washington. Theo những thông tin trên mạng xã hội Linkedin, Jiang Bo từng là nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu hàng không quốc gia Mỹ (NIA), từng học tập trại trường Đại học khoa học công nghệ điện tử Trung Quốc và Đại học Old Dominion của Mỹ.

a9c56d88be3a4cad898a4ff552e306a6.jpg
Jiang Bo bị nhân viên của FBI bắt tại sân bay quốc tế Washington
Ông Frank Wolf - nghị sĩ của Đảng cộng hòa Mỹ cho biết, ngày 13/3, Cục điều tra liên bang Mỹ đã lập án điều tra hành vi “âm mưu vi phạm Luật quản lý xuất khẩu vũ khí”; Ngày 15/3 FBI được biết đột nhiên Jiang Bo mua vé máy bay một chiều chuẩn bị bay về Trung Quốc; Ngày 16/3, Jiang Bo đã bị các nhân viên của FBI chặn ở sân bay quốc tế Washington Dulles và bị FBI lục soát đồ đạc mang theo.


Sau khi kiểm tra, FBI phát hiện ra Jiang Bo đã giấu một số đồ điện tử, bao gồm một chiếc máy tính xách tay nữa, một ổ cứng cũ và một thẻ điện thoại di động.


Ông Frank Wolf cho biết thêm, lệnh bắt giữ còn nói rằng nhân viên FBI biết trước đó Jiang Bo đã từng mang máy tính vốn dùng để làm việc cho NASA về Trung Quốc, họ cho rằng trong chiếc máy tính này có nhiều thông tin bí mật. Ông Frank Wolf cho biết, Jiang Bo có liên quan đến một tổ chức bị chính phủ Mỹ coi là “có vấn đề đáng phải theo dõi”.


Trung Quốc chỉ trích NASA không cho người TQ dự một hội nghị


24018567bb014539b8e1c99958682a15.jpg

Trung Quốc chỉ trích cơ quan không gian NASA Hoa Kỳ đã loại trừ các học giả Trung Quốc không cho họ tham dự một hội nghị khoa học tại một cơ sở của NASA ở California vào tháng 11.

Lên tiếng tại Bắc Kinh hôm thứ Tư, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Xuân Doanh tố cáo NASA là có “hành vi kỳ thị.” Bà nói Trung Quốc tin là “không nên chính trị hóa” các hoạt động học thuật hay khảo cứu khoa học.



29e988b2c2884032a9da2a44eb414f07.jpg
Một tổ chức các học giả mở hội nghị này đưa ra tuyên bố hôm thứ Ba, nói rằng họ miễn cưỡng khước từ việc nghi danh của sáu người Trung Quốc bởi vì NASA có chính sách tạm ngưng chấp nhận những người này.

Những người tổ chức Hội nghị Khoa học Kepler lần thứ nhì nói trong tháng Ba, NASA đã cấm công dân của Trung Quốc và nhiều quốc gia khác thăm các cơ sở của họ, vì những e ngại về an ninh.

NASA áp dụng lệnh cấm này dựa trên một đạo luật của Hoa Kỳ được Hạ Viện thông qua hồi tháng Ba và được Tổng thống Obama chấp thuận.

Những người tổ chức hội nghị nói họ mới chỉ được biết lệnh cấm của NASA hồi cuối tháng Chín, và nếu biết sớm hơn, họ đã di chuyển hội nghị này ra khỏi cơ sở của NASA ở California. Họ gọi những lập luận pháp lý hậu thuẫn cho hành động của NASA là “đáng trách.”


44afcc7185ad4ae0a922ca8d188f7a20.jpg
Một số khoa học gia Hoa Kỳ nói họ sẽ tẩy chay hội nghị này để phản đối việc loại trừ các nhà khoa học Trung Quốc. Dân biểu thuộc Đảng Dân Chủ Mike Honda nói với đài VOA rằng ngăn không cho người ta đóng góp trong một hội nghị khoa học không phải là ý tưởng hay.

Trong lúc này, NASA không có bình luận nào về vấn đề gây tranh cãi vừa kể, vì văn phòng báo chí của họ đóng cửa khi chính phủ liên bang phải đóng cửa một phần.





Lệnh triệu tập của tòa án Mỹ cho thấy, công dân Trung Quốc bị bắt tên là Jiang Bo, sinh ngày 27-11-1982, người Thành Đô, sống tại thành phố Norfolk thuộc bang Virginia. Jiang Bo cao 1m65, nặng 140 pound,

BM
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Thực hư chuyện nữ hoàng Ai Cập Cleopatra “đẹp như tiên”




Cleopatra, nữ hoàng của Ai Cập cổ đại đã truyền cảm hứng cho vô số tác phẩm nghệ thuật hơn hai nghìn năm qua. Nhưng liệu Cleopatra xinh đẹp như truyền thuyết?

Vị nữ hoàng nổi tiếng của Ai Cập cổ đại có tên đầy đủ là Cleopatra VII Philopator. Bà thường được gọi đơn giản là Cleopatra. Dù nhiều Nữ hoàng Ai Cập khác cũng có tên này song tất cả hầu như đã bị quên lãng. Nữ hoàng Cleopatra lên nắm quyền khi bà mới 17 tuổi và cai trị Ai Cập cổ đại từ năm 51 - 30 Trước Công nguyên, trước khi Chúa Kitô ra đời.Huyền thoại về sắc đẹp của bà được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa bà với Julius Caesar và Mark Antony - hai nhà lãnh đạo La Mã hùng mạnh. Nhưng bà có thực sự sở hữu vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành như vậy? Để trả lời, chúng ta hãy nhìn vào những bằng chứng lịch sử và khảo cổ học.


cleopatra.jpg

Hình ảnh Nữ hoàng Cleopatra trên đồng tiền xu cổ đại. (Ảnh: Wikipedia)


Hai thế kỷ sau khi Cleopatra trị vì Ai Cập cổ, sử gia người La Mã - Cassius Dio đã mô tả Cleopatra là "người phụ nữ có vẻ đẹp vượt trội" "cực kỳ thông minh". Còn sử gia người Hy Lạp – Plutarch cho rằng "nhan sắc của bà không đủ nổi bật để có thể khiến ai vừa gặp cũng phải ngẩn ngơ".Không hề có bức tượng bán thân nào được cho là khắc họa Cleopatra nhưng chúng ta có những hình ảnh khác nhau của bà trên những đồng tiền xu cổ đại. Trong những hình ảnh này, vẻ ngoài của bà hết sức bình thường, chiếc mũi khoằm và nam tính. Tuy nhiên, đồng tiền trong thế giới cổ đại chỉ mang mục đích tuyên truyền chính trị. Có thể bà cố ý khắc họa chân dung nam tính để hợp pháp hoá sự cai trị của một nữ hoàng trẻ.Cũng cần lưu ý rằng, quan niệm về vẻ đẹp của người cổ đại rất khác với quan niệm của thế giới hiện đại. “Cleopatra có đẹp hay không?” có lẽ là câu hỏi vô ích nếu bà thực sự xinh đẹp trong mắt của những người sống trong thời kỳ đó.Hoặc có thể chúng ta cần hiểu vẻ đẹp không phải là khái niệm đơn thuần, liên quan tới thân thể. Sử gia Dio cũng nói rằng, Cleopatra có "giọng nói ngọt ngào và biết cách làm cho mình hòa hợp với mọi người". Tương tự như vậy, sử gia Plutarch nói rằng, việc trò chuyện với nữ hoàng Cleopatra "có sự quyến rũ không thể cưỡng lại."
cleopatra1.jpg

Nữ hoàng Cleopatra và con trai Cesarion. (Ảnh: Wiki Commons)


Sức hấp dẫn của Cleopatra không tới từ vẻ đẹp của cơ thể mà tới từ trí tuệ, tính cách và giọng nói của bà. Khi xem xét mối quan hệ sâu sắc giữa bà với Caesar và Antony, rõ ràng bà phải có sự hấp dẫn khác bởi cả hai đều là những người nổi tiếng là thu hút phụ nữ vì vậy họ sẽ không dễ dàng gục ngã trước Nữ hoàng chỉ bởi bà có cơ thể trẻ trung, quyến rũ.Sắc đẹp của Nữ hoàng Cleopatra không vượt trội so với những người phụ nữ khác nhưng chính nhờ trí thông minh, quyến rũ và táo bạo, bà đã tiếp cận được hai trong số những người đàn ông quyền lực nhất của thế giới cổ đại.Vẻ đẹp nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại của Nữ hoàng Cleopatra là vẻ đẹp xất phát từ trí tuệ và bản lĩnh. Đây là bài học lớn cho chúng ta về cách định nghĩa vẻ đẹp trong thế giới hiện đại.


Theo Dân Việt, Heritagedaily



Cleopatra - người phụ nữ quyền lực nhất của thế giới cổ đại




Cleopatra có lẽ là vị nữ hoàng nổi tiếng nhất của thế giới cổ đại. Bà nổi tiếng không chỉ với sắc đẹp của mình mà còn chính vì những nét sắc sảo thông minh của mình và đã trở thành đề tài khai thác của nhiều tác phẩm điện ảnh, sân khấu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn một vài nét chính cuộc đời và những sự kiện xung quanh người phụ nữ đầy quyền lực này.
Cleopatra lên nắm quyền khi bà mới 17 tuổi và cai trị Ai Cập cổ đại từ 51-30 Trước CN. Là một thành viên của nhà Ptolemy, Cleopatra là người Macedonia, tuy nhiên bà vẫn là một vị nữ hoàng của Ai cập và được dân chúng tôn thờ như một vị chúa trời. Cleopatra cũng là vị pharoah cuối cùng của Ai Cập, và nổi tiếng cùng những mối quan hệ chính trị phức tạp với đế chế La Mã. Mối quan hệ giữa Cleopatra và các nhà lãnh đạo La Mã là Julius Caesar, Mark Antony, và Augustus - kẻ thù của bà đã dẫn tới cái chết đầy bi kịch của Cleopatra sau này và đã trở thành nguồn cảm hứng khai thác của rất nhiều kịch bản sân khấu, phim ảnh.
cleopatra.jpg



Người phụ nữ cai trị Ai Cập



Theo phong tục của người Ai Cập lúc đó, Cleopatra đã buộc lấy người em trai là Ptolemy XIII khi Ptolemy mới 12 tuổi để kế thừa ngôi trị vì từ người cha quá cố. Tuy nhiên bà đã sớm xóa tên người chồng khỏi các văn bản chính thức, bỏ qua truyền thống của nhà Ptolemy rằng sự hiện diện của người nam giới là điều bắt buộc khi có sự chia sẻ quyền lực. Bà cũng khắc bức chân dung và tên của riêng mình đồng tiền thời đó và bỏ qua người anh em của mình. Vậy tại sao mà nữ hoàng Ai Cập lại có thể hành động như vậy? Câu trả lời là có lẽ người phụ nữ Ai Cập được thừa nhận có khả năng thừa hành quyền lực và xử lý các công việc triều đình.
Dẫu người phụ nữ có nhiều quyền lợi nhưng Ai Cập không phải là một xã hội công bằng khi có sự phân hóa theo tầng lớp xã hội. Người phụ nữ không có quyền thừa kế bình đẳng với người đàn ông và chỉ có một số ít là được học hành. Bên cạnh đó tuy không bị giới hạn về mặt luật pháp, phong tục của người Ai Cập quy định rằng tầng lớp phụ nữ trung và thượng lưu thường xuyên phải gánh vác trọng trách nuôi dưỡng con cái và các hoạt động thường ngày của gia đình.
cleopatra2.jpg
Cleopatra và Caesar


Để xóa bỏ quan hệ ràng buộc của bản thân với Ptolemy XIII, người đã buộc bà phải sống lưu vong sau một thời gian độc chiếm cai trị Ai Cập, Cleopatra cần sự hỗ trợ của người La Mã. Sau khi bà tiếp cận và chinh phục được Caesar, Ptolemy đã bị giết. Sau đó vào năm 47 TCN, để tái lập ngôi báu và đã kết hôn với người em trai khác là Ptolemy XIV mới có 11 tuổi. Cũng từ đó, mối quan hệ tình ái giữa Cleopatra và Caesar bắt đầu. Sau khi đã có được Ai cập nhờ sự giúp đỡ của Caesar, bà ta đã đẩy Caesar vào thế khó xử khi nhất quyết phải ép ông đưa mình về Rome.
Liên minh giữa Cleopatra và Julius Caesar sau đó đã càng được củng cố thêm với sự ra đời của con trai giữa hai người là Caesarion, nhằm xây dựng Ai Cập trở lại với vị thế vốn có sau thời gian dài suy yếu. Những người cộng hòa ở La Mã tự nhận là Liberators (phe tự do), do Gaius Cassius Longinus và Marcus Junius Brutus cầm đầu đã ngăn chặn kế hoạch đó bằng cách quyết định giết hại Ceasar ngay tại Viện Nguyên lão Pompey. Sau vụ ám sát đó, Cleopatra đã quay trở về Ai Cập và lập Caesarion làm người đồng cai trị và thừa kế sau khi người em trai thứ hai cũng bị sát hại.



cleopatra3.jpg



Mark Antony



Sau vụ ám sát Caesar vào ngày 15 tháng 3 năm 44 trước CN, Mark Antony một trong những thành viên Tam đầu chế cai trị Roma khi có khoảng trống quyền lực sau khi Caesar chết đã lên kế hoạch gặp gỡ nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập. Tuy đã kết hôn với một người phụ nữ La Mã là Octavia, chị gái của Octavian - người kế nhiệm hợp pháp ngai vàng của Caesar, nhưng Antony vẫn yêu say đắm vị nữ hoàng đầy quyền lực. Octavin đã làm cho người La Mã tin rằng Mark Antony đang chuẩn bị để chuyển giao quyền lực, thứ lẽ ra là của họ cho Cleopatra. Đứng giữa mối đe dọa tiềm tàng này, cuộc cạnh tranh để thừa kế quyền lực của Ceasar đã làm tình hình ở Rome cực kì căng thẳng. Cuối cùng, Mark Antony đã li dị người vợ La Mã của mình sau khi Octavian tuyên chiến với ông và tình nhân.


Ai Cập thuộc về La Mã



Cuối cùng sau khi thất bại tại trận chiến Actium ở ngoài khơi Hy Lạp năm 31 TCN, Antony đã tự tử cùng với Cleopatra, theo như lời đồn là bỏ một con rắn độc vào ngực bà. Quân La Mã của tướng Octavian vào lãnh thổ Ai Cập và diệt vương triều của Cleopatra. Gia tộc Ptolemy đã cai trị Ai Cập kể từ sau cái chết của Alexander Đại Đế vào năm 323 trước CN. Tuy nhiên Rome luôn muốn xâm chiếm Ai Cập và chỉ có cách triều cống mới giúp gia tộc Ptolemy tồn tại trước đế chế La Mã hùng mạnh. Nhưng sau cái chết của Cleopatra thì cuối cùng Ai Cập cũng đã thuộc về Rome.



Điều ít biết về các con nữ hoàng Cleopatra


Một nhà nghiên cứu về Ai Cập, người Italia mới đây đã tái phát hiện một bức tượng điêu khắc hai đứa con sinh đôi của Nữ hoàng Cleopatra VII và người tình Mark Antony tại một bảo tàng ở Cairo. Bức tượng bị quên lãng đã hé lộ nhiều điều ít biết về các con của nữ hoàng Ai Cập nổi danh thuở nào.

Sau khi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1918 gần đền thờ Dendera ở bờ tây sông Nile, bức tượng sa thạch cao 10 mét đã được bảo tàng Ai Cập ở Cairo mua về và đánh số hiệu là JE 46278, nhưng hầu như bị lãng quên cho đến tận hiện tại.


Cleopatrachildren.jpg

Bức tượng điêu khắc về hai đứa con sinh đôi của Nữ hoàng
Cleopatra VII và người tình Mark Antony.
(Ảnh: Discovery)

Phía sau bức tượng cho thấy hình chạm khắc một số ngôi sao, dường như ám chỉ rằng bức tượng từng được gắn với trần nhà nào đó. Xét về tổng thể, phần còn lại của bức tượng trông khá dị thường.“Nó cho thấy 2 đứa trẻ trần truồng, một nam và một nữ, kích thước giống hệt nhau đang đứng bên trong lòng của 2 con rắn. Tay của đứa trẻ này khoác lên vai của đứa trẻ kia, trong khi tay còn lại tóm lấy một con rắn”, Giuseppina Capriotti - nhà Ai Cập học thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Italia cho biết trên trang Discovery.Bà Capriotti lưu ý rằng, đứa bé trai đội một chiếc đĩa mặt trời trên đầu, trong khi bé gái đội một đĩa mặt trăng gắn dải hình lưỡi liềm. Cả 2 chiếc đĩa đều được trang trí mắt udjat, còn được gọi là mắt của Horus - một biểu tượng phổ biến trong nghệ thuật Ai Cập.“Đáng tiếc là các khuôn mặt không được bảo quản tốt, nhưng chúng ta vẫn có thể thấy bé trai tóc xoăn và có một bím tóc tết bên phải đầu, đặc trưng của trẻ em Ai Cập. Tóc của bé gái để theo kiểu quả dưa - kiểu tóc thường gắn với triều đại nhà Ptolemy, đặc biệt là Nữ hoàng Cleopatra”, bà Capriotti nói thêm.Sau khi phân tích tỉ mỉ, bà Capriotti nhận diện hai đứa trẻ trong bức tượng là Alexander Helios và Cleopatra Selene - cặp song sinh của bà mẹ - Nữ hoàng Cleopatra với người tình Antony. Cặp song sinh này được cho là chào đời vào khoảng năm 40 trước Công nguyên.Chúng không phải là những đứa con đầu tiên của Nữ hoàng Ai Cập nổi danh trong lịch sử. Cleopatra đã hạ sinh một đứa con đầu tiên cho Julius Caesar vào năm 47 trước Công nguyên. Đứa bé này được đặt tên là Caesarion. Đến năm 36 trước Công nguyên, bà sinh cho người tình Antony một đứa con trai nữa - Ptolemy Philadelphus.Vào thời điểm chào đời, cặp song sinh đơn giản được đặt tên là Cleopatra và Alexander. Khi được cha chính thức thừa nhận 3 năm sau đó (khi Antony trở về Antioch, nay là Thổ Nhĩ Kỳ, để đoàn tụ cùng Nữ hoàng Cleopatra và các con), hai đứa trẻ được đặt tên lại là Alexander Helios (Mặt trời) và Cleopatra Selene (Mặt trăng).Bà Capriotti cho hay: “Việc Antony thừa nhận con trùng hợp với thời điểm diễn ra một vụ thiên thực. Có lẽ vì lí do này và nhằm kỳ bí hóa sự ra đời của cặp song sinh, hai đứa trẻ đã được đặt thêm các tên về mặt trăng, mặt trời. Mặc dù ở Ai Cập, mặt trăng là một vị thần nam giới nhưng trong bức tượng điêu khắc, giới tính gắn với các biểu tượng mặt trăng, mặt trời bị đảo ngược lại để phù hợp với truyền thống Hy Lạp”.
Cleopatrachildren1.jpg

Khuôn mặt của hai đứa trẻ trong bức tượng không
còn lưu giữ được nguyên vẹn.
(Ảnh: Discovery)


Người ta biết rất ít về số phận các con mà Cleopatra và Mark Antony bỏ lại sau khi các cuộc tự sát của họ vào năm 30 trước Công nguyên. Duy có điều, dù Caesarion bị sát hại theo lệnh của Octavian nhưng 3 đứa con của Cleopatra và Antony được tha bổng.Vài năm sau đó, Alexander Helios và Ptolemy Philadelphus biến mất không để lại dấu vết, chỉ còn lại Cleopatra Selene. Khi lớn lên, Cleopatra Selene kết hôn với Vua Juba II của Mauretania và hạ sinh ít nhất một đứa con đặt tên là Ptolemy Philadelphus nhằm tưởng nhớ tới đứa em trai bé bỏng mất tích.Hình của Cleopatra Selene từng được khắc trên các đồng xu cùng với hình của Vua Juba. Điều đó ám chỉ rằng, con gái của Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra cũng có quyền cai trị đất nước hỗ trợ chồng của mình.
Tham khảo: Discovery


 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn



con ma của một người vẫn đang còn sống

Doppelganger là thuật ngữ dùng để chỉ "con ma của một người vẫn đang còn sống". Dù nhiều người cho rằng đó chỉ là ảo giác, lịch sử đã ghi lại một số câu chuyện đáng sợ về các Doppelganger này...


Truyền thuyết kể lại rằng, doppelganger là một bản sao huyền bí của một người vẫn đang còn sống. Những hồn ma này có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức: Bạn có thể thấy chúng hiện ra trước mắt, gặp chúng trên một con đường hiu quạnh nào đó, hoặc đáng sợ hơn là đôi lúc bạn có thể bắt gặp những hồn ma này đang đứng phía sau mình khi nhìn vào gương. Đôi lúc một người không thể thấy được doppelganger của chính mình, nhưng những người khác có thể thấy được nó tại một địa điểm hoàn toàn khác.
Có khá nhiều cách giải thích cho hiện tượng hồn ma của một người đang sống này. Câu chuyện xuyên suốt mọi thời đại đều cho rằng doppelganger là những thực thể siêu nhiên, bản sao linh hồn của một người, hoặc là anh/chị/em song sinh ma quỷ của người đó. Mặt khác, theo các nhà khoa học, những hồn ma này đơn thuần chỉ là do một số trục trặc trong điện não, hoặc là bệnh thần kinh như bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, dù được giải thích theo cách nào đi chăng nữa, có hai điều có thể chắc chắn về doppelganger: (1) chúng thường mang đến điềm xấu, (2) rất nhiều nhân vật tiếng tăm trong lịch sử đều đã bị chính doppelganger của mình ám ảnh.



Johann Wolfgang von Goethe



Johann-Wolfgang.jpg

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832) là một đại thi hào văn học, và là chính trị gia nổi tiếng của Đức



Một ngày nọ, sau khi chia tay với một cô gái có tên Frederika, Goethe buồn bã cưỡi ngựa đi trên một con đường đi bộ. Bất chợt ông nhìn thấy một người bí ẩn đang cưỡi ngựa tiến về phía mình. Người đó không ai khác chính là Goethe nhưng lại mang trang phục hoàn toàn khác. Hình ảnh này biến mất ngay sau đó và Goethe nhanh chóng quên về nó.
8 năm sau, Goethe lại cưỡi ngựa trên con đường đi bộ năm xưa theo hướng ngược lại (cũng để gặp lại Frederika). Và đó cũng là lúc ông nhận ra rằng mình đang mang trang phục y hệt của “người giống mình” mà ông đã thấy 8 năm trước.
Đây không phải là lần duy nhất Goethe nhìn thấy một doppelganger. Có lần, ông bắt gặp một người bạn, Friedrich, đi dạo trên phố và mang áo choàng của ông. Ông về nhà ngay sau đó và thấy Friedrich đang ở nhà mình và mang cái áo choàng y hệt những gì ông đã thấy trên đường phố. Người bạn này đã bị dính mưa và vào để mượn áo của Goethe.



Catherine Đại đế



catherine-king.jpg




Catherine Đại đế là vị nữ hoàng đầy quyền lực và là một nhân vật nguy hiểm của Nga vào thế kỉ 18. Bà không hề sợ sệt trước những chuyện như việc nhìn thấy doppelganger của mình tiếp quản vương miện.
Truyện kể lại rằng, một đêm, nữ hoàng Catherine đang nằm nghỉ thì 2 cô hầu gái bảo rằng họ vừa mới trông thấy bà vào phòng thiết triều. Bà đã đến điều tra sự việc ngay sau đó, và bắt gặp chính mình đang điềm tĩnh ngồi trên ngai vàng. Nữ hoàng ngay lập tức lệnh cho lính gác bắn “hồn ma” này. Không ai nhắc đến gì đến chuyện doppelganger của nữ hoàng Catherine có bị ảnh hưởng bởi viên đạn đó không; nhưng vị nữ hoàng này đã qua đời một thời gian không lâu sau đó.


Percy Bysshe Shelley



Percy-Bysshe-Shelley.jpg




Percy Bysshe Shelley là một nhà thơ sáng giá, nhưng thường được nhớ đến với tư cách là chồng của Mary Shelley (tác giả cuốn tiểu thuyết Frankenstein). Mặc dù Marry Shelly, tác giả của những tiểu thuyết kinh dị, thường được cho là đã nhìn thấy ma quỷ, nhưng chính Percy mới là người đã chứng kiến được những doppelganger.
Một thời gian không lâu trước khi bị chết đuối trong một vụ tai nạn hàng hải năm 1812, Percy đã thừa nhận với vợ rằng ông đã rất nhiều lần nhìn thấy hồn ma của mình. Một trong những trải nghiệm ám ảnh này là lúc Percy bước lên thềm và được doppelganger của mình chào đón và hỏi: “Ông định mãn nguyện như thế này trong bao lâu nữa?”
Hồn ma của Percy cũng được một người bạn thân – Jane Williams – nhìn thấy khi đang đi qua cửa sổ phòng cô (con đường mà Percy thật thường đi) và đến mỗi ngõ cụt, nhưng không bao giờ thấy quay trở lại.



Nữ hoàng Elizabeth I



ElizabethI.jpg



Nữ hoàng Elizabeth I (trị vì Anh Quốc từ năm 1558-1603) nổi tiếng là một nữ quốc vương am tường, bình tĩnh và có uy tín. Bà là người chẳng bao giờ muốn dính líu với những hiện tượng siêu nhiên. Tuy nhiên, Nữ hoàng Elizabeth I đã nhìn thấy doppelganger của mình nằm bất động trên giường y hệt một thi hài. Và điều này đã trở thành một nổi ám ảnh lớn vì nó mang đến dấu hiệu của tử thần. Tuy nhiên, điều này cũng có thể chỉ là do một trục trặc tạm thời của điện não, nếu không vì một thực tế rằng Nữ hoàng Elizabeth I đã mất không lâu sau khi nhìn thấy doppelganger của mình.



Abraham Lincoln

Abraham-Lincoln.jpg




Một đêm sau cuộc tuyển cử đầu tiên của mình, trong khi đang nằm nghỉ trên giường, tổng thống Abraham Lincoln bất chợt liếc qua gương và nhìn thấy khuôn mặt mình. Có điều, trong gương ông có đến 2 khuôn mặt. Một Lincoln nhợt nhạt và ma quái đặt cạnh khuôn mặt thật đang nhìn vào ông từ trong gương. Ngài tổng thống bật dậy khỏi giường và doppelganger biến mất; nhưng khi ông nằm xuống, hồn ma này lại xuất hiện.
Bà Mary vợ ngài sợ rằng doppelganger này sẽ mang lại điều không may cho cuộc tái bầu cử của ông. Tổng thống Lincoln sau đó quyết định nhìn kỹ vào hồn ma của mình một lần nữa, nhưng kể từ đó nó không xuất hiện lại. Có lẽ bởi vì nó đã chuyển được thông điệp của mình, bởi tổng thống Arabham Lincoln đã thất bại trong nhiệm kì thứ 2 của ông.



Guy de Maupassant



Guy-de-Maupassant.jpg




Nhà văn pháp Guy de Maupassant nổi tiếng với những trải nghiệm khá thân mật với hồn ma của mình. Doppelganger này không chỉ nói chuyện mà còn kể cho nhà văn một câu chuyện; và Maupassant đã thừa nhận một trong những câu chuyện cuối đời của ông thực chất được viết bởi hồn ma của mình.
Câu chuyện “The Horla” nhà văn này được kể là một câu chuyện não nề, về lương tri một người dần bị linh hồn quỷ dư ăn mòn và xem người này là “vật chủ”. Và kể từ đó, sức khỏe tinh thần của Maupassant bắt đầu trở nên suy sụp.
Trở lại vài tháng sau khi biến mất, doppelganger này bước vào phòng của Maupassant, nhìn ông với khuôn mặt buồn bã và tuyệt vọng . Một năm sau đó, nhà văn này qua đời trong một bệnh viện tâm thần.



Emilie Sagee



Emilie-Sagee.jpg




Emilie Sagee từng làm việc tại một trường nữ sinh. Là một giáo viên tốt nhưng vì một lý do nào đó mà Emilie luôn đổi việc. Chỉ trong vòng 16 năm, cô đã phải nhảy việc đến 19 lần.
Năm 1845, phía nhà trường mới bắt đầu phát hiện được lý do cho sự kì lạ này. 13 học sinh đã chứng kiến hồn ma của Emilie đứng cạnh cô trong suốt buổi học và phản chiếu lại những bước đi của cô. Lần sau, bóng ma này lại đứng phía sau khi cô đang ăn, và cô không hề hay biết về sự xuất hiện này mặc dù tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy nó rất rõ ràng. Tuy nhiên, mỗi lần hồn ma này xuất hiện, Emilie đều trông mệt mỏi và không có sức lực.
Có lần, doppelganger của Emilie xuất hiện trong lớp học và ngồi điềm tĩnh trên ghế trong khi chính Emilie thật vẫn đang làm vườn. Một vài người liều tiến lại gần bóng ma này, nhưng lại phát hiện họ có thể đi xuyên qua nó.
Theo thời gian, bóng ma Emilie đã trở nên khá quen thuộc trong cuộc sống nhà trường, tuy nhiên, nó vẫn khiến nhiều người hoảng sợ. Chính vì vậy, phụ huynh học sinh quyết định chuyển trường cho con mình. Và mặc dù luôn là một giáo viên gương mẫu, hiệu trưởng nhà trường buộc phải sa thải Emilie và hồn ma của cô.

Theo ANTĐ
 

tonytruong

Super Moderators
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Chào cả nhà buổi sáng ngày CN tươi đẹp. :)
 

rita

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Chào buổi sáng mọi người ! Chúc mọi người chủ nhật vui vẻ !
 

truongquy

Active Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Chủ nhật tươi hồng, chúc tất cả AE HD có ngày nghỉ ngơi thoải mái và vui vẻ.
 

maison67

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Chào ngày Chủ Nhật cuối tuần tốt đẹp đến với AE HDSG!:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

dangtu

Active Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

chào cả nhà ngày mới nhiều niềm vui

P/s dạo này chúa nhật toàn làm ca sáng nên không đi of được. buồn.... buồn..... buồn.....
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên