Chương Trình "Chào Ngày Mới" Của HD Sài Gòn

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

l0ngb0ng

Active Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Em còn thiếu vài tập, CN9H có rảnh mang theo em mượn chép thêm nhé bác 5R. Em cám ơn trước!
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Tự tập yoga có thể gây nguy hiểm

Yoga-daily+(2).jpg

Việc tập yoga sai phương pháp có thể gây trầm cảm, bệnh thần kinh..., thậm chí có thể làm chết người. Những người chưa trưởng thành cũng không phải là đối tượng thích hợp của yoga.



Ông Nguyễn Thế Trường, nhà yoga số 1 Việt Nam, cho biết, mỗi người phải căn cứ vào mục đích, thể trạng, tuổi tác, giới tính, tính cách và điều kiện để chọn cho mình cách tập thích hợp. Một phương pháp có thể lợi với người này nhưng hại với người kia. Việc rèn luyện yoga phải dựa trên 3 yếu tố chính là luyện thở, tập tư thế và luyện trí. Các nguyên tắc rèn luyện đều phải tuân thủ đúng nên cần nhìn vào bản thân mà lựa chọn chứ không phải theo ý thích nhất thời hay ý muốn của người khác.

Tiến sĩ Phạm thúc Hạnh, khoa Y học cổ truyền Đại học Y Hà Nội, cho biết, ngay các văn bản cổ xưa của yoga đã nói rằng môn này không thể đạt hiệu quả đối với những người phàm tục, lười biếng. Tập yoga không phải là một trò chơi ở phòng khách hay một trào lưu nhất thời. Quá trình thực hành đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng trong cả đời người. Yoga đòi hỏi cao về luyện trí, hướng con người đến cái thiện nên không thích hợp cho những người hay bất mãn, quá cứng rắn.

Trẻ em có nên tập yoga không? Theo tiến sĩ Hạnh, một đứa trẻ phát triển đòi hỏi phải luôn hoạt động, trèo leo, chạy nhảy và các phương pháp thể dục cho trẻ cần có trò chơi, ganh đua. Vì thế, yoga không thích hợp với trẻ nhỏ và thiếu niên dưới 15 tuổi. Còn ông Trường cho rằng người chưa trưởng thành chỉ nên tập thở và cách ăn uống vệ sinh để giữ gìn sức khỏe.

Ông Trường cho biết, tập luyện để đạt được các thế mạnh của yoga không phải dễ dàng. Phải trải qua 3 giai đoạn: rèn luyện sức khỏe, làm chủ bản thân; thích ứng với môi trường, rèn luyện chân ngã; hòa đồng với vũ trụ. Nhiều người luyện cả đời cũng không hoàn thiện được giai đoạn 1. Cùng ý kiến này, tiến sĩ Hạnh cho biết những người đạt được quyền năng tối thượng của yoga đều phải từ bỏ cả cuộc sống đời thường để tu hành và thực tế không mấy người đạt được mức đó. Vì vậy, chỉ nên tập yoga với mục đích rèn luyện sức khỏe chứ không nên đi sâu khai thác những bí ẩn của môn này.

50a99b7d5f929hot-500x452.jpg

Trong yoga, yếu tố quan trọng nhất đưa đến thành công chính là tập thở và tập trí. Trong tập tư thế, việc vận động sai chỉ có hại tới cơ bắp và sẽ được phục hồi. Nhưng trong luyện thở, luyện trí, việc tập sai sẽ ảnh hưởng đến tiềm thức, hệ thống thần kinh và dẫn đến những tác hại khôn lường như trầm cảm, ám ảnh, tẩu hỏa nhập ma, bệnh thần kinh... Nếu tác động sâu vào trong tiềm thức (tức là đã tìm được chìa khóa của bản thân) nhưng không thoát ra được (không mở được cửa) thì người tập sẽ chết. Vì vậy, rất cần chọn thầy khi tập luyện yoga.

Theo tiến sĩ Hạnh, cấu tạo cơ thể và trí lực mỗi con người mỗi khác; do đó các tư thế cần được chỉ dẫn riêng biệt cho từng người. Chẳng hạn, tư thế cây nến không thích hợp với người bị đau lưng, bệnh tim mạch, huyết áp thấp, đau đầu. Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm khi tập yoga mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo cặn kẽ của các nhà chuyên môn y tế hay thể thao.


(Theo Khoa Học & Đời Sống)
 

l0ngb0ng

Active Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Mẹo phân biệt gừng ta, gừng Trung Quốc

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV, Bộ NN-PTNT cho hay: Có rất nhiều giống gừng, trong nước cũng có nơi trồng loại giống gừng củ to gần giống như gừng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, bất cứ giống gừng nào trồng trong nước cũng có củ nhỏ hơn một chút, da sần hơn, vỏ mỏng hơn. Gừng Trung Quốc củ to hơn, da láng mịn, sáng bóng hơn, vỏ dày hơn và dễ bóc vỏ hơn.

Thêm một đặc điểm có thể phân biệt khá tốt là gừng trồng trong nước bao giờ cũng có dính thêm ít đất bên ngoài lớp vỏ, gừng Trung Quốc thì không có. Lý do là theo quy định, Trung Quốc phải làm sạch tất cả bùn đất cho các loại thực vật, trong đó có gừng trước khi mang vào Việt Nam. Do đó, gừng Trung Quốc bao giờ vỏ cũng rất sạch, láng mịn hơn hẳn các gừng được trồng trong nước.

Gừng Việt Nam thơm, ngon hơn và được xuất đi nhiều nước trên thế giới. Ở trong nước, có rất nhiều vùng trồng gừng ở các tỉnh trung du, miền núi, các hộ gia đình cũng thường tự trồng gừng để làm gia vị vì diện tích đất cần thiết để trồng gừng nếu đáp ứng đủ nhu cầu của gia đình là không lớn.

Về việc gừng Trung Quốc nhiễm hoạt chất thuốc trừ sâu cực độc, ông Hồng khuyến nghị thêm người dân không nên lo lắng quá bởi có thể chỉ có một số người dân ở vùng đó trồng gừng không an toàn chứ không phải là tất cả. Nói một cách công bằng thì tùy thuộc vào ý thức của người trồng, ở trong nước cũng vậy, không thể khẳng định cứ gừng trồng trong nước là an toàn.

Hiện tại, đang có rất nhiều thông tin gừng Trung Quốc nhiễm độc được bán tràn lan tại các chợ ở Việt Nam khiến chị em lo lắng rất nhiều.

Nếu chỉ đơn thuần gừng Trung Quốc được trồng như gừng Việt Nam và đem bán thì chắc đã không có điều gì phải bàn. Nhưng theo một báo cáo điều tra do Đài truyền hình Trung ương Trung quốc (CCTV) phát sóng vào thứ 7 tuần qua phát hiện các nông dân ở thành phố Duy Phường (tỉnh Sơn Đông) đã sử dụng thuốc trừ sâu hoạt chất Aldicarb, vượt mức cho phép 3-6 lần. Cơ thể người bị phơi nhiễm Aldicard ở mức độ cao có thể gây co thắt phế quản, chảy nước miếng, teo đồng tử, co thắt ruột, tiêu chảy, buồn nôn và tim đập chậm vô cùng nguy hiểm.

Còn ở trong nước, trước thông tin này, Cục Bảo vệ thực vật đã lấy mẫu gừng để kiểm tra, đầu tuần tới có kết quả. Chính vì thế, trước khi có kết quả chính thức, chị em cũng đừng quá lo lắng.

Theo kinh nghiệm chọn mua gừng mà các bà nội trợ hay chia sẻ, chị em có thể phân biệt gừng ta với gừng Trung Quốc qua một số đặc điểm sau:

- Kích thước, màu vỏ: Rất dễ nhận ra, gừng Trung Quốc có kích cỡ to, thân tròn, trông mọng hơn gừng ta rất nhiều. Những củ gừng Trung Quốc nhìn vỏ rất sạch sẽ, sáng màu, mịn và dễ bóc. Trong khi đó, gừng ta thân nhỏ hơn, nhiều nhánh, vỏ hơi sần, màu sạm, nhiều đất bám xung quanh.

82b118136809713211.jpg

Củ gừng Trung Quốc da sáng, mịn, dễ bóc.

12197213680975495.jpg

Một trong các loại gừng ta: thân nhỏ, nhiều nhánh, vỏ sần, màu sạm.

9c294513680971327.jpg

Gừng Trung Quốc (bên trái) có kích cỡ to, thân tròn, trông rất mọng hơn gừng ta rất nhiều.

- Lõi gừng: Khi bẻ đôi củ gừng, chị em có thể thấy với gừng ta, màu sắc vàng tươi, có nhiều xơ và có đường vân tròn trong thân củ. Còn gừng Trung Quốc thì ngược lại, màu sắc nhạt hơn, ít xơ gân, nhìn vết bẻ khá mịn và không có đường vân tròn nào cả.

2dcc4c13680971329.jpg

Gừng Trung Quốc màu sắc vàng nhạt hơn, ít có xơ gân, nhìn vết bẻ khá mịn và không có đường vân tròn.

29b262136809713212.jpg

Gừng ta, màu sắc vàng tươi, có nhiều xơ và có đường vân tròn trong thân củ.

7da8cd13680971322.jpg

Rất dễ phân biệt gừng Trung Quốc (bên trái) với gừng ta.

- Mùi, vị: Gừng ta rất thơm có hương vị cay đậm, đặc trưng. Chỉ cần một chút gừng ta cho vào chế biến đã dậy mùi trong khi gừng Trung Quốc không thơm, cay nhẹ, phải cho rất nhiều vào món ăn mới thấy có mùi.

Theo Eva​
 

ducphu

Well-Known Member
Sáng nay Longbong rãnh dữ hen; Còn làm sao phân biệt được rau sạch, mách nước dùm AE với!
 

l0ngb0ng

Active Member
Ðề: Re: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Sáng nay Longbong rãnh dữ hen; Còn làm sao phân biệt được rau sạch, mách nước dùm AE với!

Cách nhận biết rau sạch, không hóa chất

Việc phân biệt rau an toàn bằng mắt thường rất khó. Tuy nhiên, theo bà Đỗ Thanh Minh, Phó giám đốc Trung tâm khuyến nông Hà Nội, một số dấu hiệu có thể giúp bạn tăng khả năng chọn đúng loại rau an toàn:

Dấu hiệu của rau sạch

- Vẻ bề ngoài rau sạch thường không bóng bẩy láng mướt như loại vẫn được phun thuốc kích thích. Lá và thân hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. Điều này không chỉ đúng với các loại rau muống, ngót, cải mà còn thấy cả ở cải bắp.

- Lớp vỏ ngoài có vẻ khô cứng hơn, ít độ bóng.
Củ quả sạch thường không được ngâm thuốc để bảo quản trong thời gian dài nên phần cuống vẫn còn tươi, trong khi những loại khác có thể quả vẫn đẹp nhưng phần cuống không còn hoặc quá "cũ kỹ". Những quả cà chua sạch thường không có màu đồng đều mà thường chỗ vàng chỗ đỏ do được để chín tự nhiên, những chỗ ít ánh mặt trời hơn sẽ chín chậm. Trong đống cà chua, cũng có những quả xanh hơn quả khác. Do không qua quá trình dấm nên phần cuống cà chua sạch thường vẫn cứng.

Dấu hiệu rau không sạch

Rau cải
Bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.
Rau muống
Khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen.
Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen.
Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.
Giá đỗ
Người tiêu dùng thường thích mầm giá to, trắng, giòn và ít rễ.
Để làm được giá đỗ như vậy một phần rất ít do kinh nghiệm của người làm giá nhưng chủ yếu khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loài thuốc trừ cỏ có tính hướng gốc (để diệt phần rễ cây mà phần mầm cây không bị ảnh hưởng) pha loãng, sau đó tưới lên giá đỗ và ủ lại.
Những loại giá đỗ này khi làm nộm hoặc xào tái ta thấy nước màu mờ đục từ giá đỗ chảy ra đĩa.
Rau cần
Khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến màu xanh đen... là loại rau cần phun quá nhiều thuốc trừ sâu (nhóm lân hữu cơ) và phân bón qua lá.
Rau bí
Khi nhìn thấy ngọn dài và non, khoảng cách giữa các lóng xa nhau, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen... là những loại rau bí bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly.
Mướp đắng
Khi mua, tốt nhất bạn nên tìm những quả mướp đắng nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti. Quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.
Các loại quả đậu (Đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà Lan, đậu ván...)
Khi nhìn quả bóng nhẫy, ít lông tơ là do người trồng đậu đã bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá.
Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do người trồng đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly.


Dấu hiệu nhận biết rau hữu cơ

Dấu hiệu 1: Màu xanh trung thực
Đa phần các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh hữu cơ, xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau), nó không xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (đặc biệt là sử dụng phân bón lá hóa học, lá có màu xanh đậm), màu xanh đậm như là màu xanh dư đạm, mày xanh đậm chỉ thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và gây hại sức khỏe người sử dụng (dư lượng nitrat).

Dấu hiệu 2: Lá dày, ngắn, cân đối giữa các bộ phận
Lá rau hữu cơ luôn luôn dày, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể cảm nhận được độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy giữa các bộ phận phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập.

Dấu hiệu 3: Thân giòn, trọng lượng nặng, rắn chắc
Thân rau hữu cơ thường rất giòn (nhưng không có hoặc rất ít xơ), nó không yểu xìu giống như loại rau trồng bằng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng, thân nó rắn chắc nhưng không bóng mượt (vì bóng mượt là dấu hiệu tích trữ quá nhiều nước trong cây).

Dấu hiệu 4: Lâu héo, rất dễ bảo quản
Cây rau hữu cơ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng vài ngày mà không sợ hư (hỏng), không nhất thiết phải bỏ tủ lạnh. Khi cây bị héo thì phun nước sơ sơ là có cây có thể hồi phục về trạng thái ban đầu. Không giống như “rau hóa học” phun nước vào là cây sẽ hỏng.

Dấu hiệu 5: Ăn rất giòn và ngon (giữ được hương vị tự nhiên)
Đẳng cấp được thể hiện ở chỗ ngon, giòn và thơm một cách tự nhiên mà không cần đến gia vị, ăn sống hoặc xào sơ với dầu ăn cũng rất ngon, càng ít sử dụng gia vị khi xào nấu thì ăn càng ngon.
Bên cạnh các dấu hiệu trên, một dấu hiệu trực quan nữa là rau hữu cơ thường xấu mã hơn rau thường vì phân cũng dùng phân ủ. Về hương vị thì khi các bạn ăn sẽ thấy sự khác biệt rất rõ ràng.

Theo Rautuoisach​
Sẵn sàng phục vụ theo yêu cầu luôn :))
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Bác Phú lúc này cũng lo về Thực phẩm nữa hen, sẵn hỏi luôn món nhấm với trà xanh xem có món nào "sung 3 khía" luôn anh Phú. Hehehhe:))
 

Abuabu

New Member
Re: Ðề: Re: Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Hồi chiều có vào room SG nhưng không thấy anh Phú và Thành.
Bỏ đánh cờ lâu quá rồi. Chắc phải luyện lại thôi.
anh Quang cũng đánh cờ trên đây à ? hôm nào gặp cho em xin thọ giáo nhé , minhbaxi nhé anh
 

Abuabu

New Member
Re: Ðề: Re: Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

làm ván cờ Bác Tân, sài gòn bàn 23

Mình đang cài Java để vào cổ vũ. Room gì vậy dangtu?

Sài gòn full rồi, đang ở new york nè :D
Con chuột hư rồi không chơi được

Nick của Thành là gì vậy?

nick: Dangtu đó bác Tân

Vào kg được .
View attachment 105929 View attachment 105931


Tập tành cho vui mà Anh .:)):)):))
tinh thần cờ tướng của HDSG đang lên cao vùn vụt nhỉ
 

Abuabu

New Member
Re: Ðề: Re: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Hôm nay có ghé cầu Thị Nại chơi không anh? Có nhiều quán đồ biển lém. :))

Lên cầu xem người ta câu cá Mú hay cá đỏ bự lắm. 8->
hôm qua có chạy qua nhơn hội ngó cái rồi ,đuối quá nằm chém thôi ko muốn đi đâu hết A Lị à :(:)(:)(:)(:)((
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên